Bệnh động kinh có di truyền không?
1. Di truyền và ảnh hưởng đến bệnh động kinh
2. Nguy cơ khi có người nhà mắc bệnh động kinh
3. Động kinh có nên có con hay không ?
4. Phòng ngừa động kinh cho trẻ từ giai đoạn sớm nhất
===
Tham vấn thông tin, tư vấn và hẹn khám bệnh:
===
1. Di truyền và ảnh hưởng đến bệnh động kinh
Bệnh động kinh với khả năng gây ảnh hưởng đến 1% dân số đã đưa nó trở thanh một trong những bệnh thần kinh phổ biến nhất. Bệnh động kinh có thể xuất hiện ở bất cứ thời điểm nào trong đời- từ khi nhỏ đến lúc già. Trong khoảng 30% trường hợp gây ra động kinh do các nguyên nhân như chấn thương, khối u, đột quỵ, hoặc nhiễm trùng. 70% còn lại chưa tìm ra nguyên nhân chính xác tuy nhiên các bằng chứng cho thấy rằng khuynh hướng di truyền có ảnh hưởng rất nhiều đến việc phát triển bệnh.
Có rất nhiều dạng động kinh, nhưng đến nay có ít nhất 12 sạng đã được chứng minh có cơ sở di truyền. Ví dụ, các nhà khoa học đã chứng minh được bệnh động kinh thể Lafora có liên quan đến một đột biến gen lặn trên NST 6. Gen này tạo ra một phosphastase gọi là laforin. Rối loạn việc chế tiết men này có thể gây bệnh Lafora .inh những người có
Không phải toàn bộ người bị chấn thương nặng vùng đầu đều có khả năng bị động kinh. Những người phát triển thanh động kinh có thể đã có tiền sử co giật trong gia đình họ. Khoa học đã tìm hiệu và chứng minh rằng những người có tiền sử gia đình có khả năng bị động kinh cao hơn so với những người khác. Bệnh động kinh toàn bộ có khả năng liên quan đến yếu tố di truyền nhiều hơn bệnh động kinh cục bộ hay động kinh khu trú.
2. Nguy cơ khi có người nhà mắc bệnh động kinh
Nhà có anh chị em mắc bệnh động kinh thì có nhiều khả năng bị động kinh hơn không
Nguy cơ của họ cao hơn so với người xung quanh một chút, vì nguy cơ có thể di truyền trong gia đình. Bệnh động kinh nhiều khả năng có thể xảy ra ở những người có anh chị em mắc chứng động kinh tự phát. Tuy nhiên hãy nhớ rằng, bệnh động kinh không phải là bệnh lây nhiễm, nên họ không thể dùng cách như đối với những bệnh lây nhiễm để giải quyết.
Tôi bị động kinh thì con tôi có khả năng bị bệnh không ?
Nếu chỉ cha bị động kinh thì nguy cơ bị động kinh của con là khoảng 2%-3%. Nếu chỉ mẹ bị động kinh, nguy cơ bị bệnh động kinh của con là gần 5%. Nếu cả cha và mẹ bị động kinh thì nguy cơ cao hơn một ít, hơn 5%.
_____________________________
☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246
☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor
☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
_____________________________
3. Động kinh có nên có con hay không ?
Khi bị động kinh, mình thường lo ngại con sẽ bị chứng động kinh. Tuy nhiên, tỷ lệ con bị di truyền là không cao. Đối với một số loại động kinh tỷ lệ cao hơn nhưng đó không phải là lý do để chúng ta không có con. Điều quan trọng mà chúng ta cần là hiểu rõ các nguy cơ của bản than và trang bị những kĩ năng chăm sóc cho con tốt nhất.
4. Phòng ngừa động kinh cho trẻ từ giai đoạn sớm nhất
Ngày nay, các xét nghiệm di truyền ngày càng phát triển có thể giúp bạn phát hiện các yếu tố nguy cơ của động kinh. Vì vậy, nếu mắc bệnh này hãy tìm đến dịch vụ y tế để trao đổi với bác sĩ chuyên khoa khi có ý định mang thai và lên kế hoạch theo dõi trong suốt thai kỳ để sinh con khỏe mạnh.
Ngoài yêu tố di truyền, yếu tố môi trường cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc khởi phát cơn động kinh. Có thể giảm tối đa nguy cơ khởi phát bằng cách:
Tạo lối sống lành mạnh trong chế độ học tập làm việc, chế độ dinh dưỡng,…
Nếu con từng có lần sốt cao co giật, nên hạ sốt sớm bằng cách chườm ấm hoặc dùng thuốc
Tiêm phòng vắc xin ngăn ngừa viêm não và các bệnh lý khác
Giáo dục để con tránh các chất kích thích và gây nghiện
Đưa con đến cơ quan y tế kiểm tra khi nghi ngờ có các triệu chứng thần kinh
Để điều trị bệnh động kinh, bạn cần khám và làm theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa nội thần kinh. Bạn có thể liên hệ trực tiếp để gặp bác sĩ với nhiều năm kinh nghiệm theo số điện thoại 1900 1246 để được hỗ trợ tốt nhất.
Bác sĩ khám, điều trị
Thạc sĩ-Bác sĩ Nguyễn Tường Vũ
Khoa: Nội thần kinh, Ngoại thần kinh
Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy
Kinh nghiệm: 28 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Thạc sĩ - Bác sĩ Lê Thành Nhân
Khoa: Tâm thần, Nội thần kinh
Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy
Kinh nghiệm: 7 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Khoa: Cơ xương khớp, Nội thần kinh, Ngoại thần kinh
Nơi làm việc: Phòng Quân y – Bộ Tư lệnh Pháo binh
Kinh nghiệm: 22 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa cấp 2
Bình luận, đặt câu hỏi