Bệnh động kinh nên ăn gì

Bệnh động kinh nên ăn gì

Bệnh động kinh là một rối loạn thần kinh bắt nguồn từ các tín hiệu điện trong não, gây co giật tái diễn. Hoặc sự phóng điện não bộ quá mức dẫn đến co giật.

Các triệu chứng khác nhau. Mức độ nghiêm trọng phụ thuộc từng cá thể. Một số người bị động kinh chỉ đơn giản là nhìn ngây người trong vài giây trong quá trình lên cơn, trong khi những người khác đã chính thức co giật.

1. Các triệu chứng của bệnh động kinh

2. Nguyên nhân bệnh động kinh

3. Điều trị bệnh động kinh

4. Những thực phẩm không nên ăn

5. Những thực phẩm nên sử dụng

===

Tham vấn thông tin, tư vấn và hẹn khám bệnh:

Bác sĩ Nguyễn Tường Vũ

Bác sĩ Lê Thành Nhân

===

1. Các triệu chứng của bệnh động kinh

Các triệu chứng khác nhau tùy thuộc vào loại động kinh. Trong hầu hết trường hợp, một người bị bệnh động kinh sẽ có xu hướng có cùng loại từng thời gian, do đó, các triệu chứng các cơn sẽ tương tự.

  • Có thể xuất hiện lúc thức hay lúc ngủ

  • Co giật cục bộ hay toàn thể

  • Đa phần khi bị giật đều không biết trước và bất tỉnh(trở về trạng thái vô thức).

  • Sau mỗi cơn co giật người rất mệt

  • Có thể bị theo chu kỳ hoặc không (phụ thuộc nhiều yếu tố)

  • Tạm nhầm lẫn

  • Nhìn chằm chằm.

  • Không kiểm soát được giật cơ, chuyển động của cánh tay và chân.

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

                     Bệnh động kinh nên ăn gì

            Hơn 50% người bệnh động kinh không tìm được nguyên nhân nào rõ rệt

2. Nguyên nhân

  • Rất nhiều trường hợp là không rõ nguyên nhân

  • Ảnh hưởng di truyền

  • Chấn thương vùng đầu

  • Đau tim, đột quỵ

  • Khối u não bộ

  • Nhiễm trùng thần kinh: AIDS, một số virus

  • Rối loạn phát triển từ trong bào thai

3. Điều trị

Nhiều loại động kinh không có phương pháp điều trị đặc hiệu. Một số loại có nguyên nhân cụ thể ví dụ như khối u ở não có thể điều trị bằng phẫu thuật. Hầu hết những người bị bệnh động kinh có thể cải thiện bằng cách sử dụng một loại thuốc chống động kinh duy nhất. Những người khác có thể làm giảm tần suất và cường độ của các cơn co giật. Ngoài ra chế độ ăn cũng đóng một vai trò quan trọng trong quá trình điều trị

4. Những thực phẩm không nên ăn: 

Thực phẩm giải phóng năng lượng nhanh chóng:Bánh mì, bánh quy, bánh ngọt, mì tôm, mật ong, cơm, cháo, bún… Lưu ý rằng: đây là những thực phẩm nên hạn chế bớt chứ không phải tránh tuyệt đối, người bệnh vẫn có thể sử dụng nhưng tránh sử dụng quá nhiều, đồng thời khi sử dụng cũng nên kết hợp với các thực phẩm giải phóng năng lượng từ từ chứ không dùng đơn lẻ.

Thực phẩm chứa nhiều chất phụ gia, chất bảo quản: thực phẩm chế biến, đóng gói sẵn, mì chính, bột nêm, các loại đồ ngọt nhiều đường như kẹo bánh, nước ngọt đóng chai,… đều ảnh hưởng tiêu cực làm tăng số cơn co giật, động kinh. Nguyên nhân là do hóa chất trong các loại thực phẩm này có thể làm tăng nồng độ các chất dẫn truyền thần kinh kích thích (chẳng hạn như glutamat), gây rối loạn hoạt động điện trong não bộ. Do vậy, người bị bệnh động kinh không nên ăn nếu trong giai đoạn chưa thể kiểm soát được bệnh.

Hạn chế thực phẩm chứa Gluten: Đây là một hỗn hợp protein gồm có gliadin và glutenin, chúng được tìm thấy nhiều trong lúa mì, lúa mạch đen và một vài loại ngũ cốc khác đề làm mì ống, bánh mì, bột ngũ cốc, nước sốt đóng hộp, đồ ăn chay, thậm chí cả bia,... Không chỉ gây phản ứng dị ứng với các vấn đề đường ruột, gluten cũng có thể gây co giật ở một số người do tính chất gây viêm của nó. Theo các nhà nghiên cứu nếu như ăn quá nhiều thực phẩm chứa gluten có thể khiến những cơn co giật thường xuyên hơn. Bởi trong gluten rất giàu glutamate và aspartate, hai axid amin này làm kích thích đến hoạt động điện của não, chúng là nguyên nhân trực tiếp gây nên những cơn co giật khởi phát. 

Các sản phẩm từ đậu nành:Đậu nành là một trong những chất có thể gây dị ứng và làm kích hoạt các cơn co giật tiềm ẩn. Giống như hầu hết các loại ngũ cốc, thì đậu nành cũng chứa lượng glutamine rất cao và có thể làm kích thích axit amin hóa học gây ảnh hưởng đến tế bào não. Chính vì vậy các thực phẩm từ đậu nành hay nước tương, đậu phụ, sữa bột trẻ em, ngũ cốc, súp đóng hộp, trộn salad, thịt chế biến, xúc xích, cá ngừ đóng hộp, bơ đậu phộng ít béo, sữa đậu nành, kem… là những thực phẩm người động kinh không nên ăn.

Cắt giảm bớt lượng đường: Mặc dù glucose thường được coi là nguồn năng lượng chính cho não, tuy nhiên với những người bị bệnh động kinh nếu như lạm dụng quá nhiều đường có thể làm kích thích hoạt động não, làm gia tăng những cơn co giật. Do vậy, theo các chuyên gia nếu như người động kinh xây dựng cho mình một chế độ ăn ít đường, nhiều chất béo (chế độ ăn ketogenic) có thể kiểm soát tốt các cơn co giật vì nó buộc tế bào thần kinh não bộ ngừng sử dụng năng lượng từ glucose, thay vào đó là đốt cháy chất béo. Kẹo, bánh quy, socola, kem, bánh nướng, ngũ cốc ăn sáng, nước ngọt, đồ uống có ga chứa đường hóa học,.. cần nên tránh.

Xem xét việc dùng sữa: Một số sản phẩm từ sữa như kem, sữa chua, sữa bột, sữa bò, pho mát,... thường có một lượng đường nhất định, chúng có thể gây dị ứng và làm xuất hiện những cơn co giật. Do vậy nếu như việc thường xuyên uống các loại sữa mà khiến cơn co giật của bạn có tần suất tăng lên thì bạn nên xem lại và hạn chế nó. 

Chế độ ăn ketogenic ( nhiều chất béo, ít cacbohydrat, protein phù hợp) cho thấy sự giảm số lượng và mức độ của các cơn động kinh.

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

5. Những thực phẩm nên sử dụng:

Thực phẩm giàu protein và chất béo: Thịt, sữa, trứng, cá, tôm, cua, phô mai, sữa chua, đậu phụ, dầu cá, dầu đậu nành…

Thực phẩm giàu chất xơ hòa tan: Ngũ cốc nguyên hạt, gạo lứt, yến mạch, các loại đậu đỗ, khoai tây

Rau quả không chứa tinh bột: Bông cải xanh, hành tây, các loại rau xanh, cà chua, táo, lê…

Ăn nhiều thành phần chứa vitamin C, B6, B9,… bổ sung đủ Can xiđể bù đắp sự thiếu hụt canxi - tác dụng phụ của nhiều loại thuốc kháng động kinhđồng thời có chế độ ngủ nghỉ và vui chơi lành mạnh. Tránh những tác động xấu đến tâm lý người bệnh.

Tăng cường lượng vitamin E cho cơ thể giúp ngăn cản không cho độ thẩm thấu của tế bào não tăng cao, có tác dụng ngừa cơn co giật. Các loại thực phẩm chứa nhiều vitamine E như tảo biển, giá đỗ, các hạt nảy mầm, sò, hến, cà rốt, dầu vừng, dầu lạc, trứng gà...

Để điều trị bệnh động kinh, liên hệ đặt khám với Hello Doctor chúng tôi theo số điện thoại 1900 1246 để được các bác sĩ giúp đỡ và hỗ trợ.


Bác sĩ khám, điều trị

Nguyễn Tường Vũ

Thạc sĩ-Bác sĩ Nguyễn Tường Vũ

Khoa: Nội thần kinh, Ngoại thần kinh

Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy

Kinh nghiệm: 28 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Lê Thành Nhân

Thạc sĩ - Bác sĩ Lê Thành Nhân

Khoa: Tâm thần, Nội thần kinh

Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy

Kinh nghiệm: 7 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Nguyễn Văn Hào

Thạc sĩ Nguyễn Văn Hào

Khoa: Cơ xương khớp, Nội thần kinh, Ngoại thần kinh

Nơi làm việc: Phòng Quân y – Bộ Tư lệnh Pháo binh

Kinh nghiệm: 22 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa cấp 2

Thông tin thêm về Động kinh

Bệnh động kinh ở nam giới
Đàn ông trải qua các vấn đề về động kinh mà chỉ có duy nhất đối với giới tính của họ. Những điều này có thể là khá phức...
Chăm sóc bệnh nhân động kinh
Hầu hết các cơn động kinh xảy ra trong cộng đồng (ngoài bệnh viện) nên việc nắm vững các kiến thức xử trí trong và chăm sóc sau cơn động kinh xảy ra...
Thuốc điều trị động kinh
Bệnh động kinh là bệnh mãn tính và rất khó để chữa khỏi hoàn toàn. Phương pháp điều trị được ưu tiên hàng đầu hiện nay...
Bệnh động kinh có di truyền không?
1. Di truyền và ảnh hưởng đến bệnh động kinh 2. Nguy cơ khi có người nhà mắc bệnh động kinh 3. Động kinh có nên có con hay không ? 4....
Động kinh ở người lớn
Động kinh không phải là một bệnh với vài triệu chứng đơn thuần nhưng là một bệnh gây nên rất nhiều nhóm triệu chứng khác nhau, nguyên...

Đánh giá bài viết Gửi đánh giá

  • Lê Hữu Kiều

    Cháo bác sĩ, cháu cũng đang bị bệnh động kinh. Cảm ơn bác sĩ đã chia sẻ những lời khuyên hữu ích, tôi sẽ chú ý tới những lời khuyên này.

    07/06/2018
Thuốc hay (09/12/2020)
Như vậy với những thông tin mà chúng tôi chia sẻ chắc chắn đã giúp bạn hiểu rõ hơn về thuốc Đông y, cũng như cách sử dụng phù hợp để đạt hiệu quả tốt nhất. Ngày nay, thuốc Đông y cổ truyền đang dần trở thành khuynh hướng được rộng rãi người chọn. Từ điển dược liệu VIỆT NAM >>> https://thuochay.top

Bình luận, đặt câu hỏi

Các thông tin cá nhân của bạn sẽ không bị công khai

Nội dung