Chăm sóc bệnh nhân động kinh

Chăm sóc bệnh nhân động kinh

Hầu hết các cơn động kinh xảy ra trong cộng đồng (ngoài bệnh viện) nên việc nắm vững các kiến thức xử trí trong và chăm sóc sau cơn động kinh xảy ra của gia đình và mọi người xung quanh có ý nghĩa rất quan trọng trong bảo vệ sức khỏe và tính mạng của bệnh nhân động kinh.

I. Chăm sóc bệnh nhân đang trong cơn động kinh

II. Chăm sóc bệnh nhân sau cơn động kinh

III. Những trường hợp động kinh cần đến sự giúp đỡ của nhân viên y tế

IV. Biện pháp phòng ngừa các cơn động kinh tái phát

===

Tham vấn thông tin, tư vấn và hẹn khám bệnh:

Bác sĩ Nguyễn Tường Vũ

Bác sĩ Lê Thành Nhân

===

Sau đây là những thông tin cần lưu ý khi xử trí và chăm sóc cho bệnh nhân động kinh:

I. Chăm sóc bệnh nhân đang trong cơn động kinh:

1. Cách xử trí khi cơn động kinh đang diễn ra:

   Khi bệnh nhân đột nhiên ngã xuống đất và co giật, chúng ta nên bình tĩnh thực hiện theo các bước sau:

- Để bệnh nhân nằm tại chỗ trên một mặt phẳng, nghiêng đầu sang một bên ( hay nghiêng cả người) cho đờm dãi chảy ra ngoài tránh gây tắt đường thở, tìm vật mềm kê đầu để tránh va đập đầu như: gối, áo, khăn,….

- Nới lỏng quần áo ( tháo khuy áo trên cùng, cà vạt,….), kêu gọi mọi người tránh xa bệnh nhân cho thoáng khí.

- Loại bỏ các vật sắc nhọn, đồ nguy hiểm,… ra xa bệnh nhân.

2. Những lưu ý không được thực hiện khi xử trí:

- Không di chuyển bệnh nhân (trừ trường hợp bệnh nhân đang nằm trong vùng nguy hiểm ảnh hưởng tính mang).

- Không được trói giữ hay cố gắng giữ chặt tay chân bệnh nhân vì có thể làm gãy xương và cứ để bệnh nhân tự do.

- Không cố gắng cạy miệng, nhét vật cứng vào miệng bệnh nhân.

- Không xoa, bóp dầu hay cho ăn uống khi đang trong cơn và chưa tỉnh hoàn toàn.

3. Ghi nhớ những thông tin sau đây trong diễn tiến cơn động kinh có thể hữu ích cho việc chẩn đoán và điều trị của bác sĩ:

- Cơn co giật kéo dài bao lâu và bao nhiêu cơn?

- Bệnh nhân có những biểu hiện gì trước và trong cơn co giật như thế nào?

- Có mất ý thức trong cơn hay không?

- Bệnh nhân có đại tiểu tiện mất tự chủ hay không?

- Bệnh nhân có bị chấn thương hay không?

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

II. Chăm sóc bệnh nhân sau cơn động kinh:

-  Bệnh nhân vẫn còn khó thở thì có thể dùng khăn, gạc,… hay ngón tay để lấy chất đờm dãi, nôn ói ra khỏi miệng bệnh nhân một cách nhẹ nhàng

- Cho bệnh nhân tiếp tục nằm nghiêng để bệnh nhân cảm thấy thoải mái, nghỉ ngơi

- Không cho ăn uống khi bệnh nhân chưa hồi tỉnh hoàn toàn

- Kiểm tra các chấn thương có thể xảy ra trong cơn động kinh

- Tiếp tục quan sát bệnh nhân cho đến khi hồi phục hoàn toàn.

III.Những trường hợp động kinh cần đến sự giúp đỡ của nhân viên y tế:

- Ngưng thở trên 30 giây

- Không phản ứng bình thường trong vòng 1 giờ sau cơn, hay có các biểu hiện mới như: lú lẫn, giảm trí nhớ, khó khăn đi lại hay nói chuyện,…

- Cơn co giật kéo dài trên 5 phút hay cơn thứ hai đến ngay lập tức

- Co giật kèm: sốt cao, đau đầu đột ngột,… hay sau chấn thương, hít khí độc, sau ăn,…

- Chấn thương sau khi bị co giật

- Bệnh nhân bị bệnh tiểu đường hay tim mạch lên cơn co giật

- Phụ nữ mang thai lên cơn co giật

- Trẻ em lên cơn co giật lần đầu tiên

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

IV. Biện pháp phòng ngừa các cơn động kinh tái phát:

1. Đối với bệnh nhân:

- Nên hiểu rõ về bệnh của mình, nhận biết được các tác nhân gây ra cơn co giật cho mình và tìm cách để tránh nó, tìm hiểu các dấu hiệu báo trước khi có cơn động kinh (nếu có) như: đột ngột sợ hãi,…

- Nỗ lực điều trị, tuân theo hướng dẫn điều trị của bác sĩ chuyên khoa như: uống thuốc theo đơn, đúng liều, đúng giờ, không tự ý bỏ thuốc hay ngưng sử dụng,…

- Nên đi khám theo đúng lịch hẹn của bác sĩ chuyên khoa.

- Thường xuyên tập luyện thể dục thể thao đều đặn, tham gia các hoạt động vui chơi trong cộng đồng đúng mức như: yoga, dưỡng sinh, văn nghệ, chơi cờ, đi bộ,….NhầmNgười bệnh nên tích cựcnâng cao sức khỏe, thư giãn tinh thần. Tránh các hoạt động thể lực quá mức hay áp lực tinh thần dẫn đến stress cho bản thân.

- Chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng: tăng cường rau xanh, trái cây, thực phẩm giàu đạm và canxi,…, tránh nhịn đói dễ gây hạ đường huyết là yếu tố thuận lợi cho cơn động kinh.

- Chế độ sinh hoạt hợp lí: thức ngủ đúng giờ, đủ giấc, tránh sử dụng các chất kích thích: thuốc lá, rượu, bia,…

- Tránh làm những công việc gây nguy hiểm: trên cao, dưới nước, gần lửa, lái xe,….

2. Đối với gia đình:

- Luôn luôn động viên, chiasẻvà khích lệ bệnh nhân.

- Gia đình nên theo dõi và động viên bệnh nhân uống thuốc đều đặn, đúng liều, đúng giờ theo hướng dẫn bác sĩ.

- Gia đình nên theo dõi và ghi chép lại diễn tiến bệnh của bệnh nhân. Khi bệnh nhân lên cơn người nhà nên thực hiện đúng các bước xử trí và chăm sóc bệnh nhân trong và sau cơn động kinh.

- Đảm bảo cho bệnh nhân có chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, sinh hoạt đúng mức, tránh dùng chất kích thích.

3. Đối với cộng đồng:

- Nhận biết sớm và giúp đỡ bệnh nhân khi lên cơn động kinh. Tuân thủ thực hiện các bước xử trí và chăm sóc bệnh nhân trong và sau cơn động kinh.

- Liên hệ ngay với người nhà của bệnh nhân.

- Gọi cấp cứu khi trong các trường hợp động kinh cần đến sự giúp đỡ của nhân viên y tế

- Tạo điều kiện thuận lợi cho bệnh nhân hòa nhập với cộng đồng và công việc thích hợp cho bệnh nhân làm.

4. Đối với nhân viên y tế:

- Tuyên truyền, hướng dẫn bệnh nhân, gia đình và mọi người xung quanh hiểu rõ về bệnh: nguyên nhân, yếu tố thuận lợi,cách nhận biết sớm, cách xử trí khi lên cơn, điều trị, biến chứng, phòng ngừa,…..

- Tổ chức tái khám định kỳ, quản lí và theo dõi bệnh.

Để điều trị bệnh động kinh với các bác sĩ của Hello Doctor, gia đình bạn có thể liên hệ đặt khám theo số điện thoại 1900 1246


Bác sĩ khám, điều trị

Nguyễn Tường Vũ

Thạc sĩ-Bác sĩ Nguyễn Tường Vũ

Khoa: Nội thần kinh, Ngoại thần kinh

Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy

Kinh nghiệm: 28 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Lê Thành Nhân

Thạc sĩ - Bác sĩ Lê Thành Nhân

Khoa: Tâm thần, Nội thần kinh

Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy

Kinh nghiệm: 7 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Nguyễn Văn Hào

Thạc sĩ Nguyễn Văn Hào

Khoa: Cơ xương khớp, Nội thần kinh, Ngoại thần kinh

Nơi làm việc: Phòng Quân y – Bộ Tư lệnh Pháo binh

Kinh nghiệm: 22 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa cấp 2

Thông tin thêm về Động kinh

Bệnh động kinh ở nam giới
Đàn ông trải qua các vấn đề về động kinh mà chỉ có duy nhất đối với giới tính của họ. Những điều này có thể là khá phức...
Thuốc điều trị động kinh
Bệnh động kinh là bệnh mãn tính và rất khó để chữa khỏi hoàn toàn. Phương pháp điều trị được ưu tiên hàng đầu hiện nay...
Bệnh động kinh có di truyền không?
1. Di truyền và ảnh hưởng đến bệnh động kinh 2. Nguy cơ khi có người nhà mắc bệnh động kinh 3. Động kinh có nên có con hay không ? 4....
Bệnh động kinh nên ăn gì
Bệnh động kinh là một rối loạn thần kinh bắt nguồn từ các tín hiệu điện trong não, gây co giật tái diễn. Hoặc sự phóng điện não bộ quá...
Động kinh ở người lớn
Động kinh không phải là một bệnh với vài triệu chứng đơn thuần nhưng là một bệnh gây nên rất nhiều nhóm triệu chứng khác nhau, nguyên...

Đánh giá bài viết Gửi đánh giá

  • Trần Long

    Chào bác sĩ. Bố tôi bị bệnh động kinh đã lâu năm nhờ bác sĩ mà bệnh tình đã đỡ hơn nhiều. Cảm ơn bác sĩ.

    08/06/2018

Bình luận, đặt câu hỏi

Các thông tin cá nhân của bạn sẽ không bị công khai

Nội dung