Bệnh rối loạn cảm xúc lưỡng cực liệu có chữa được không?

Bệnh rối loạn cảm xúc lưỡng cực liệu có chữa được không?

Bệnh rối loạn cảm xúc lưỡng cực  một tình trạng mạn tính ảnh hưởng đến tâm trí và cảm xúc của con người. Nếu không chữa trị, bệnh có thể sẽ gây khó khăn cho bạn trong việc giữ một công việc hay duy trì các mối quan hệ với bạn bè hay những người thân yêu. Vậy bệnh rối loạn cảm xúc lưỡng cực có chữa được không? Để biết được câu trả lời mời bạn theo dõi bài viết.

===

Bác sĩ tham vấn thông tin và hỗ trợ khám bệnh:

✍ Sài Gòn: Các bác sĩ Bv Tâm Thần HCM, Đại Học Y Dược, Đại học Phạm Ngọc Thạch

✍ Hà Nội: Viện Tâm Thần Bạch Mai- Đại Học Quốc Gia (khoa Y) - Đại Học Y Hà Nội.

✍ Đà Nẵng: Bệnh viện tâm thần Đà Nẵng.

☎ Gọi điện tư vấn miễn phí và hẹn khám Bác sĩ: 19001246

⌨ CHAT FACEBOOK

Tư vấn qua CHAT ZALO

===

Các dấu hiệu, triệu chứng thường gặp của bệnh rối loạn cảm xúc lưỡng cực

Như đã trình bày trong bài "Triệu chứng của bệnh rối loạn lưỡng cực" Người bị rối loạn lưỡng cực thường có thay đổi biểu hiện cảm xúc từ tâm trạng rất vui (hưng cảm) sang rất buồn (trầm cảm) và ngược lại.

Hưng cảm khiến bạn có thể làm tất cả mọi việc (kể cả những việc nguy hiểm và bất hợp pháp), bạn sẽ không cảm thấy mệt mỏi, buồn ngủ và luôn ăn mặc rực rỡ, xài tiền phung phí, quan hệ tình dục không an toàn, có các biểu hiện của hoang tưởng và ảo giác.

Một dạng khác của hưng cảm có triệu chứng nhẹ hơn gọi hưng cảm cường độ nhẹ. Trạng thái này giúp người bệnh hoàn toàn tự tin vào bản thân, khả năng tập trung tốt hơn khi làm việc, cảm thấy sáng tạo hơn, giải quyết các vấn đề dễ dàng hơn, luôn làm chủ được mọi thứ.

Cuối cùng là trạng thái trầm cảm. Nếu bị trầm cảm, bạn sẽ luôn nằm trên chiếc giường của mình cho hết ngày, ngủ nhiều hơn bình thường, cảm thấy lúc nào cũng mệt mỏi, dễ khóc không kiểm soát, không hứng thú với những việc từng thích, không chú ý đến công việc hàng ngày, cảm thấy vô vọng, bất lực, vô dụng trong thời gian dài, khó đưa ra quyết định, luôn nghĩ đến việc chết.

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

Bệnh rối loạn cảm xúc lưỡng cực liệu có chữa được không?

Nghiên cứu cho thấy bệnh lưỡng cực không thể chữa khỏi được, nhưng chúng ta có thể làm giảm triệu chứng bằng các loại thuốc hướng tâm thần và liệu pháp tâm thần, nếu điều trị càng sớm thì có thể làm giảm các ảnh hưởng của bệnh về lâu dài. Nguyên nhân không thể chữa khỏi được là do có rất nhiều yếu tố phức tạp gây ra bệnh, trong đó bao gồm rối loạn về gen. Tuy nhiên môi trường xung quanh (như cuộc sống áp lực, mất người thân, mất việc, sinh con, chuyển chỗ ở) cũng có thể làm khởi phát các triệu chứng. Tóm lại, rối loạn lưỡng cực là một bí ẩn mà các nhà khoa học chưa thể hiểu hết được.

Tuy nhiên nếu điều trị đúng theo phác đồ, bệnh sẽ thuyên giảm và có thể hết triệu chứng sau vài năm. Nhiều nghiên cứu cho thấy việc sử dụng phối hợp nhiều phác đồ khác nhau có thể giúp đạt hiệu quả cao. Đôi khi bạn cần thay đổi các loại thuốc hoặc thay đổi liều lượng một thời gian cho đến khi tìm thấy phác đồ phù hợp với bạn nhất. Tuy nhiên điều này sẽ mất thời gian do phải thử đi thử lại nhiều lần. 

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

Để kiểm soát bệnh tốt hơn, bạn nên thực hiện 10 điều sau:

Rối loạn lưỡng cực có thể điều trị bằng thuốc, các liệu pháp và thay đổi lối sống nhưng phải được duy trì trong thời gian dài. Điều này có thể khó khăn đối với một số người. Theo Tiến sĩ Carrie Bearden, một giáo sư trong ngành tâm thần học cho rằng: “Tần suất phát bệnh sẽ tăng dần và sẽ nguy hiểm hơn nếu không điều trị”. Sau đây là 10 điều giúp bạn có thể kiểm soát tốt triệu chứng của bệnh:

1. Không ngưng thuốc

Lithium là thuốc thường được sử dụng trong phác đồ điều trị căn bệnh này, tuy nhiên người bệnh cần phải được theo dõi liên tục bằng các xét nghiệm máu để đảm bảo liều lượng phù hợp vì nếu dùng liều quá cao có thể gây ngộ độc. Khi ngừng thuốc Lithium hoặc các thuốc khác do các nguyên nhân như tác dụng phụ đều có thể làm bệnh tái phát trở lại. Các tác dụng phụ chỉ xuất hiện tạm thời trong vòng một đến hai tuần, vì vậy bạn nên cố gắng vượt qua.

2. Ngủ đủ giấc

Nhiều người bị rối loạn lưỡng cực có vấn đề về giấc ngủ. Khoảng 25% bệnh nhân ngủ quá nhiều vào buổi tối hoặc buổi trưa, và khoảng 1/3 người bị mất ngủ kể cả khi họ không có triệu chứng. Mất ngủ có thể gây ra các cơn hưng cảm hoặc trầm cảm.

Hãy cài báo thức và thức dậy đúng giờ mỗi ngày. Kể cả nếu bạn không phải dậy để đi làm, bạn có thể xếp lịch cho việc tập thể dục buổi sáng, chạy bộ vào những ngày nghỉ. Điều đó rất tốt cho sức khỏe của bạn.

3. Sử dụng các liệu pháp phối hợp

Rất nhiều bệnh nhân cho rằng nếu tâm trạng ổn định thì chỉ cần đến gặp các bác sĩ tâm thần để tham gia trị liệu pháp mỗi 2 tháng một lần nhưng bạn nên đến thường xuyên hơn, đặc biệt là tham gia liệu pháp nhận thức – hành vi vì nó có thể giúp bạn lên kế hoạch tốt hơn, hiểu và phân tích các suy nghĩ cũng như các sự kiện khác. Ngoài ra, các liệu pháp còn giúp ích rất nhiều trong việc duy trì tình bạn, các mối quan hệ và tương tác với những người thân trong gia đình.

4. Kết nối với những người khác 

Hãy cố gắng cân bằng những việc trong cuộc sống. Những yếu tố kích thích quá mức có thể gây ra căng thẳng và dẫn đến nhiều vấn đề rắc rối khác, nên bạn hãy cố gắng tránh xa.

Hãy nhắm đến những thứ khiến bạn cảm thấy thoải mái: như sở thích, thể thao, tham gia tình nguyện... Tập trung vào một việc gì đó và quên đi bản thân cũng là một liệu pháp tốt.

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

5. Hiểu về tác dụng phụ

Tùy vào mỗi loại, thuốc có nhiều tác dụng phụ như viêm tụy, suy thận, các hội chứng chuyển hóa (như tăng cân, tăng cholesrol, đề kháng insulin).

Cách tốt nhất để chống lại tác dụng phụ là hiểu về các loại thuốc bạn uống và cẩn thận các vấn đề có thể xảy ra.

Một số thuốc không thể dùng chung với một số loại thực phẩm, thuốc khác hay các thức uống có cồn. Hãy hỏi bác sĩ của bạn thật kĩ càng về các tác dụng phụ về thuốc bạn đang uống.

6. Cảnh giác với các yếu tố kích thích gây bệnh

Căng thẳng, tách biệt với xã hội, thiếu ngủ, thay đổi các thói quen hàng ngày có thể gây ra các cơn hưng cảm hoặc trầm cảm. Hãy cẩn thận khi có sự kiện thay đổi cuộc đời bạn như tìm việc làm mới, bắt đầu học đại học, li dị…

7. Tìm sự hỗ trợ

Hãy cho gia đình và bạn bè biết bạn đang trải qua những gì. Họ có thể sẽ hiểu được tình trạng của bạn và giúp bạn vượt qua nó hay có thể giúp bạn nhận ra trước khi bạn vào cơn hưng cảm hoặc trầm cảm. Mặt khác, căng thẳng gia đình là một trong những yếu tố lớn nhất khiến bệnh tái phát. Vì vậy, nếu gia đình biết được tình trạng của bạn, họ sẽ giúp bạn phần nào tránh được những căng thẳng đó.

8. Không từ bỏ 

Bác sĩ thường sẽ thử nhiều phác đồ điều trị khác nhau để tìm ra phác đồ phù hợp với bạn nhất. Nếu bạn không chịu được các tác dụng phụ hoặc thuốc không có tác dụng thì hãy thảo luận với bác sĩ của bạn để thay đổi.

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

9. Không sử dụng thức uống có cồn

Khoảng 50% người bị rối loạn lưỡng cực có liên quan với việc lạm dụng các chất có cồn. Mặc dù bạn cảm thấy bia rượu sẽ giúp bạn vượt qua cơn trầm cảm, nhưng nó lại gây ra rối loạn giấc ngủ và thay đổi cảm xúc. Những bệnh nhân có lạm dụng thuốc phiện và bia rượu có nhận thức kém hơn và khả năng hồi phục hoàn toàn các triệu chứng cũng thấp hơn nhiều so với những người không dùng.

10. Đừng để bị tăng cân

Có nhiều thuốc điều trị bệnh bao gồm Lithium và thuốc tâm thần có thể gây ra hội chứng chuyển hóa hoặc tăng cân ở một số bệnh nhân. Hãy luôn theo dõi chỉ số cân nặng và báo ngay với bác sĩ nếu có vấn đề gì khi sử dụng thuốc mới. Sự tác động xảy ra tùy vào mỗi người, một số người có thể bị nhưng một số người lại không. Ăn uống hợp lý và tập thể dục đều đặn có thể giúp bạn kiểm soát cân nặng.

Để điều trị bệnh rối loạn cảm xúc lưỡng cực, bạn có thể liên hệ đặt khám với các bác sĩ của Hello Doctor theo số điện thoại 1900 1246.



Bác sĩ khám, điều trị

Lê Thành Nhân

Thạc sĩ - Bác sĩ Lê Thành Nhân

Khoa: Tâm thần, Nội thần kinh

Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy

Kinh nghiệm: 7 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Nguyễn Thi Phú

Thạc sĩ - Bác sĩ Nguyễn Thi Phú

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Đại Học Y Dược

Kinh nghiệm: 21 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Nguyễn Trọng Tuân

Bác sĩ Nguyễn Trọng Tuân

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần TP Hồ Chí Minh

Kinh nghiệm: 23 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Lê Duy

Bác sĩ Lê Duy

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Trung tâm Pháp Y Tâm thần Khu vực TP. Hồ Chí Minh

Kinh nghiệm: 15 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Vũ Ngọc Anh Thư

Bác sĩ Vũ Ngọc Anh Thư

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Hello Doctor

Kinh nghiệm: 11 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Vũ Thị Lan

Bác sĩ Chuyên khoa II Vũ Thị Lan

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện tuyến Trung Ương

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Phạm Công Huân

Bác sĩ Chuyên khoa II Phạm Công Huân

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện tuyến Trung Ương

Kinh nghiệm: 12 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Nguyễn Viết Chung

Thạc sĩ Nguyễn Viết Chung

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Khoa Y Dược - Đại học Quốc Gia Hà Nội.

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Phan Đình Huệ

Bác sĩ Phan Đình Huệ

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần thành phố Đà Nẵng

Kinh nghiệm: 19 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Phạm Thị Hoài Mai

Bác sĩ Phạm Thị Hoài Mai

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần Đà Nẵng

Kinh nghiệm: 4 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Nguyễn Thúy Anh

Bác sĩ Nguyễn Thúy Anh

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần Hà Nội

Kinh nghiệm: 16 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Lê Thị Phương Thảo

Thạc sĩ - Bác sĩ nội trú Lê Thị Phương Thảo

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện tuyến Trung Ương

Kinh nghiệm: 11 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Lê Thị Mỹ Giang

Thạc sĩ Tâm Lý Gia Lê Thị Mỹ Giang

Khoa: Tâm lý, Tâm thần

Nơi làm việc: Hello Doctor

Kinh nghiệm: 10 năm

Vị trí: Chuyên gia

Thông tin thêm về Rối loạn cảm xúc lưỡng cực

Các dấu hiệu giúp nhận biết nhanh bệnh rối loạn lưỡng cực
Các chuyên gia Hello Doctor sẽ cho bạn biết rõ bản chất của bệnh rối loạn lưỡng cực, các dấu hiệu và triệu chứng nhận biết nhanh bệnh để sớm có biện...
Các dạng rối loạn cảm xúc lưỡng cực
Rối loạn lưỡng cực là bệnh lý thuộc chuyên khoa tâm thần, thường kéo dài và khó điều trị dứt điểm hoàn toàn. Các cơn mất...
Các phương pháp chẩn đoán bệnh rối loạn cảm xúc lưỡng cực
Rối loạn cảm xúc lưỡng cực là một bệnh tâm thần ảnh hưởng đến cảm xúc của bạn, khiến cảm xúc thay đổi một cách đột ngột từ trầm cảm thành hưng cảm...
Các phương pháp điều trị bệnh rối loạn cảm xúc lưỡng cực
Đối với bệnh rối loạn cảm xúc lưỡng cực, bác sĩ thường sử dụng hai phương pháp điều trị chính là sử dụng thuốc và liệu pháp tâm lý....
Các triệu chứng của bệnh rối loạn lưỡng cực ở giai đoạn trầm cảm
Rối loạn lưỡng cực là một tình trạng bệnh thuộc về tâm lí gây ra những rối loạn về tâm trạng bao gồm trầm cảm và hưng cảm. Khi ở trong giai đoạn bị...

Đánh giá bài viết Gửi đánh giá

    Bình luận, đặt câu hỏi

    Các thông tin cá nhân của bạn sẽ không bị công khai

    Nội dung