Các triệu chứng của bệnh rối loạn lưỡng cực ở giai đoạn trầm cảm
Rối loạn lưỡng cực là một tình trạng bệnh thuộc về tâm lí gây ra những rối loạn về tâm trạng bao gồm trầm cảm và hưng cảm. Khi ở trong giai đoạn bị trầm cảm, bệnh nhân thường có các triệu như chán nản và tuyệt vọng, mất hứng thú với mọi hoạt động.
===
Bác sĩ tham vấn thông tin và hỗ trợ khám bệnh:
✍ Sài Gòn: Các bác sĩ Bv Tâm Thần HCM, Đại Học Y Dược, Đại học Phạm Ngọc Thạch
✍ Hà Nội: Viện Tâm Thần Bạch Mai- Đại Học Quốc Gia (khoa Y) - Đại Học Y Hà Nội.
✍ Đà Nẵng: Bệnh viện tâm thần Đà Nẵng.
☎ Gọi điện tư vấn miễn phí và hẹn khám Bác sĩ: 19001246
===
Để biết rõ hơn về bệnh rối loạn lưỡng cực, bạn có thể xem thêm thông tin tại bài Rối loạn lưỡng cực là gì. Còn trong bài viết này, chúng tôi chỉ tập trung tìm hiểu về bệnh rối loạn lưỡng cực giai đoạn trầm cảm và cách nhận biết.
Để chuẩn đoán được rối loạn lưỡng cực giai đoạn trầm cảm, bệnh nhân phải từng trải qua một thời gian bị trầm cảm lớn hoặc một thời điểm trầm cảm nào đó trước khi chuẩn đoán. Cũng cần phải có tiền sử của rối loạn lưỡng cực giai đoạn hưng cảm. Cẩm nang chẩn đoán và thống kê về các chứng rối loạn lưỡng cực (DSM-IV-TR) liệt kệ danh sách các triệu chứng cụ thể về rối loạn lưỡng cực và quy luật về các quy tắc của triệu chứng.
1. Các triệu chứng của rối loạn lưỡng cực giai đoạn trầm cảm
Thứ nhất, các triệu chứng thường liên tục trong ít nhất 2 tuần ( hoặc có thể nhiều hơn nữa). Thứ hai, phải có ít nhất một trong các triệu chứng được liệt kê:
Triệu chứng chính:
- Tâm trạng luôn chán nản trong cả ngày và hầu như ngày nào cũng vậy, trong suốt khoảng tối thiểu 2 tuần. Bệnh nhân cảm thấy buồn bã, cô đơn, tuyệt vọng và tự kỉ hoặc họ có thể khóc mà không rõ lí do, những điều này được người nhà bệnh nhân mô tả lại. Mặc dù khó chịu được liệt kê trong triệu chứng của giai đoạn trầm cảm nhưng khó chịu chỉ thấy ở trẻ em không gặp ở người lớn. Điều này vẫn đúng nếu người lớn dễ cáu giận, xúc động.
- Không quan tâm đến hầu hết các hoạt động sinh hoạt bình thường hằng ngày. Ví dụ, một người thích đi dạo sẽ bắt đầu ở nhà, một người yêu thích các chương trình truyền hình sẽ trở nên chán nản,không thích thú chương trình đó nữa thậm trí họ không bật cả TV; có người lại thích nấu ăn sẽ bỏ không nấu ăn nữa, không cho ai làm phiền mình thậm chí bỏ ăn.
Lưu ý: Một trong hai triệu chứng được kể trên chỉ là cơ sở để chuẩn đoán những chứng rối loạn lưỡng cực giai đoạn trầm cảm nặng. Ngoài ra cũng cần chú ý những triệu chứng phụ.
Triệu chứng phụ:
- Tăng hoặc giảm sự thèm ăn trong ngày, hoặc tăng/ giảm cân nặng đáng kể trong một tháng (trên 5% trong tổng trọng lượng cơ thể).
- Thường xuyên bị mất ngủ thậm chí là mất ngủ mỗi đêm (khó ngủ hoặc ngủ quá nhiều.
- Lo lắng bất thường, buồn chồn, do dự hoăc bối rối trong việc giao tiếp hằng ngày.
- Mệt mỏi hoặc không có năng lượng trong suốt một ngày. Điều này biểu hiện nhu sự quá mệt mỏi bởi các công việc bình thường hằng ngày như công việc nhà, hoặc không có sức để đi làm. Triệu chứng khá nghiệm trọng ảnh hưởng đến đời sống hàng ngày của người bệnh.
- Bệnh nhân cảm thấy mình vô dụng hoặc cảm thấy bản thân có tội quá mức mặc dù thực tế họ không làm điều gì xấu đến bất kì người nào cả. Triệu chứng thường kéo dài hầu như mỗi ngày trong khoảng thời gian 2 tuần.
- Khó tập trung hoặc khó ra quyết định trong cuộc sống hằng ngày. Ví dụ, người nhân viên không thể tự lập nên một kế hoạch cho công việc của mình, hoặc không thể tập trung hoàn thành tốt công việc của mình.
- Bệnh nhân thường có những suy nghĩ về cái chết hoặc làm sao để tự tử: họ tưởng tưởng tượng về cái chết, và nỗ lực tự vẫn hoặc lập nên kế hoạch tự vẫn.
_____________________________
☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246
☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor
☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
_____________________________
>>>Click vào ảnh để bệnh trầm cảm được nhận biết và điều trị như thế nào
2. Các yếu tố để loại trừ chứng rối loạn lưỡng cực giai đoạn trầm cảm
Một bệnh nhân trải qua các triệu chứng kể trên trong nhiều năm, nhưng nếu có những yếu tố sau đây thì chưa thể kết luận họ mắc chứng rối loạn lưỡng cực giai đoạn trầm cảm. Các yếu tố này sẽ gợi ý đến một triệu chứng khác.
- Các triệu chứng không phải do một loại thuốc gây ra
- Triệu chứng không bị gây ra bởi một tình trạng bệnh lí như rối loạn tuyến giáp, thiếu vitamin
- Các triệu chứng của rối loạn tâm thần có thể xảy ra trong giai đoạn trầm cảm
- Nếu triệu chứng của trầm cảm xuất hiện trong thời gian trong hai năm, nhưng chúng không đáp ứng đủ các tiêu chuẩn trên đối với một giai đoạn trầm cảm, bệnh nhân có thể được chẩn đoán bị loạn dưỡng.
- Người thân của bệnh nhân gặp sự cố như mất tích hoặc mất
- Các triệu chứng có thể dẫn đến chẩn đoán một giai đoạn hỗn hợp, xác định là chỉ xảy ra ở rối loạn lưỡng cực I và chứa cả triệu chứng hưng cảm và trầm cảm.
Tuy nhiên, để chắc chắn rắng bạn có đang mắc bệnh rối loạn lưỡng cực hay trầm cảm không thì bạn cần đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và có kết luận chính xác. Bạn không nên chủ quan với bệnh rối loạn cảm xúc lưỡng cực vì nó có thể gây ra rất nhiều hậu quả xấu cho bạn. Để điều trị bệnh rối loạn lưỡng cực, bạn có thể liên hệ đặt khám với các bác sĩ của Hello Doctor theo số điện thoại 1900 1246.
Bác sĩ khám, điều trị
Thạc sĩ - Bác sĩ Lê Thành Nhân
Khoa: Tâm thần, Nội thần kinh
Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy
Kinh nghiệm: 7 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Thạc sĩ - Bác sĩ Nguyễn Thi Phú
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện Đại Học Y Dược
Kinh nghiệm: 21 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần TP Hồ Chí Minh
Kinh nghiệm: 23 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Trung tâm Pháp Y Tâm thần Khu vực TP. Hồ Chí Minh
Kinh nghiệm: 15 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Bác sĩ Chuyên khoa II Vũ Thị Lan
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện tuyến Trung Ương
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Bác sĩ Chuyên khoa II Phạm Công Huân
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện tuyến Trung Ương
Kinh nghiệm: 12 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần thành phố Đà Nẵng
Kinh nghiệm: 19 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Thạc sĩ - Bác sĩ nội trú Lê Thị Phương Thảo
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện tuyến Trung Ương
Kinh nghiệm: 11 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Bình luận, đặt câu hỏi