Tổng hợp các câu hỏi thường gặp về bệnh u não

Tổng hợp các câu hỏi thường gặp về bệnh u não

U não là một bệnh được nhiều người quan tâm, do đó, có rất nhiều câu hỏi đặt ra về vấn đề này. Bạn có thể đọc những câu hỏi trong bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về căn bệnh này.

Bệnh u não là một căn bệnh hết sức nguy hiểm, để lại những hậu quả nặng nền cho bản thân người bệnh và gia đình. Do đó, có không ít câu hỏi liên quan đến căn bệnh này cần được giải đáp. Bài viết dưới đây được tổng hợp bởi các câu hỏi thường gặp về căn bệnh này cũng như những câu trả lời từ các bác sĩ. Mời các bạn tham khảo.

1. Người cao tuổi phẫu thuật u não có an toàn không?

2. Đau đầu, buồn nôn có phải bị u não?

3. Trẻ em bị u não có thể sống được bao lâu?

4. Bệnh u não có lây không?

5. Nghe điện thoại nhiều có bị u não không?

Lưu ý quan trọng: Bài viết này nhằm cung cấp kiến thức mang tính chất tham khảo. Nếu bạn hoặc người thân có triệu chứng để hiểu rõ cụ thể trường hợp của bạn/ người thân, Hello Doctor hỗ trợ qua điện thoại theo số 1900 1246 hoặc nhắn tin trên facebook

Bác sĩ tham vấn thông tin:

✍ Bác sĩ Ngoại Thần Kinh Bệnh viện chợ Rẫy

☎ Gọi Tư vấn Bác sĩ: 19001246

1. Người cao tuổi phẫu thuật u não có an toàn không?

Câu hỏi:

Chào bác sĩ!

Mẹ em năm nay 80 tuổi, 2 năm trước, mẹ em đi khám và được bác sĩ chỉ định là bị u não, bác sĩ cũng chỉ định rằng phương pháp điều trị lúc đó của mẹ em là mổ. Sau khi mổ thành công, tình trạng sức khỏe của mẹ em đã tốt hơn. Tuy nhiên, tuần trước, mẹ em có đi khám sức khỏe định kỳ, phát hiện thêm 1 khối u khác, bác sĩ cũng chỉ định phải mổ. Em rất lo lắng vì không biết phương pháp này có an toàn không vì mẹ em đã khá lớn tuổi?

Cảm ơn bác sĩ!

Trả lời:

Cảm ơn em đã gửi câu hỏi đến cho chúng tôi!

Với bệnh u não, phẫu thuật là phương pháp tốt nhất để loại bỏ khối u, gia tăng cơ hội sống cho người bệnh. Việc tiến hành thực hiện ca phẫu thuật cần được xem xét trên nhiều vấn đề tuổi, tình trạng sức khỏe, vị trí của khối u, mức độ phát triển của khối u cũng như cơ sở thiết bị y tế, tay nghề của bác sĩ. Do đó, việc mẹ em đã 80 tuổi và khả năng thực hiện thành công ca phẫu thuật lần 2 này phụ thuộc vào những yếu tố khác ngoài tuổi tác. Em cần trao đổi lại với bác sĩ điều trị về vấn đề này. 

_____________________________

    HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

          DỄ DÀNG GẶP BÁC SĨ: GỌI 1900146

GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ SỨC KHỎE LẬP TỨC: GỌI 19001246

(Liên lạc qua điện thoại, trước khi đến trực tiếp cơ quan y tế, để tránh lây nhiễm Covid-19)

_____________________________

Đau đầu, buồn nôn là những dấu hiệu của bệnh u não

2. Đau đầu, buồn nôn có phải bị u não?

Câu hỏi:

Chào bác sĩ!

Tôi năm nay 43 tuổi, thời gian gần đây, tôi thường xuyên bị buồn nôn, đau đầu. Tình trạng này kéo dài được gần 1 tháng. Tôi có đọc được bài báo liên quan đến các dấu hiệu của u não, trong đó có buồn nôn và đau đầu. Vậy với những biểu hiện của mình, liệu tôi có bị u não hay không?

Trả lời: 

Chào bạn!

Như bạn đã nói, u não có nhiều biểu hiện khác nhau như đau đầu, buồn nôn, co giật, không kiểm soát được hành vi, suy giảm thị lực, ... nhưng điều đó không chứng tỏ rằng tất cả những người bị đau đầu, buồn nôn đều bị u não. Do đó, bệnh u não thường được kết luận khi đã thăm khám bằng các kĩ thuật, máy mọc hiện đại. Chúng tôi khuyên bạn nên đến cơ sở y tế gần nhất để được các bác sĩ thăm khám kịp thời. 

3. Trẻ em bị u não có thể sống được bao lâu?

Câu hỏi:

Chào bác sĩ!

Con tôi năm nay 6 tuổi, cháu vừa được bác sĩ chẩn đoán là mắc bệnh ung thư não. Bác sĩ cho tôi hỏi, con tôi có thể sống được bao lâu nữa? Và phương pháp điều trị nào là tốt nhất cho con tôi.

Trả lời: 

Chào bạn!

Với câu hỏi của bạn, chúng tôi xin trả lời như sau: bệnh u não ở trẻ em đa phần là ung thư não nguyên phát với tỉ lệ sống thường là 10-12 tháng với tất cả các điều trị bao gồm phẫu thuật, hóa trị và xạ trị. Tuy nhiên, mức độ này cũng không hoàn toàn chính xác, có thể thay đổi tùy theo tình trạng và loại bệnh mà trẻ mắc phải cũng như chế độ chăm sóc và ý chí của người bệnh. Do đó, bạn và gia đình cần nghe theo sự chỉ dẫn và phương pháp điều trị của bác sĩ, đồng thời dành sự quan tâm, chăm sóc đến trẻ để trẻ có thêm nghị lực vượt qua khó khăn này.

_____________________________

    HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

          DỄ DÀNG GẶP BÁC SĨ: GỌI 1900146

GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ SỨC KHỎE LẬP TỨC: GỌI 19001246

(Liên lạc qua điện thoại, trước khi đến trực tiếp cơ quan y tế, để tránh lây nhiễm Covid-19)

_____________________________

Bệnh u não ở trẻ em

4. Bệnh u não có lây không?

Câu hỏi:

Chào bác sĩ!

Vợ tôi bị phát hiện bị u não trong thời gian gần đây. Gia đình tôi lại mới có thêm một cháu nhỏ hơn 1 tuổi. Tôi rất lo lắng, không biết con tôi có bị ung thư não do bị di truyền từ vợ tôi hay không? Và nếu cháu bị mắc phải căn bệnh này thì có phương pháp nào điều trị phù hợp không vì con tôi còn quá nhỏ?

Trả lời: 

Cảm ơn bạn đã đặt câu hỏi cho chúng tôi.

Theo kết quả nghiên cứu của các công trình nghiên cứu mà chúng tôi có, bệnh u não không phải là căn bệnh di truyền. Tuy nhiên, những đứa trẻ có bố hoặc mẹ bị u não có nguy cơ mắc phải căn bệnh này cao hơn gấp 2 lần so với những đứa trẻ khác. Để xác định xem bé nhà bạn có bị u não giống mẹ hay không, gia đình nên theo dõi thêm về các biểu hiện của trẻ. Đồng thời, bạn cũng có thể hỏi ý kiến của bác sĩ điều trị cho vợ bạn, đưa trẻ đi khám để sớm có kết luận từ bác sĩ.

Y học hiện tại chỉ có phương pháp điều trị bằng thuốc, phẫu thuật, xạ trị được đánh giá là mang lại kết quả cao. Các bác sĩ điều trị sẽ đưa ra phương pháp phù hợp nhất dựa trên kết quả bệnh án của con bạn. Chúng tôi hi vọng rằng con bạn sẽ không bị ảnh hưởng bởi căn bệnh từ người mẹ và có một cuộc sống khỏe mạnh như những đứa trẻ khác. 

5. Nghe điện thoại nhiều có bị u não không?

Câu hỏi:

Chào bác sĩ! Tôi được nghe thông tin rằng nghe nhiều điện thoại sẽ có tỉ lệ bị u não cao. Không biết điều này có chính xác không? Mong bác sĩ trả lời giúp.

Trả lời: 

Chào bạn! Cho tới thời điểm hiện tại, chúng tôi chưa được chứng kiến kết quả nghiên cứu nào khẳng định việc nghe nhiều điện thoại sẽ dẫn đến bệnh u não. Tuy nhiên, chúng tôi có thể khẳng định rằng, các sóng từ được phát ra từ điện thoại tác động nhất định đến não bộ của con người, do đó, việc nghe điện thoại thường xuyên sẽ gây ra những hậu quả về não. Chính vì vậy, cần hạn chế tối đa việc nghe và sử dụng điện thoại bạn nhé.

U não nên được điều trị sớm để tránh những hậu quả nguy hiểm, vì vậy khi thấy bản thân có các dấu hiệu của bệnh, bạn nên đi khám để đươc chuẩn đoán và điều trị sớm nhất. Bạn có thể liên hệ với các bác sĩ của Hello Doctor chúng tôi để nhận được sự hỗ trợ và giúp đỡ qua số điện thoại 1900 1246.



Bác sĩ khám, điều trị

Nguyễn Tường Vũ

Thạc sĩ-Bác sĩ Nguyễn Tường Vũ

Khoa: Nội thần kinh, Ngoại thần kinh

Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy

Kinh nghiệm: 28 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Nguyễn Văn Hào

Thạc sĩ Nguyễn Văn Hào

Khoa: Cơ xương khớp, Nội thần kinh, Ngoại thần kinh

Nơi làm việc: Phòng Quân y – Bộ Tư lệnh Pháo binh

Kinh nghiệm: 22 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa cấp 2

Thông tin thêm về U não - Brain tumor

U não ở trẻ em nguy hiểm như thế nào
Bệnh u não ở trẻ nhỏ rất nguy hiểm, để lại những hậu quả nặng nề trong suốt cuộc đời của trẻ. Do đó, cha mẹ cần biết những biểu hiện của bệnh để sớm chữa trị cho con. [bsngoaitk]...

Đánh giá bài viết Gửi đánh giá

  • Hoàng Thùy

    Bài viết tổng hợp rất hay, tôi có gửi câu hỏi về, mong bác sĩ giải đáp giúp tôi

    29/09/2017

Bình luận, đặt câu hỏi

Các thông tin cá nhân của bạn sẽ không bị công khai

Nội dung