Động kinh ở người lớn

Động kinh ở người lớn

Động kinh không phải là một bệnh với vài triệu chứng đơn thuần nhưng là một bệnh gây nên rất nhiều nhóm triệu chứng khác nhau, nguyên nhân là do các rối loạn xung điện trong não bộ gọi là các cơn co giật. Khi cơn co giật xảy ra, hoạt động điện bình thường trong não bị rối loạn và có thể gây nên bất kì triệu chứng nào, từ dị cảm và hành vi bất thường đến co giật toàn thân, co giật cơ, và mất ý thức. Khoảng 10% dân số sẽ có cơn co giật đầu tiên trong cuộc đời, thường xảy ra sau một tai nạn hoặc các chấn thương khác. Tuy nhiên, khi các cơ co giật hay tái diễn, người đó có thể đã mắc phải bệnh động kinh.

1. Triệu chứng động kinh ở người lớn

2. Chẩn đoán động kinh

3. Các phương pháp điều trị

===

Tham vấn thông tin, tư vấn và hẹn khám bệnh:

Bác sĩ Nguyễn Tường Vũ

Bác sĩ Lê Thành Nhân

===

Nguyên nhân thường gặp nhất gây co giật mới xuất hiện ở người lớn là các thay đổi về cấu trúc của não (ví dụ do nhồi máu não, khối u hoặc chấn thương não) và nhiễm trùng hệ thần kinh trung ương. Tuy nhiên có đến 60% bệnh nhân động kinh không tìm thấy nguyên nhân. Chụp phim MRI nên được  thực hiện ở người lớn có cơn co giật. MRI giúp tìm những nguyên nhân có thể điều trị được như khối u hoặc nhiễm trùng. Nó cũng có thể giúp định vị vùng não làm khởi pháp cơn co giật hoặc gợi ý các vấn đề thần kinh khác. Nếu cơn co giật khó chẩn đoán, bác sĩ có thể đề nghị các phương tiện chẩn đoán và điều trị cao cấp hơn.

1. Triệu chứng động kinh ở người lớn

Triệu chứng duy nhất của động kinh ở người lớn là các cơn co giật tái diễn, nhưng không phải tất cả các cơn co giật của động kinh đều giống nhau. Một số cơn động kinh gây ra những cử động rõ ràng của cơ thể hoặc gây mất ý thức, nhưng trong những trường hợp khác một cơn động kinh có thể không thể hiện rõ ràng để những người chung quanh nhìn thấy - thậm chí các bác sĩ cũng khó có thể nhận ra. Một số bệnh nhân với bệnh động kinh chưa được chẩn đoán thậm chí có thể không nhận ra những cảm giác và cảm xúc bất thường của họ là do cơn co giật động kinh gây ra.

Các cơn co giật động kinh có thể thay đổi theo loại động kinh. Động kinh cục bộ gây nên các cơn co giật cục bộ xuất phát từ một vùng cụ thể của não, nhưng những cơn co giật này có thể lan truyền khắp não và trở thành cơn động kinh toàn thể hóa.

Động kinh cục bộ gây nên 2 dạng cơn co giật:

- Cơn động kinh cục bộ đơn giản: Không gây mất ý thức. Bệnh nhân có thể cảm thấy những ánh chớp nháy ánh sàng hoặc âm thanh ù ù bên tai, và các triệu chứng bên ngoài chỉ giới hạn ở những cử động nhanh ở mặt hoặc tay.

- Cơn động kinh cục bộ phức tạp (còn gọi là cơn tâm thần vận động) thường bắt đầu bằng tiền triệu gọi là aura. Aura có thể là ngửi thấy mùi, cảm giác lo lắng, cảm giác khó chịu trong bụng, hoặc những cảm nhận khác không thể hiện ra bênh ngoài. Tiền triệu aura có thể được tiếp nối bởi sự thay đổi ý thức - không nhất thiết phải là triệu chứng bất tỉnh nhưng có thể là một cơn vắng ý thức ngắn, khi đó người xung quanh sẽ không nhận thấy sự mất đáp ứng hoặc mất khả năng nói tạm thời. Bệnh nhân trong cơn có thể biểu hiện những cử động nhỏ lắp lại như mân mê quần áo hoặc cử động miệng trong im lặng. Sau cơn, bệnh nhân thường không nhớ những gì diễn ra trong cơn và hoàn cảnh khởi phát nó.

Động kinh toàn thể có thể gây nên nhiều dạng cơn co giật khác nhau:

- Cơn động kinh vắng mặt là dạng thường gặp nhất ở trẻ em. Chúng thường kéo dài chỉ vài giây và biểu hiện rất ít ra bên ngoài, như hành động giật các cơ mặt. Một số trẻ có thể có các cơn co giật này hàng trăm lần trong một ngày.

- Cơn co cứng - co giật là dạng cơn động kinh nặng và nguy hiểm nhất. Nó có 2 giai đoạn. Ở giai đoạn 1, gọi là giai đoạn co cứng, bệnh nhân mất ý thức và trở nên cứng đờ; trong giai đoạn tiếp theo gọi là giai đoạn co giật, bệnh nhân bắt đầu có những động tác co giật mạnh bạo. Cơn thường tự giới hạn, nhưng nếu co giật tiếp tục không thể kiểm soát sẽ gây nên trạng thái động kinh. Trạng thái động kinh là một cấp cứu cần được xử trí kịp thời để ngăn chặn tổn thương não hoặc thậm chí là tử vong.

- Một số cơn động kinh chỉ gồm giai đoạn co cứng của cơn co cứng - co giật. Những cơn co cứng này gây nên mất ý thức nhưng không gây các cử động bất thường nhanh. Cơn giật cơ không gây mất ý thức nhưng gây nên các giai đoạn ngắn xuất hiện cử động bất thường nhanh. Cơn mất trương lực đặc trưng bởi mất đột ngột trương lức cơ làm cho người bệnh té ngã.

Mặc dù một số dạng cơn co giật chỉ ở mức độ nhẹ nhưng bệnh nhân rối loạn co giật nên được điều trị đầy đủ để kiểm soát cơn. Co giật tái diễn có thể gây tổn thương não qua thời gian và bệnh nhân động kinh có nguy cở đột tử. Thuốc có thể khá hữu ích trong điều trị phần lớn các trường hợp động kinh, nhưng phẫu thuật là phương pháp điều trị dứt điểm duy nhất.

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

2. Chẩn đoán

Chẩn đoán lần đầu

Một người lớn có cơn co giật đầu tiên cần được kiểm tra sức khỏe kĩ lưỡng. Có một số điều cần lưu ý như sau:

- Cơn co giật cục bộ đơn giản hoặc phức tạp thường gặp ở người lớn hơn các cơn co giật toàn thể. Những cơn co giật này thường bị bỏ sót hoặc chẩn đoán nhầm thành các bệnh khác, vì vậy cần ghi chú lại tất cả các triệu chứng quan sát được.

Nếu có thể, hãy quay phim lại một cơn co giật và trình bày với bác sĩ thần kinh. Nếu là lần khám bệnh đầu tiên, nên có một người thân đã từng quan sát thấy các triệu chứng đi cùng với bệnh nhân. Bước đầu tiên là liệt kê tất cả những nguyên nhân có thể gây co giật trên bệnh nhân. Điều này có thể được thực hiện trong bối cảnh phòng cấp cứu nếu bệnh nhân được đưa đến bệnh viện trong cơn co giật đầu tiên, hoặc có thể được thực hiện trong phòng khám.

Bất cứ ai với triệu chứng co giật nên được kiểm tra bởi chuyên gia để tìm nguyên nhân. Những cơn động kinh tái diễn sẽ hướng chẩn đoán đến bệnh động kinh, nhưng việc xác định nguyên nhân co giật sẽ hỗ trợ việc lựa chọn và phát triển hướng điều trị.

Việc chẩn đoán bắt đầu bằng thăm khám cùng với khai thác tiền căn bệnh của bệnh  nhân và gia đình. (Vì các rối loạn co giật có xu hướng di truyền, nếu bệnh nhân có người thân bị động kinh sẽ làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh của bệnh nhân đó.) Bệnh nhân sẽ được yêu cầu mô tả lại cẩn thận các triệu chứng của cơn co giật để tìm gợi ý về dạng động kinh của mình.

Sau đó, bác sĩ sẽ cho y lệnh làm một số xét nghiệm như:

- Điện não đồ (EEG): Phương tiện đo hoạt động điện trong não. Bệnh nhân động kinh thường có hoạt động điện não bất thường ngay cả khi không xảy ra cơn co giật. Kết quả EEG còn có giá trị nhiều hơn khi được thực hiện ngay sau khi có cơn co giật, khi hoạt động điện não vẫn còn bất thường. Bác sĩ có thể theo dõi bạn qua video trong khi thực hiện đo EEG thức hoặc ngủ, nhằm ghi lại bất kì cơn co giật nào xảy ra. Việc này có thể giúp bác sĩ xác định loại cơn co giật của bạn hoặc giúp loại trừ các chẩn đoán khác.

- Các xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh có thể cho thông tin về những cấu trúc và hoạt động bên trong não. CT scan và MRI tạo nên hình ảnh các lát cắt mỏng của não và có thể quan sát được trong không gian 3 chiều. Các phương tiện này có thể phát hiện các bất thường cấu trúc cũng như các khối u, giúp cung cấp thông tin quan trọng về nguồn gốc gây động kinh. PET và MRI chức năng có thể cung cấp hình ảnh động của hoạt động não và giúp định vị tổn thương cục bộ gây co giật. Chúng có thể giúp xác định khả năng thực hiện điều trị bằng phẫu thuật và có thể dùng để hướng dẫn khi phẫu thuật.

- Các xét nghiệm máu và các bài kiểm tra về phát triển tâm thần vận động rất có ích trong chẩn đoán động kinh ở trẻ em.  

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

3. Các phương pháp điều trị

Bác sĩ thường khởi trị động kinh bằng thuốc. Nếu thuốc không thể điều trị cho bệnh nhân, bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật hoặc một lựa chọn điều trị khác.

Thuốc

Đa số bệnh nhân động kinh có thể mất hết các cơn co giật bằng cách dùng thuốc chống co giật, còn gọi là thuốc chống động kinh. Các bệnh nhân khác có thể giảm tần suất và cường độ cơn động kinh bằng cách kết hợp nhiều thuốc.

Việc lựa chọn đúng thuốc và đúng liều có thể khá phức tạp. Bác sĩ của bạn sẽ xem xét tình trạng của bạn, tần số các cơn co giật, độ tuổi và các yếu tố khác khi chọn thuốc. Bác sĩ cũng sẽ đánh giá các thuốc khác bạn đang sử dụng để đảm bảo thuốc chống động kinh không gây nên tương tác thuốc với chúng.

Bác sĩ thường sẽ kê đơn một thuốc đơn trị với liều tương đối thấp và sẽ tăng liều dần cho đến khi các cơn co giật của bạnd được kiểm soát tốt.

Các thuốc chống co giật có một vài tác dụng phụ. Các tác dụng phụ nhẹ bao gồm mệt mỏi, chóng mặt, tăng cân, mất mật độ xương, nổi ban, mất phối hợp lời nói, vấn đề về trí nhớ và quá trình tư duy. Các tác dụng nặng hơn nhưng hiếm gặp bao gồm trầm cảm, ý nghĩ và hành vi tự tử, nổi ban nặng, viêm các tạng, nhất là gan.

Để đạt được hiệu quả điều trị tốt nhất, hãy thực hiện các bước sau:

- Uống thuốc đúng chỉ định.

- Luôn hỏi ý kiến bác sĩ trước khi đổi sang hãng thuốc khác, khi dùng các thuốc không kê toa hoặc các dạng điều trị bằng thảo mộc.

- Không bao giờ tự ý dừng thuốc mà không hỏi ý kiến bác sĩ.

- Báo bác sĩ ngay nếu xuất hiện các triệu chứng trầm cảm, ý nghĩ tự tử, hoặc các bất thường trong cảm xúc và hành vi.

- Báo bác sĩ nếu bạn bị đau đầu migraine, bác sĩ có thể kê toa một trong các loại thuốc chống động kinh có tác dụng đồng thời ngăn ngừa cơn đau đầu migraine và chữa bệnh động kinh.

Ít nhất phân nửa số bệnh nhân động kinh mới sẽ mất các cơn co giật khi uống liều thuốc đầu tiên, và bệnh nhân cần duy trì thuốc suốt đời.

Nếu sử dụng hết cả 3 thứ thuốc chống co giật khác nhau nhưng vẫn không kiểm soát được tình trạng bệnh của bệnh nhân, bác sĩ có thể xem xét chỉ định phẫu thuật. Do các cơn co giật không kiểm soát có thể dẫn đến tổn thương não và thậm chí tử vong - và ngay cả các cơn động kinh nhẹ cũng có thể gây nên tình trạng bệnh nhân bị tách biệt với xã hội và tâm trạng lo lắng buồn rầu - bệnh nhân bị co giật không kiểm soát cần được điều trị bằng phẫu thuật.

Phẫu thuật

Bước đầu tiên trong xem xét khả năng phẫu thuật của bệnh nhân là xác định vị trí làm khởi phát cơn co giật. Nếu cơn co giật bắt nguồn từ một vùng nhỏ trên não, phẫu thuật vùng đó có thể điều trị khỏi động kinh hoặc có thể làm giảm đáng kể tần suất và độ nặng của cơn. Để xác định nguồn gốc cơn động kinh, các bác sĩ thuộc nhiều chuyên ngành khác nhau sẽ cùng tìm các bằng chứng về thiếu sót tại một phần não nào đó là nguồn gốc động kinh. Nếu

Khi xác định được vị trí của tổn thương não, các bác sĩ có thể chỉ định phẩu thuật như là một phương pháp tốt nhất để kiểm soát các cơn co giật và điều trị dứt điểm bệnh động kinh.

Khi nào cần đến gặp bác sĩ?

- Cơn co giật kéo dài hơn 5 phút.

- Ngưng thở hoặc mất ý thức sau cơn

- Cơn co giật thứ hai xảy ra ngay lập tức.

- Sốt cao

- Ở trong môi trường nhiệt độ quá nóng

- Mang thai

- Tiểu đường

- Bị chấn thương trong cơn giật

Nếu bạn có cơn co giật đầu tiên, hãy đi khám bác sĩ ngay.

Để điều trị bệnh động kinh với các bác sĩ của Hello Doctor, gia đình bạn có thể liên hệ đặt khám theo số điện thoại 1900 1246
 


Bác sĩ khám, điều trị

Nguyễn Tường Vũ

Thạc sĩ-Bác sĩ Nguyễn Tường Vũ

Khoa: Nội thần kinh, Ngoại thần kinh

Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy

Kinh nghiệm: 28 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Lê Thành Nhân

Thạc sĩ - Bác sĩ Lê Thành Nhân

Khoa: Tâm thần, Nội thần kinh

Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy

Kinh nghiệm: 7 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Nguyễn Văn Hào

Thạc sĩ Nguyễn Văn Hào

Khoa: Cơ xương khớp, Nội thần kinh, Ngoại thần kinh

Nơi làm việc: Phòng Quân y – Bộ Tư lệnh Pháo binh

Kinh nghiệm: 22 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa cấp 2

Thông tin thêm về Động kinh

Bệnh động kinh ở nam giới
Đàn ông trải qua các vấn đề về động kinh mà chỉ có duy nhất đối với giới tính của họ. Những điều này có thể là khá phức...
Chăm sóc bệnh nhân động kinh
Hầu hết các cơn động kinh xảy ra trong cộng đồng (ngoài bệnh viện) nên việc nắm vững các kiến thức xử trí trong và chăm sóc sau cơn động kinh xảy ra...
Thuốc điều trị động kinh
Bệnh động kinh là bệnh mãn tính và rất khó để chữa khỏi hoàn toàn. Phương pháp điều trị được ưu tiên hàng đầu hiện nay...
Bệnh động kinh có di truyền không?
1. Di truyền và ảnh hưởng đến bệnh động kinh 2. Nguy cơ khi có người nhà mắc bệnh động kinh 3. Động kinh có nên có con hay không ? 4....
Bệnh động kinh nên ăn gì
Bệnh động kinh là một rối loạn thần kinh bắt nguồn từ các tín hiệu điện trong não, gây co giật tái diễn. Hoặc sự phóng điện não bộ quá...

Đánh giá bài viết Gửi đánh giá

  • Kim Lê

    Tôi bị bệnh động kinh cách đây 1 năm và rất lo lắng về tình trạng sức khỏe của mình. Nhờ bác sĩ tư vấn. Cảm ơn bác sĩ.

    07/06/2018

Bình luận, đặt câu hỏi

Các thông tin cá nhân của bạn sẽ không bị công khai

Nội dung