Các dạng rối loạn cảm xúc lưỡng cực
Rối loạn lưỡng cực là bệnh lý thuộc chuyên khoa tâm thần, thường kéo dài và khó điều trị dứt điểm hoàn toàn. Các cơn mất trí nhớ và các đợt trầm cảm dễ dàng xuất hiện thường xuyên nếu bạn không được điều trị. Tuy nhiên, dù có điều trị, nhiều người đôi khi vẫn tiếp tục xuất hiện triệu chứng.
===
Bác sĩ tham vấn thông tin và hỗ trợ khám bệnh:
✍ Sài Gòn: Các bác sĩ Bv Tâm Thần HCM, Đại Học Y Dược, Đại học Phạm Ngọc Thạch
✍ Hà Nội: Viện Tâm Thần Bạch Mai- Đại Học Quốc Gia (khoa Y) - Đại Học Y Hà Nội.
✍ Đà Nẵng: Bệnh viện tâm thần Đà Nẵng.
☎ Gọi điện tư vấn miễn phí và hẹn khám Bác sĩ: 19001246
===
Có bốn loại rối loạn lưỡng cực phổ biến. Mặc dù mỗi loại có thể có một số triệu chứng khác nhau, nhưng tất cả đều có những thay đổi về tâm trạng, năng lượng, suy nghĩ, sự tập trung và hành vi. Những thay đổi này bao gồm các giai đoạn hưng cảm, là những giai đoạn cảm giác hưng phấn vui vẻ bất thường, và những giai đoạn trầm cảm, là những giai đoạn cảm thấy vô vọng và buồn bã.
Rối loạn lưỡng cực I
Đây là loại rối loạn lưỡng cực được chẩn đoán khi các cơn hưng cảm kéo dài ít nhất bảy ngày. Trong đó, người bệnhcó kèm theo các triệu chứng tâm thần nghiêm trọng khiến người bệnh phải nhập viện ngay lập tức để ngăn ngừa tổn thương cho chính mình hoặc người khác. Các đợt trầm cảm, thường kéo dài ít nhất hai tuần, cũng thường xảy ra. Người mắc dạng Rối loạn lưỡng cực này có thể có các giai đoạn hưng cảm với một số triệu chứng trầm cảm hoặc các cơn trầm cảm với một số triệu chứng hưng cảm.
_____________________________
☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246
☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor
☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
_____________________________
Rối loạn lưỡng cực II
Đây là loại rối loạn được chẩn đoán cũng tương tự các triệu chứng và các cơn hưng trầm cảm như dạng I. Tuy nhiên, ở dạng này các cơn hưng cảm có thời gian ngắn hơn hoặc không biểu hiện rõ ràng lắm. Đôi khi các cơn hưng cảm ở dạng này cũng xuất hiện nhưng ít nghiêm trọng, dễ khiến người bệnh và bác sĩ phớt lờ chúng. Do đó, một số người bệnh mắc dạng này thường dễ bị chẩn đoán lầm thành Trầm cảm.
Rối loạn khí sắc (Cyclothymia)
Cyclothymia là một dạng rối loạn lưỡng cực nhẹ hơn nên đôi khi được gọi riêng là rối loạn khí sắc. Cả hai dạng, Rối loạn khí sắc và rối loạn lưỡng cực đều được đặc trưng bởi sự thay đổi tâm trạng, từ mức cao của hưng cảm đến mức thấp của trầm cảm, chỉ trong thời gian ngắn. Sự khác biệt của 2 dạng này nằm ở cường độ: Những người bị rối loạn lưỡng cực sẽ trải qua bệnh lý hưng cảm và trầm cảm nặng chiếm trội, trong khi những người bị Rối loạn khí sắc có trầm cảm nhẹ và các triệu chứng hưng cảm nhẹ. (2)
Với các bệnh nhân mắc Rối loạn khí sắc , bác sĩ tâm thần Kathleen Franco, MD, thuộc trường Y khoa Cleveland Clinic Lerner ở Cleveland cho rằng: "Cảm xúc của bạn như đang trải qua một chuỗi ngày tốt lành và một chuỗi ngày tồi tệ.Tuy nhiên, việc thay đổi cảm xúc sẽ xảy ra liên tục, người bệnh rất ít khi có cảm xúc bình thường trung lập. ”
_____________________________
☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246
☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor
☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
_____________________________
Ngoài ra, một số dạng đặc biệt khác của Rối loạn cảm xúc lưỡng cực là:
"Các triệu chứng hỗn hợp"là các triệu chứng đối lập với các cơn hưng trầm cảm người bệnh đang trải qua. Vi dụ: người bệnh có thể cảm thấy tràn đầy năng lượng cao, mất ngủ và suy nghĩ đua xe, đồng thời, người đó có thể cảm thấy vô vọng, tuyệt vọng, cáu kỉnh và tự tử.
Rapid Cyclinglà thuật ngữ mô tả khi người bệnh có từ bốn cơn trở lên trong vòng 12 tháng. Các cơn phải cách nhau đủ tiêu chuẩn để được tính là một cơn.
Thời gian thay đổi cảm xúc cũng tùy thuộc từng người. Một số người mô tả rằng họ có sự thay đổi cảm xúc từ hưng sang trầm cảm hoặc ngược lại trong một tuần. Ngược lại, một số có vài cơn trong vòng một ngày.
Các đợt Rapic cycling có thể xảy ra bất cứ lúc nào, bất kỳ người nào.
Tuy nhiên, các nghiên cứu cho thấy, những cá nhân sau có nguy cơ mắc Rối loạn lưỡng cực hoặc cơn hưng trầm cảm tái phát trầm trọng hơn:
Đang mắc các bệnh tật cấp tính, mạn tính
Phụ nữ có tỉ lệ mắc cao hơn nam giới
Các bệnh nhân từng mắc các bệnh lý tâm thần: Rối loạn phân ly, Ám ảnh cưỡng chế, Trầm cảm
_____________________________
☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246
☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor
☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
_____________________________
Cách hạn chế Rối loạn lưỡng cực xuất hiện:
Hạn chế môi trường làm việc áp lực
Tập luyện các môn thể thao có tác động tích cực đến Sức khỏe tâm thần như: Yoga, thiền..
Khi các triệu chứng nặng hơn, hoặc xuất hiện hơn 4 cơn/ 1 năm bạn nên tìm đến sự trở giúp của y tế.
Bỏ thuốc lá, tránh sử dụng các chất kích thích khi đang có thay đổi tâm trạng (mood swing)
Tóm lại, nếu người nhà hay bản thân bạn mắc Rối loạn lưỡng cực, đừng quá bi quan hay lo lắng. Như vậy, bạn chỉ góp phần làm nặng nề hơn tình trạng của mình. Hãy tâm sự với người bạn hoặc nhờ đến sự giúp đỡ của các chuyên gia y tế. Tuy bệnh này không thể hoàn toàn khỏi hẳn, nhưng nếu được điều trị đúng, người bệnh cũng sẽ không bị các cơn Rối loạn cảm xúc lưỡng cực gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.
Đối với các trường hợp đã được điều trị và không còn xuất hiện các cơn “mood swing”, bạn cũng nên thận trọng, tránh môi trường áp lực, độc hại sức khỏe tâm thần. Vì nếu bạn lơ là trong việc duy trì cân bằng cho sức khỏe tinh thần- thể chất của mình thì việc Rối loạn lưỡng cực tái phát lại là hoàn toàn hiển nhiên.
Bác sĩ khám, điều trị
Thạc sĩ - Bác sĩ Lê Thành Nhân
Khoa: Tâm thần, Nội thần kinh
Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy
Kinh nghiệm: 7 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Thạc sĩ - Bác sĩ Nguyễn Thi Phú
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện Đại Học Y Dược
Kinh nghiệm: 21 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần TP Hồ Chí Minh
Kinh nghiệm: 23 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Trung tâm Pháp Y Tâm thần Khu vực TP. Hồ Chí Minh
Kinh nghiệm: 15 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Bác sĩ Chuyên khoa II Vũ Thị Lan
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện tuyến Trung Ương
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Bác sĩ Chuyên khoa II Phạm Công Huân
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện tuyến Trung Ương
Kinh nghiệm: 12 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần thành phố Đà Nẵng
Kinh nghiệm: 19 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Thạc sĩ - Bác sĩ nội trú Lê Thị Phương Thảo
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện tuyến Trung Ương
Kinh nghiệm: 11 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Bình luận, đặt câu hỏi