U não - Brain tumor

U não - Brain tumor

U não là tình trạng trong não xuất hiện các khối mô được tạo ra bởi các tế bào tăng trưởng nhanh bất thường. Khối u não có thể là lành tính nhưng cũng có thể là ác tính. 

Tuy nhiên dù lành tính nhưng với không gian nhỏ hẹp của hộp sọ, bất kỳ khối u não nào cũng có thể gây cản trở các chức năng của bộ não và cơ thể.

1. Bệnh u não là gì

2. Triệu chứng của bệnh u não

3. Tác hại của bệnh u não

4. Nguyên nhân gây ra bệnh u não

5. Điều trị bệnh u não

6. Bác sĩ điều trị

7. Chia sẻ từ bệnh nhân

Lưu ý quan trọng: Bài viết này nhằm cung cấp kiến thức mang tính chất tham khảo. Nếu bạn hoặc người thân có triệu chứng để hiểu rõ cụ thể trường hợp của bạn/ người thân, Hello Doctor hỗ trợ qua điện thoại theo số 1900 1246 hoặc nhắn tin trên facebook

Bác sĩ tham vấn thông tin:

✍ Bác sĩ Ngoại Thần Kinh Bệnh viện chợ Rẫy

☎ Gọi Tư vấn Bác sĩ: 19001246

1. Bệnh u não là gì?

U não (tên tiếng Anh là Brain Tumor) là 1 khối tế bào bất thường phát triển trong não hoặc xung quanh kế cận xâm lấn vào não. Chúng phát triển bằng cách phân chia tế bào nhiều lần với những nguyên nhân không rõ. U não chia làm u não lành tính (benign brain tumor) và u não ác tính (malignant brain tumor). Các u lành tính thường phát triển chậm, có ranh giới rõ ràng và có hình thái bình thường dưới kính hiển vi. Các u não ác tính được xem là ung thư não (brain cancer). Chúng có khuynh hướng xâm lấn vào mô não lành xung quanh và có thể phát triển với tốc độ nhanh. U lành tính cũng có thể xem là ác nếu nó ở những vị trí quan trọng của não hoặc kích thước của nó đe dọa đến tính mạng.

Những u não nguyên phát bắt nguồn từ trong não. Những u não thứ phát hay di căn là do các tế bào ung thư từ các cơ quan khác trong cơ thể theo đường máu hoặc bạch huyết di chuyển đến não. Các u não di căn (metastatic brain tumor) luôn được xem là u ác tính vì chúng phát triển từ các tế bào ung thư và phát triển nhanh.

Dấu hiệu và triệu chứng của bệnh u não

2. Các dấu hiệu, biểu hiện và triệu chứng nhận biết của bệnh u não

Động kinh: Kích thích từ các khối u tế bào thần kinh làm cho não không kiểm soát được, dẫn đến bị động kinh. Bệnh nhân có thể bị co giật toàn thân, hoặc co giật giới hạn một chi hoặc một phần của khuôn mặt.

Tê: Mất cảm giác ở một phần cơ thể hoặc khuôn mặt là thứ bạn cần lưu tâm. Đặc biệt, nếu khối u hình thành ở phần não kết nối với dây cột sống, bạn có thể bị mất cảm giác ở cột sống hoặc chuyển động trở nên vụng về.

Các vấn đề về ghi nhớ hoặc suy nghĩ: Khối u não có thể gây ra những thay đổi lớn trong hành vi hay tính cách của con người. Những người có khối u có nhiều khả năng gặp phải các vấn đề ghi nhớ, cảm thấy bối rối, hoặc phải chịu đựng những vấn đề về suy nghĩ.

Buồn nôn: Cảm giác buồn nôn hoặc đau bụng, đặc biệt là nếu những triệu chứng này dai dẳng kéo dài và không giải thích được, có thể là dấu hiệu của khối u bạn cần đặc biệt chú ý.

Thay đổi thị lực: Nhìn mờ và giảm thị lực đều là triệu chứng khi người bệnh mắc phải khối u. Bạn cũng có thể nhìn thấy các điểm hoặc các hình dạng, hoặc những điểm sáng nếu có khối u não.

Đau đầu không thường xuyên: Đau đầu không phải là một dấu hiệu sớm của khối u não, tuy nhiên đau đầu không thường xuyên có thể là một trong những triệu chứng đầu tiên của bệnh.

Bạn cần gặp bác sĩ khi nào?

Theo bác sĩ Nguyễn Tường Vũ, hơn 20 năm kinh nghiệm khám chữa thần kinh: nếu bạn cảm thấy buồn nôn, thay đổi thị lực, đau đầu không thường xuyên vài ngày cùng với các biểu hiện triệu chứng như ở trên, hãy hẹn khám bác sĩ ngay khi có thể. U não có thể trở nên tồi tệ rất nhiều hơn nếu nó không được điều trị. Vì bản thân và người thân của bạn, đừng chủ quan.

3. Tác hại và biến chứng của bệnh u não

U não là một bệnh vô cùng nguy hiểm, dù là u não lành tính hay ác tính, nó cũng đều đem lại những hậu quả khôn lường cho người bệnh:

  • U não thường gây ra bệnh động kinh cho bệnh nhân, khiến cho họ gặp phải những cơn co giật. Sẽ thật là nguy hiểm nếu như người bệnh đang vận động, tham gia giao thông hoặc đang làm một việc gì đó có thể bị tai nạn khi lên cơn co giật.
  • U não khiến cho bệnh nhân gặp vấn đề về trí nhớ, tinh thần không ổn định ảnh hưởng không nhỏ đến công việc, đời sống gia đình cũng như các mối quan hệ xã hội.
  • U não khiến cho bệnh nhân gặp các vấn đề về sức khỏe, mệt mỏi và không có sức lực để làm mọi việc như bình thường.
  • Trong trường hợp xấu nhất, u não có thể khiến cho người bệnh bị tử vong.

4. Nguyên nhân gây ra bệnh u não

U não thường xuất hiện do những nguyên nhân sau:

Di truyền: Di truyền là nguyên nhân chính gây ra khối u não. Nếu mắc hội chứng Turcot hoặc Neurofibromatosis, bạn sẽ có nguy cơ cao xuất hiện các khối u não.

  • Hội chứng Turcot là tình trạng các tế bào trở nên bất thường gọi là polyp. Một polyp lành tính, có nghĩa là không phải ung thư, nhưng cuối cùng cũng có thể biến thành ác tính. Nếu polyp ác tính (có nghĩa ung thư) có thể lây lan đến các bộ phận khác của cơ thể. Những người có hội chứng Turcot thường có nguy cơ cao mắc ung thư não.
  • Neurofibromatosis (NF) hay u sợi thần kinh là bệnh di truyền liên quan đến rối loạn thần kinh, gây ảnh hưởng đến não, tủy sống, dây thần kinh và da. Khối u phát triển dọc theo dây thần kinh của cơ thể, trên hoặc dưới da.

Tiếp xúc với bức xạ: Điều trị phóng xạ ở bất kỳ phần nào của cơ thể cũng làm tăng cơ hội phát triển các khối u não.

Di căn từ khối u khác: Khối u trong não có thể do kết quả của việc di căn các tế bào ung thư khác trên cơ thể. Một bệnh nhân ung thư rất dễ bị khối u não.

Tuổi tác: Trong một số trường hợp, trẻ em có thể bị u não tuy nhiên bệnh chủ yếu xảy ra với người lớn. Nguy cơ u não càng tăng khi bạn càng già đi. U màng não là một dạng phổ biến của khối u não, chủ yếu ở phụ nữ.

Bức xạ từ đồ dùng:Tiếp xúc với các vật liệu, đồ dùng gia dụng có điện từ trường và bức xạ chẳng hạn như điện thoại di động, lò vi sóng... về lâu dài không tốt cho não, có thể gây u.

Tiền sử gia đình: Nếu gia đình có tiền sử mắc u não thì bạn có nguy cơ mắc căn bệnh này hơn người khác. Do vậy, nếu bạn thấy bất kỳ biểu hiện lạ nào như bị nhức đầu nghiêm trọng tăng dần, gặp vấn đề tầm nhìn, cảm thấy buồn nôn, thay đổi trong tính cách... thì đừng bỏ qua. Tốt nhất hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được chẩn đoán bệnh nhanh và chính xác nhất.

Các loại u não thường gặp

U não xuất phát từ trong não

U não nguyên phát bắt nguồn từ trong não hay các mô gần đó, như màng não, các dây thần kinh sọ, tuyến yên hay tuyến tùng.

U não nguyên phát xuất hiện khi các tế bào bình thường bị đột biến trong DNA. Những đột biến này cho phép các tế bào gia tăng tốc độ phát triển và phân chia, cho phép chúng tiếp tục sống khi những tế bào khỏe mạnh phải chết. Kết quả là một khối gồm những tế bào bất thường tạo thành khối u.

U não nguyên phát ít gặp hơn u não thứ phát. Đây là khối u bắt đầu từ chỗ khác của cơ thể và phát tán tới não.

Có rất nhiều loại u não nguyên phát. Chúng thường được đặt theo tên của tế bào liên quan. Ví dụ như:

  • U tế bào thần kinh đệm: là những khối u não bắt nguồn từ não hoặc tủy sống, bao gồm u não tế bào hình sao, u tế bào biểu mô nội tủy, u nguyên bào xốp đa dạng, u tế bào ít nhánh và u tế bào thần kinh đệm hỗn hợp
  • U màng nãolà khối u phát triển từ màng não, hầu hết là lành tính.
  • U dây thần kinh thính giác: là những khối u lành tính phát triển từ những sợi thần kinh điều khiển thăng bằng và thính giác truyền từ tai trong tới não bộ.
  • U tuyến yên: là khối u não lành tính phát triển từ tuyến yên nằm dưới nền sọ não. Những khối u tuyến yên này có thể ảnh hưởng tới các hooc – môn tuyến yên, ảnh hưởng lên khắp cơ thể.
  • U nguyên bào tủy: là loại ung thư hay gặp nhất ở trẻ em. U nguyên bào tủy bắt nguồn từ phần sau dưới của não và có xu hướng lan rộng qua dịch não tủy. Những khối u này ít gặp ở người lớn nhưng vẫn xảy ra.
  • PNET: u tế bào ngoại bì thần kinh nguyên phát, rất hiếm gặp, là một ung thư phát triển từ tế bào phôi thai trong não. Chúng có thể xuất hiện ở bất kì đâu trong não bộ.
  • U tế bào mầm: u tế bào mầm có thể phát triển trong thời thơ ấu khi tinh hoàn và buồng trứng còn đang hình thành. Nhưng có khi u tế bào mầm lại xuất hiện ở chỗ khác trong cơ thể như ở não.
  • U sọ hầu: những khối u lành tính, hiếm gặp này bắt nguồn từ tuyến yên ở não, nơi tiết các hooc – môn kiểm soát các chức năng của cơ thể. Khi u sọ hầu phát triển từ từ, nó có thể ảnh hưởng tới tuyến yên và các cấu trúc khác gần não bộ.

Ung thư xuất hiện ở các phần khác trong cơ thể di căn tới não

U não thứ phát (u não di căn) là những khối u từ một ung thư ở nơi khác trong cơ thể di căn tới não. U não thứ phát thường gặp ở những người có tiền sử bị ung thư. Nhưng trong một số ít trường hợp, u não di căn là dấu hiệu đầu tiên của một ung thư ở nơi khác trong cơ thể.

U não thứ phát thường gặp hơn u não nguyên phát. Bất kì ung thư nào cũng có thể di căn tới não, nhưng thường gặp nhất là những loại dưới đây:

Yếu tố nguy cơ gây ra bệnh U não

Ở hầu hết những người có khối u não nguyên phát, nguyên nhân của khối u không rõ ràng. Nhưng các bác sĩ đã xác định được một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ u não. Các yếu tố nguy cơ bao gồm:

  • Độ tuổi: Nguy cơ ung thư não tăng lên theo độ tuổi của bạn. U não phổ biến nhất ở người lớn tuổi. Tuy nhiên, khối u não có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi và có một số loại u não xảy ra hầu như chỉ ở trẻ em.

  • Tiếp xúc với bức xạ: Những người tiếp xúc với một loại tia bức xạ được gọi là bức xạ ion hoá có nguy cơ bị khối u não cao hơn. Ví dụ về bức xạ ion hoá bao gồm xạ trị được sử dụng để điều trị ung thư và tiếp xúc với phóng xạ do bom nguyên tử gây ra.

  • Di truyền: Khối u não có thể xuất hiện ở những người có tiền sử gia đình về u não hoặc tiền sử gia đình có các hội chứng di truyền làm tăng nguy cơ u não.

Lời khuyên từ bác sĩ Nguyễn Đình Tùng, hơn 35 năm kinh nghiệm chuyên khoa thần kinh: khi có các triệu chứng hãy liên hệ khám ngay với bác sĩ chuyên về u não. Bệnh U Não cần được phát hiện và điều trị càng sớm, các tác hại của bệnh càng được giảm thiểu. 

Chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực thần kinh:

Bạn có thể hẹn khám trực tiếp 2 chuyên gia thần kinh Hello Doctor Nguyễn Tường Vũ và Nguyễn Đình Tùng  theo số điện thoại: 1900 1246 hoặc hotline 0962 16.16.44.

5. Các phương pháp điều trị bệnh u não

Chẩn đoán

Nếu nghi ngờ bạn có một khối u não, bác sĩ có thể đề nghị một số xét nghiệm, bao gồm:

Khám thần kinh: khám thần kinh sẽ khám thị giác, thính giác, thăng bằng, sự phối hợp, sức mạnh và phản xạ. Gặp khó khăn ở một hoặc nhiều động tác có thể cung cấp dữ kiện về một phần não bộ bị ảnh hưởng bởi khối u

Chẩn đoán hình ảnh: Chụp cộng hưởng từ (MRI) thường được sử dụng để hỗ trợ chẩn đoán các khối u não. Trong một vài trường hợp thuốc cản quang có thể được đưa vào qua một tĩnh mạch ở tay của bạn trong lúc chụp MRI.

Sau đó mẫu sinh thiết được xem dưới kính hiển vi để xác định tính chất lành hay ác của khối u. Thông tin này rất cần thiết để đưa ra chẩn đoán, tiên lượng và quan trọng hơn cả là hướng dẫn điều trị.

Sinh thiết có khung có thể được tiến hành cho những khối u nằm ở vị trí khó tiếp cận hay ở những vị trí rất nhạy cảm trong não mà có thể bị tổn thương khi phẩu thuật mở hộp sọ. Bác sĩ phẫu thuật thần kinh khoan một lỗ nhỏ vào hộp sọ của bạn. Sau đó đưa một cây kim mỏng vào trong lỗ đó. Mô não được lấy ra bằng kim dưới sự hướng dẫn của CT hay MRI.

Một số kiểu chụp MRI chuyên biệt – bao gồm MRI chức năng, MRI xung tưới máu và quang phổ cộng hưởng từ – có thể giúp bác sĩ của bạn đánh giá khối u và lên kế hoạch điều trị.

Một số xét nghiệm hình ảnh khác bao gồm chụp cắt lớp điện toán (CT scan) và chụp positron cắt lớp (PET scan).

Các xét nghiệm để tìm ung thư ở những nơi khác trong cơ thể: nếu nghi ngờ u não là kết quả của một ung thư ở nơi khác trong cơ thể di căn tới, bác sĩ có thể đề nghị làm những xét nghiệm để xác định khối u nguyên phát ở đâu. Ví dụ bác sĩ sẽ đề nghị chụp CT lồng ngực để tìm dấu hiệu ung thư phổi.

Thu thập và xét nghiệm mẫu mô bất thường (sinh thiết): có thể thực hiện sinh thiết trong khi làm phẫu thuật cắt bỏ u não hay thực hiện sinh thiết bằng cách sử dụng một cây kim.

Điều trị bệnh

Để điều trị bệnh u não, tùy thuộc vào tình trạng của bạn mà bác sĩ có thể chỉ định một số những phương pháp điều trị sau: 

Phẫu thuật: Phẫu thuật thường được chỉ định điều trị trong trường hợp u não (trừ một số khối u nhỏ có thể điều trị xạ, hoặc vị trí không thể phẫu thuật). Phẫu thuật cắt bỏ u lành tính có tính chất quyết định cho kết quả điều trị. Tuy nhiên, việc phẫu thuật lấy hết u, khó có thể thực hiện được nếu khối u có ranh giới không rõ ràng hoặc ở vị trí không thuận lợi (như ở thân não, ở vùng đáy não...), khi đó chỉ có thể lấy được một phần khối u hoặc chỉ sinh thiết để làm giải phẫu bệnh.

Phẫu thuật lấy hết u có tiên lượng tốt hơn, cắt bỏ được một phần u giúp cải thiện các triệu chứng thần kinh, làm giảm áp lực nội sọ, đồng thời giúp chẩn đoán mô bệnh học để có kế hoạch điều trị xạ, hóa chất và tiên lượng.

Trong một vài trường hợp, các khối u nhỏ và dễ bóc tách khỏi mô não xung quanh nên việc lấy hoàn toàn khối u ra khỏi não dễ dàng thực hiện được. Trong một số trường hợp khác, không thể bóc tách khối u ra khỏi mô não xung quanh hay chúng nằm ở các vùng nhạy cảm của não, điều đó làm cho cuộc phẫu thuật trở nên nguy hiểm. Trong những tình huống đó, bác sĩ sẽ lấy khối u ra càng nhiều càng tốt.

Phẫu thuật lấy khối u có nhiều rủi ro như nhiễm trùng và chảy máu. Những rủi ro khác phụ thuộc vào phần não mà khối u chiếm đóng. Ví dụ, phẫu thuật lấy khối u gần dây thần kinh thị giác có khả năng làm mất thị lực.

Xạ trị: Đối với bệnh nhân được chỉ định xạ trị sẽ giúp tiêu diệt các tế bào u còn sót lại sau phẫu thuật. Hiện nay, phương pháp này thường áp dụng được đối với trẻ từ 4 tuổi trở lên. Liều xạ, vị trí xạ phụ thuộc vào bản chất mô bệnh học, vị trí và thể tích khối u còn lại sau phẫu thuật. Xạ phẫu bằng tia gamma (gamma knife) chỉ áp dụng được với u nhỏ (đường kính dưới 3cm) và ở những vị trí thuận lợi.

Xạ trị sử dụng chùm tia xạ năng lượng cao như tia X hay tia proton để giết chết tế bào u. Liệu pháp này có thể sử dụng một máy bên ngoài cơ thể (bức xạ ngoài), hay trong những ca cực kì hiếm, tia xạ có thể được đặt ở trong cơ thể của bạn gần với khối u não (liệu pháp phóng xạ).

Xạ trị từ bên ngoài chỉ tập trung vào vùng có khối u não, hoặc có thể chiếu xạ toàn bộ não bộ. Chiếu xạ toàn não bộ thường được sử dụng để điều trị ung thư di căn tới não từ một ung thư ở nơi khác của cơ thể.

Tác dụng phụ của xạ trị phụ thuộc vào kiểu xạ trị và liều xạ trị của bạn. Các tác dụng phụ thông thường trong suốt quá trình xạ trị hoặc xảy ra tức thì bao gồm mệt mỏi, đau đầu và kích thích da đầu.

Điều trị bằng hóa chất:Với điều trị hóa chất áp dụng đối với một số loại nhạy cảm với hóa chất, có thể điều trị sau phẫu thuật, trong và sau tia xạ, trước phẫu thuật (đối với khối u lớn, khó phẫu thuật...).

Phục hồi chức năng sau điều trị

Do u não có thể phát triển ở các phần não điều khiển vận động, lời nói, tầm nhìn và suy nghĩ cho nên phục hồi chức năng là một phần quan trọng trong liệu trình điều trị. Bác sĩ có thể giới thiệu cho bạn những phương pháp sau:

  • Vật lý trị liệu: giúp bạn lấy lại những kĩ năng vận động hoặc sức mạnh của cơ bắp
  • Trị liệu cơ năng: có thể giúp bạn hòa nhập lại với các hoạt động hằng ngày kể cả công việc sau khi điều trị u não hoặc các bệnh khác.
  • Trị liệu ngôn ngữ: với các chuyên gia trong lĩnh vực ngôn ngữ (chuyên viên ngôn ngữ) nếu bạn gặp khó khăn khi nói chuyện.
  • Dạy kèm cho trẻ độ tuổi đi học: có thể giúp trẻ đối phó với những thay đổi trí nhớ và suy nghĩ sau khi điều trị u não.

Chi phí khám, điều trị bệnh u não là bao nhiêu tiền?

Bệnh U Não là bệnh nguy hiểm và phức tạp, bởi vậy không có câu trả lời cụ thể cho chi phí khám, trị liệu bệnh là bao nhiêu. Tuy nhiên, Hello Doctor muốn nhấn mạnh rằng, để an toàn cho bản thân, KHÔNG tự ý dùng thuốc, hãy gặp bác sĩ để được khám, chẩn đoán, lên phác đồ, liệu trình thuốc điều trị cho phù hợp càng sớm càng tốt. 

Để điều trị bệnh u não với các bác sĩ của Hello Doctor, bạn có thể liên hệ đến số điện thoại 1900 1246 để đặt lịch khám.

Bác sĩ khám, điều trị

Nguyễn Tường Vũ

Thạc sĩ-Bác sĩ Nguyễn Tường Vũ

Khoa: Nội thần kinh, Ngoại thần kinh

Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy

Kinh nghiệm: 28 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Nguyễn Văn Hào

Thạc sĩ Nguyễn Văn Hào

Khoa: Cơ xương khớp, Nội thần kinh, Ngoại thần kinh

Nơi làm việc: Phòng Quân y – Bộ Tư lệnh Pháo binh

Kinh nghiệm: 22 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa cấp 2

Đánh giá, chia sẻ Gửi đánh giá

  • Huỳnh Anh

    U não thuộc dạng bệnh nguy hiểm, mà triệu chứng nhiều khi chủ yếu chỉ có đau đầu. Cậu mình bị bệnh này chủ quan không đi khám bác sĩ, chỉ uống thuốc cho qua cơn đau đầu. Đến khi phát hiện ra thì u to lắm, điều trị rất phức tạp. Cũng may vẫn còn trị được.

    17/10/2017
  • Hoàng Anh

    Bố tôi hôm trước có đi khám phát hiện ra là bị u não. Nhưng bác sĩ bào là may là đây là u lành tính nên việc điều trị sẽ dễ dàng hơn.

    05/10/2017
  • Nguyễn Lan Hương

    U não dù là lành tính hay ác tính thì cũng đều chèn ép dây thần kinh. Vì vậy, tốt nhất là nên đi khám và điều trị sớm đi.

    28/09/2017
  • Bùi Đình Tuyển

    Tôi rất thích bài viết, hãy có thật nhiều bài viết hay để mọi người tham khảo.

    15/09/2017
  • Nguyễn Thùy Dương

    Khi thấy mình có các triệu chứng buồn nôn, đau đầu và hay quên, tôi đã đi khám bác sĩ và phát hiện ra mình bị u não. Tuy nhiên rất may mắn là tôi bị u não lành tính và vẫn chữa trị được. Khuyên mọi người nên đi khám ngay khi thấy mình có các dấu hiệu của bệnh.

    11/09/2017
Xem thêm đánh giá

Lê Ánh (25/02/2020)
Chào bác sĩ, em hay bị đau đầu buồn nôn thỉnh thoảng có kèm theo chóng mặt vậy có phải bị u não rồi không ạ
Hảo (25/02/2020)
Bạn cần đi khám, làm các xét nghiệm cần thiết để biết chính xác bệnh của bạn nhé.
Nguyễn Thị Hà (14/06/2019)
E hay bị đau đầu, mỗi lần đau đầu là rất khó chịu đầu dau như búa bổ rất mệt mỏi.em phải uống thuốc giảm đau . cơn đau đầu đến thường xuyên xin hỏi bác sĩ em có phải là bị u não không ạ?
nam (09/04/2019)
mắt nhìn chữ đôi có phải dấu hiệu u não ko ạ
Hello Doctor (11/04/2019)
Chào bạn Nam. Nếu mới chỉ có mình biểu hiện đó thì chưa thể khẳng định bạn đang mắc bệnh u não được. Tuy nhiên, nếu tình trạng này kéo dài làm ảnh hưởng đến cuộc sống của bạn thì bạn nên đi khám để được hỗ trợ điều trị
Lâm Minh Sơn (04/01/2018)
Bác sỹ ơi cho em hỏi, em bị phát hiện u tiễu não meduloplastoma năm 2010, đã được bác sỹ phẩu thuật và xạ trị khoảng 4,5 năm thì bệnh tái phát. Được xạ trị lần 2 nhưng đến 2 năm sau tức hiện tại khi chụp MRI thì thấy có 1 vết nhỏ phía ngoài vết mổ bắt thuốc, trong trường hợp của em thì còn phương pháp điều trị nào tốt nhất nữa không Bác sỹ xin tư vấn giúp em.
Hello Doctor (09/01/2018)
Chào bạn Sơn, thường u nhỏ như vậy thì bác sĩ sẽ yêu cầu hoá xạ trị rồi chụp xạ hình tiếp để xem đáp ứng điêu trị như thế nào. Sau đó tùy tình trạng của bạn mà bác sĩ sẽ đưa ra phương án điều trị tiếp theo. Chúc bạn mau khỏe

Bình luận, đặt câu hỏi

Các thông tin cá nhân của bạn sẽ không bị công khai

Nội dung

Đọc thêm

Tổng hợp các câu hỏi thường gặp về bệnh u não
Kinh nghiệm - chia sẻ
U não là một bệnh được nhiều người quan tâm, do đó, có rất nhiều câu hỏi đặt ra về vấn đề này. Bạn có thể đọc những câu hỏi trong...
U não ở trẻ em nguy hiểm như thế nào
Kinh nghiệm - chia sẻ
Bệnh u não ở trẻ nhỏ rất nguy hiểm, để lại những hậu quả nặng nề trong suốt cuộc đời của trẻ. Do đó, cha mẹ cần biết những biểu hiện của bệnh để sớm chữa trị cho con. [bsngoaitk]...