Nguyên nhân và cơ chế phát sinh bệnh động kinh

Nguyên nhân và cơ chế phát sinh bệnh động kinh

Có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh động kinh nhưng có thể xếp chúng vào hai nhóm chính là động kinh vô căn (nguyên phát) và động kinh triệu chứng (thứ phát).

===

Tham vấn thông tin, tư vấn và hẹn khám bệnh:

Bác sĩ Nguyễn Tường Vũ

Bác sĩ Lê Thành Nhân

===

Nguyên nhân của bệnh động kinh

Bệnh động kinh là một bệnh lý về thần kinh não bộ với nhiều thể bệnh khác nhau cùng những biểu hiện lâm sàng khá đa dạng và phức tạp. Để hiểu rõ hơn về nguyên nhân bệnh động kinh, cần làm rõ:

1. Động kinh vô căn (nguyên phát)

Động kinh vô căn thường khởi phát đột ngột và không có nguyên nhân rõ ràng về sự tổn thương của não bộ trước đó, chiếm 55% tới 75% trong tổng số trường hợp mắc bệnh động kinh. Một số giả thuyết đã được các nhà khoa học đưa ra, chẳng hạn như nó bắt nguồn từ bất thường thần kinh ở cấp độ tế bào, nhưng cũng có thể do yếu tố di truyền về những thay đổi cấu trúc trong gen. Ước tính gen có thể chiếm tới 70 - 90% khuynh hướng phát triển của động kinh vô căn.

Ngưỡng co giật là một phần của yếu tố di truyền, nó biểu thị khả năng một người “chống lại” các nguyên nhân làm khởi phát cơn co giật. Mỗi người có một ngưỡng co giật khác nhau và bất kỳ ai cũng có khả năng xuất hiện cơn co giật. Nhưng thường thì người bị động kinh vô căn sẽ có ngưỡng co giật thấp, bệnh có thể khởi phát sau khi bị kích hoạt bởi những cơn sốt cao co giật kéo dài, cùng những tác động từ môi trường sống hoặc sang chấn về tâm lý. Việc điều trị động kinh vô căn cần thời gian dài, thông thường mục tiêu sẽ hướng đến việc làm giảm tần suất và mức độ các cơn co giật, một số trường hợp có thể khỏi nếu tuân thủ đúng theo hướng dẫn chỉ định của bác sĩ.

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

2. Động kinh triệu chứng (thứ phát)

Động kinh triệu chứng là loại động kinh có nguyên nhân bắt nguồn từ những tổn thương thực thể ở não, nói cách khác nó là hệ quả của những bệnh lý gây tổn thương não, bao gồm:

- Chấn thương sọ não: Là một trong những nguyên nhân gây động kinh thường gặp, đặc biệt là do trẻ bị đẻ ngạt, phải dùng đến forcep gây tổn thương não trẻ hoặc những cú ngã chấn thương vùng đầu gây chảy máu não, chảy máu dưới vùng nhện. Cơn động kinh thường xuất hiện sau khoảng 1 tháng đến 1 năm sau khi người bệnh gặp chấn thương sọ não.

- Đột quỵ não: Có khoảng 5 - 15 % bệnh nhân đột quỵ có các cơn co giật. Những cơn co giật trong tuần đầu tiên sau đột quỵ không có ý nghĩa bệnh nhân đã bị động kinh nhưng di chứng động kinh về sau là rất có thể xảy ra.

- U não: Khoảng 50% các trường hợp u não gây ra động kinh trên lâm sàng với đặc điểm là các cơn động kinh cục bộ và thường xảy ra muộn (sau tuổi 40). Đa số các khối u não này thường khu trú ở bán cầu đại não.

- Viêm màng não, viêm não: Có thể do vi khuẩn (H.influenza, lao…), virus (Herpes simplex), ký sinh trùng (cysticercosis)… làm tổn thương một phần của não bộ.

- Bất thường về cấu trúc não: Các dị dạng mạch máu não, cấu trúc não bẩm sinh có thể khiến não bộ không thể thực hiện được các chức năng giống như bình thường. Bằng các phương pháp siêu âm, chụp não có thể tìm ra những nguyên nhân này.

Đối với động kinh triệu chứng thì quan trọng là điều trị nguyên nhân của nó, kết hợp việc sử dụng các thuốc kháng động kinh để làm giảm các cơn co giật và bệnh động kinh tự sẽ khỏi sau một thời gian nhất định.

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

Để hiểu rõ hơn về các nguyên nhân của bệnh động kinh, bạn có thể tham khảo video dưới đây:

Hello Doctor đã có phương pháp điều trị tiên tiến cho bệnh động kinh. Liên hệ với Hello Doctor theo số điện thoại1900 1246 nếu bạn cần hỗ trợ, chúng tôi luôn sẵn sàng để giúp đỡ bạn.



Bác sĩ khám, điều trị

Nguyễn Tường Vũ

Thạc sĩ-Bác sĩ Nguyễn Tường Vũ

Khoa: Nội thần kinh, Ngoại thần kinh

Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy

Kinh nghiệm: 28 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Lê Thành Nhân

Thạc sĩ - Bác sĩ Lê Thành Nhân

Khoa: Tâm thần, Nội thần kinh

Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy

Kinh nghiệm: 7 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Nguyễn Văn Hào

Thạc sĩ Nguyễn Văn Hào

Khoa: Cơ xương khớp, Nội thần kinh, Ngoại thần kinh

Nơi làm việc: Phòng Quân y – Bộ Tư lệnh Pháo binh

Kinh nghiệm: 22 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa cấp 2

Thông tin thêm về Động kinh

Bệnh động kinh ở nam giới
Đàn ông trải qua các vấn đề về động kinh mà chỉ có duy nhất đối với giới tính của họ. Những điều này có thể là khá phức...
Chăm sóc bệnh nhân động kinh
Hầu hết các cơn động kinh xảy ra trong cộng đồng (ngoài bệnh viện) nên việc nắm vững các kiến thức xử trí trong và chăm sóc sau cơn động kinh xảy ra...
Thuốc điều trị động kinh
Bệnh động kinh là bệnh mãn tính và rất khó để chữa khỏi hoàn toàn. Phương pháp điều trị được ưu tiên hàng đầu hiện nay...
Bệnh động kinh có di truyền không?
1. Di truyền và ảnh hưởng đến bệnh động kinh 2. Nguy cơ khi có người nhà mắc bệnh động kinh 3. Động kinh có nên có con hay không ? 4....
Bệnh động kinh nên ăn gì
Bệnh động kinh là một rối loạn thần kinh bắt nguồn từ các tín hiệu điện trong não, gây co giật tái diễn. Hoặc sự phóng điện não bộ quá...

Đánh giá bài viết Gửi đánh giá

  • Trần Thanh Hằng

    Bài viết thực sự hữu ích và ý nghĩa đối với người bệnh

    29/09/2017
Nguyễn Hồng Phượng (22/01/2018)
Chào bác sĩ, con tôi năm nay 11 tuổi, cháu mắc bệnh động kinh từ năm 4 tuổi mà không rõ nguyên nhân. cháu đã điều trị và dùng rất nhiều loại thuốc, khi thay đổi thuốc cháu chỉ dùng được 1 thời gian là lại bị lại. Gia đình đã đưa cháu đi chụp chiếu thì phát hiện cháu bị giảm chuyển hoá vùng trán cà thái dương phải. cho tôi hỏi liệu bệnh của con tôi có khả năng chữa đc không ạ.
Hello Doctor (27/01/2018)
Chào bạn Phượng, bạn có thể đưa cháu đến viện và điều trị trong một thời gian. Bạn nên nói rõ với bác sĩ về tình trạng của cháu và những loại thuốc cháu đã từng sử dụng.

Bình luận, đặt câu hỏi

Các thông tin cá nhân của bạn sẽ không bị công khai

Nội dung