Nhồi máu cơ tim - cơn đau tim

Nhồi máu cơ tim - cơn đau tim

Nhồi máu cơ tim là một căn bệnh khá phổ biến trong các bệnh về tim mạch, điển hình bởi các cơn đau tim quặn thắt. Nhồi máu cơ tim rất nguy hiểm và cần phải được điều trị sớm.

1. Bệnh nhồi máu cơ tim là gì

2. Triệu chứng của bệnh nhồi máu cơ tim

3. Nguyên nhân gây ra bệnh nhồi máu cơ tim

4. Biến chứng của bệnh nhồi máu cơ tim

5. Điều trị bệnh nhồi máu cơ tim

6. Phòng chống bệnh nhồi máu cơ tim

7. Bác sĩ điều trị

8. Chia sẻ của bệnh nhân

1. Bệnh nhồi máu cơ tim là gì?

Tình trạng đau tim (tên tiếng Anh là Heart Attack) hay còn gọi là nhồi máu cơ tim (tên tiếng Anh là Myocardial Infarction - MI) diễn ra khi dòng máu nuôi tim bị tắc nghẽn, các mảng xơ vữa hình thành ở động mạch vành (coronary arteries) thường được hình thành bởi chất béo, cholesrerol hay các thành phần khác. Khi dòng máu qua mạch vành bị tắc nghẽn, cơ tim sẽ bị tổn thương hay chết đi do thiếu máu nuôi.

Nhồi máu cơ tim có thể gây tử vong, nhưng nếu tuân thủ điều trị thì tình trạng sức khỏe có thể được cải thiện qua nhiều năm. Hãy nhờ đến sự trợ giúp của y tế bằng cách gọi điện thoại cấp cứu nếu bạn bị đau tim.

2. Các dấu hiệu, biểu hiện và triệu chứng của bệnh nhồi máu cơ tim

Các dấu hiệu và triệu chứng thường gặp nếu có cơn đau tim gồm:

Các triệu chứng khác có thể gặp

Không phải tất cà bệnh nhân đều gặp những triệu chứng giống nhau hay ở mức độ đau như nhau. Một vài người có thể đau nhẹ, một số khác đau nặng hơn. Một vài người không có bất kì triệu chứng nào, trong khi vài người có tình trạng tim ngưng đập (cardiac arrest). Tuy vậy, nếu bạn gặp phải nhiều triệu chứng hơn, bạn rất có nguy cơ gặp phải một cơn đau tim.

Nhồi máu cơ tim có thể diễn ra đột ngột nhưng cũng có thể chỉ có các dấu hiệu và triệu chứng cảnh báo trong nhiều giờ, hay nhiều ngày. Dấu hiệu cảnh báo sớm nhất là cơn đau thắt ngực, tăng lên khi gắng sức hay lặp lại khi đang nghỉ. Đau thắt ngực gây ra do tình trạng giảm lượng máu đến tim.

Nhồi máu cơ tim khác với tình trạng ngưng tim (xuất hiện khi xung điện dẫn truyền tim bị gián đoạn, làm tim không thể bơm máu đến các cơ quan khác của cơ thể). Bệnh nhồi máu cơ tim có thể gây ngưng tim nhưng đó không phải là nguyên nhân duy nhất.

Dấu hiệu, biểu hiện và triệu chứng của bệnh nhồi máu cơ tim

Khi nào nên gặp bác sĩ?

Hãy đến gặp bác sĩ ngay. Một vài bệnh nhân chần chừ không đến gặp bác sĩ vì họ không ghi nhận được các triệu chứng và dấu hiệu quan trọng của bệnh nhồi máu cơ tim. Nếu gặp phải trường hợp sau bạn cần đến ngay cơ sở chuyên khoa để thăm khám:

  • Gọi điện nhờ sự trợ giúp của cấp cứu: Nếu bạn cho rằng mình đang bị đau tim, đừng chần chừ, hãy lập tức gọi cấp cứu hay số điện thoại bệnh viện địa phương. Nếu bạn không tìm được các dịch vụ cấp cứu,  hãy nhờ người đưa bạn đến bệnh viện gần nhất. Chỉ tự đến bệnh viện một mình khi bạn không còn sự lựa chọn nào khác. Bởi vì tình trạng sức khỏe của bạn có thể tệ hơn, gây nguy hiểm cho bạn và người khác.
  • Dùng thuốc giãn mạch: Dùng thuốc theo hướng dẫn khi đợi sự trợ giúp của cấp cứu.
  • Dùng thuốc giảm đau (nếu được phép): Sử dụng thuốc giảm đau khi đau tim giúp giảm tình trạng tổn thương của tim. Thuốc này có thể tương tác với các loại thuốc khác, cho nên không dùng thuốc giảm đau trừ khi bác sĩ hay nhân viên cấp cứu cho phép. Không nên tự ý dùng thuốc mà hãy ưu tiên gọi điện cho cấp cứu.

Bạn cần làm gì khi có người bị đau tim

Nếu bạn gặp ai đó đang đang bất tỉnh, hãy gọi điện cho cấp cứu và đồng thời hồi sức cấp cứu cho họ, ép tim để giữ dòng máu chảy. Ép thật mạnh và nhanh ở ngực với tốc độ nhanh và đều, khoản 100 - 120 nhịp một phút. Không cần phải kiểm tra hô hấp hay thổi ngạt trừ phi bạn được huấn luyện qua các lớp hồi sức cấp cứu.

Bác sĩ tham vấn thông tin:

✍ Các bác sĩ Tim Mạch Hello Doctor 

☎ Gọi Bác sĩ

유 Chat Bác sĩ trên Facebook

3. Nguyên nhân gây ra bệnh nhồi máu cơ tim

Nhồi máu cơ tim xuất hiện khi một hay nhiều nhánh động mạch vành bị tắc nghẽn. Theo thời gian, lòng ống mạch vành có thể bị hẹp do việc tích tụ các chất ở thành mạch như cholesterol. Đây là tình trạng gây ra bệnh mạch vành và chiếm tỷ lệ gây đau tim nhiều nhất.

Khi bị nhồi máu cơ tim, các mảng xơ vữa sẽ vỡ ra và đi vào máu, huyết khối có thể được hình thành ở một bên của mảng xơ vữa đã vỡ. Nếu đủ lớn, huyết khối còn có khả năng làm tắt hoàn toàn sự lưu thông máu trong mạch vành. 

Một nguyên do khác dẫn đến nhồi máu cơ tim là việc mạnh vành co thắt làm giảm đột ngột lượng máu đến nuôi một phần cơ tim. Việc hút thuốc hay sử dụng chất kích thích có thể gây ra các cơn co thắt nghiêm trọng. Ngoài ra nhồi máu cơ tim còn có nguyên do ở bệnh bóc tách động mạch vành tự phát (spontaneous coronary artery dissection).

Yếu tố nguy cơ bị bệnh nhồi máu cơ tim

Có nhiều yếu tố nguy cơ hình thành nên xơ vữa động mạch (atherosclerosis) làm hẹp lòng động mạch cản trở máu đến các cơ quan. Bạn có thể cải thiện và loại trừ các nguyên nhân trên để phòng ngừa nhồi máu cơ tim sau này.

Các yếu tố nguy cơ gây đau tim bao gồm:

  • Tuổi: Nam trên 45 tuổi hay nữ trên 55 tuổi thường có nguy cơ cao hơn so với người trẻ tuổi.
  • Thuốc lá: Hút thuốc làm tăng nguy cơ gây đau tim.
  • Cholesterol hay tỷ lệ triglicerid trong máu cao: Tỷ lệ LDL cao (cholesterol xấu) có nguy cơ gây hẹp lòng mạch máu, tỷ lệ LDL cao thường liên quan đến khẩu phần ăn và tăng nguy cơ đau tim. Tuy nhiên tỷ lệ HDL trong máu cao (cholesterol) tốt lại làm giảm nguy cơ gây đau tim.
  • Đái tháo đường (diabetes): Insulin, hormone tiết ra ở tuyến tụy cho phép cơ thể sử dụng glucose - một dạng của đường. Khi bị bệnh đái tháo đường, thì có tình trạng không sản xuất đủ insulin hay không đáp ứng với insulin, khiến lượng đường đọng lại trong máu cao lên, tăng nguy cơ đau tim.
  • Tiền căn gia đình bị bệnh tim: Nếu anh chị em, bố mẹ hay ông bà bạn bị đau tim lúc còn trẻ (dưới tuổi 55 ở nam và 65 ở nữ), bạn có nguy cơ bị đau tim cao hơn những người gia đình không có tiền sử mắc bệnh.
  • Ít hoạt động thể chất: Việc ít vận động làm tăng nguy cơ cao huyết áp và béo phì. Người thường xuyên vận động sẽ có sức khỏe tim mạch tốt hơn, làm giảm nguy cơ đau tim... Luyện tập cũng là cách tốt để giảm nguy cơ cao huyết áp.
  • Béo phì: Thường đi kèm với cholesterol máu cao, triglycerid cao, cao huyết áp và tiểu đường. Giảm 10% khối lượng cơ thể đồng nghĩa với việc sẽ giảm được nguy cơ đau tim.
  • Stress: Khi đối mặt với bệnh stress, bạn có thể tăng nguy cơ đau tim.
  • Chất kích thích: Dùng các chất kích thích có thể gây co thắt mạch vành gây đau tim.
  • Tiền sản giật (preeclampsia): Tình trạng này gây cao huyết áp thai kì và tăng nguy cơ đau tim.
  • Bệnh tự miễn, như bệnh thấp khớp hay bệnh lupus ban đỏ:  Tăng nguy cơ gây đau tim.

4. Biến chứng và tác hại của bệnh nhồi máu cơ tim

Các biến chứng của bệnh nhồi máu cơ tim thường liên quan đến các tổn thương của tim sau đó. Các tổn thương bao gồm:

  • Loạn nhịp tim (arrhythmias): Có thể xuất hiện dẫn truyền xung động chu kì ngắn, gây loạn nhịp tim, một số trường hợp rất nghiêm trọng, gây tử vong.
  • Suy tim: Đau tim có thể làm tổn thương các tế bào cơ tim trên diện rộng khiến tim khó khăn trong việc tống máu đi. Suy tim có thể chỉ tạm thời, hay có thể là tình trạng mạn tính làm tổn thương cơ tim diện rộng.
  • Rách cơ tim: Vùng cơ tim bị tổn thương sau khi đau tim có thể gây rách tim, và tình trạng này gây nguy hiểm đến tính mạng.
  • Các vấn đề ở van tim: Van tim bị tổn thương sau một cơn đau tim có thể gây các vấn đề nghiêm trọng như hở van.

5. Các phương pháp điều trị bệnh nhồi máu cơ tim

Chuẩn bị trước khi đi khám

Đau tim thường được chẩn đoán khi đang cấp cứu. Tuy nhiên nếu bạn cần lưu ý đến các nguy cơ có thể gây đau tim. Hãy đến bác sĩ để kiểm tra và tìm ra cách phòng ngừa. Nếu bạn có nguy cơ cao, hãy gặp bác sĩ chuyên khoa tim mạch.

Đây là một số thông tin có thể giúp bạn để chuẩn bị:

Tôi nên làm gì?

  • Lưu ý chỉ định trước hẹn: Khi hẹn với bác sĩ, hãy hỏi bác sĩ cần làm gì trước khi đến buổi hẹn, như điều chỉnh chế độ ăn, ví dụ như kiểm tra nồng độ cholesterol máu, không nên ăn uống trước đó.
  • Ghi lại các triệu chứng: Bao gồm cả các triệu chứng không liên quan đến bệnh mạch vành.
  • Ghi lại các điểm lưu ý của bản thân: Bao gồm tiền sử gia đình có ai mắc các bệnh tim mạch không, đột quỵ, cao huyết áp, tiểu đường, áp lực đang đối mặt hiện tại hay các thay đổi cuộc sống gần đây.
  • Liệt kê các loại thuốc đang dùng: cả vitamin hay các thuốc hỗ trợ.
  • Đi cùng người thân: Nếu được, một người có thể giúp bạn nhớ lại những điều bạn quên và còn sót.
  • Chuẩn bị để trao đổi về lối sống: Nếu bạn không theo một chế độ ăn cụ thể nào hay không có thói quen tập thể dục, hãy trao đổi với bác sĩ về những điều cần phải thay đổi và các khó khăn có thể gặp phải.
  • Ghi lại các câu hỏi sẽ trao đổi với bác sĩ: Chuẩn bị danh sách các câu hỏi sẽ có lợi cho bạn trong suốt thời gian trao đổi.

Điều bạn nên làm ngay

Không bao giờ là sớm để thay đổi lối sống lành mạnh, như bỏ thuốc lá, ăn các thức ăn có lợi cho sức khỏe hay thường xuyên hoạt động thể chất. Đây là những điều có thể làm để phòng ngừa nguy cơ đau tim.

Điều trị bệnh nhồi máu cơ tim bằng phương pháp phẫu thuật

Điều trị bệnh nhồi máu cơ tim bằng phương pháp phẫu thuật

Chẩn đoán

Bác sĩ nên theo dõi và để ý trong suốt quá trình thăm khám để tìm ra các yếu tố nguy cơ dẫn đến đau tim.

Nếu bạn đang trong phòng cấp cứu với các triệu chứng của đau tim, bạn nên yêu cầu nhân viện y tế mô tả lại triệu chứng của bạn, cũng như đo nhiệt độ, mạch và huyết áp cho bạn. Nhân viên y tế sẽ kiểm tra tim của bạn trên màn hình và sẽ được thực hiện các xét nghiệm cận lâm sàng nếu bị đau tim.

Các xét nghiệm và cận lâm sàng sẽ giúp bạn kiểm tra khi bạn có các triệu chứng, như đau ngực, đau tim hay các tình trạng khác, bao gồm:

  • Điện tâm đồ (ECG): Kiểm tra đầu tiên để chẩn đoán đau tim dựa trên hoạt động xung điện của tim bạn. Xung động dẫn truyền được ghi lại sẽ hiện lên màn hình hay in ra giấy. Vì khi cơ tim bị tổn thương không thể nhận xung động điện như bình thường. ECG cho phép tìm ra tình trạng đau tim vừa diễn ra hay đã trải qua trước đó.
  • Xét nghiệm máu: Các enzyms ở tim sẽ thoát ra ngoài và vào máu nếu như tim bị tổn thương sau một cơn đau tim. Bác sĩ khoa cấp cứu sẽ lấy mẫu máu của bạn để kiểm tra xem có sự xuất hiện của enzymes này trong máu không.

Các xét nghiệm và chẩn đoán hình ành khác

Nếu bạn đã trải qua một cơn đau tim hay mới bị, bác sĩ sẽ lập tức thực hiện các bước để điều trị cho bạn. Và một số xét nghiệm và chẩn đoán hình ảnh bác sĩ có thể cho bạn thực hiện bao gồm:

Xquang ngực: Hình ảnh X-quang cho phép bác sĩ kiểm tra kích thước của tim cũng như mạch máu và dịch ở phổi.

Siêu âm tim: Sóng siêu âm từ đầu dò sẽ tái lập hình ảnh hoạt động của tim lên màn hình. Siêu âm có thể giúp định vị được vùng tim bị tổn thương và tống máu không đều.

Chụp cản quang mạch vành (angiogram): Thuốc cản quan được bơm vào động mạch qua catheter - một ống dài chuyên dụng và vào mạch máu qua các động mạch lớn như động mạch đùi, thuốc nhuộm đi đến các mạch máu sẽ hiện thị hình ảnh lên xquang, cho thấy các phần động mạch bị tắt.

Stress tests: Sau khi đau tim được nhiều ngày hay nhiều tuần, bạn sẽ được thực hiện stress test. Stress tests có nhiệm vụ đo lường hoạt động của mạch máu và tim khi gắng sức. Bạn có thể phải đi bộ hay đạp xe trên máy và được đo lại điện tâm đồ trong lúc hoạt động. Hoặc dùng thuốc kích thích tim hoạt động như khi đang gắng sức.

Bác sĩ của bạn có thể cho bạn thực hiện stress test hạt nhân bằng cách tiêm thuốc cản quan và các kỹ thuật ghi hình đặc biệt để tái hiện hình ảnh hoạt động của tim khi đang gắng sức. Phương pháp này giúp theo dõi tình trạng bệnh trong thời gian dài.

Chụp cắt lớp (CT) hay cộng hưởng từ (MRI): Dùng để chẩn đoán các vấn đề về tim mạch, cả những tỗn thương diện rộng sau khi đau tim. Khi chụp cắt lớp, bạn sẽ nằm trong một cỗ máy hình vòng, tia X của máy sẽ quét khắp cơ thể và cho các hình ảnh từng phần ở tim và ngực bạn.

Ở chụp cộng hưởng từ, bạn sẽ nằm trong một cỗ máy hình thoi có phát ra từ trường. Sóng điện từ và sóng vô tuyến sẽ thu thập các phần tử của tế bào, tái hiện hình ảnh quả tim của bạn.

Điều trị

Điều trị đau tim trong bệnh viện

Mỗi phút sau khi cơn đau tim xuất hiện thì càng nhiều tế bào tim bị thiếu oxy và chết đi. Cách tốt nhất để bảo vệ tim là phục hồi dòng chảy của máu càng nhanh càng tốt.

Thuốc

Các thuốc sau chữa trị đau tim bao gồm:

  • Aspirin: Nhân viên cấp cứu có thể cho bạn dùng thuốc ngay lập tức. Thuốc có tác dụng làm tan huyết khối, giúp dòng máu chảy qua chỗ tắt được phục hồi.
  • Thuốc tan huyết khối: Thuốc có tác dụng làm tan huyết khối và phục hồi dòng chảy của máu ở tim. Sử dụng thuốc sau khi đau tim càng sớm, bạn càng giảm tỷ lệ tử vong và tổn thương tim.
  • Thuốc chống kết tập tiểu cầu: Bác sĩ cấp cứu sẽ cho bạn sử dụng loại thuốc làm giảm tình trạng hình thành huyết khối mới và tránh tình trạng tăng kích thuốc cục huyết khối.
  • Thuốc loãng máu
  • Thuốc giảm đau
  • Thuốc giãn mạch: Thuốc này còn được dùng để trị đau thắt ngực (angina), làm máu lưu thông hơn.
  • Thuốc chẹn beta: Thuốc này giúp giãn cơ tim, làm chậm nhịp tim và giảm huyết áp. Chẹn beta có thể giảm tỷ lệ tế bào cơ tim bị tổn thương và phòng ngừa đau tim.
  • Chặn ACE: Làm giảm nồng độ máu và áp lực cho tim.

Phẫu thuật

Ngoài dùng thuốc, bạn có thể sẽ phải phẫu thuật để điều trị tình trạng đau tim của bạn:

Đặt stent mạch vành: Bằng cách luồng catheter vào động mạch từ động mạch lớn như động mạch cánh tay hay động mạch đùi đến mạch vành bị tắc. Phẫu thuật này được thực hiện sau khi định vị được chỗ tắc.

Sau đó, bác sĩ sẽ bơm phồng quả bóng chuyên dụng ở đầu catheter để nong rộng lòng động mạch bị tắt, luồng một dụng cụ đặt biệt (stent) để phục hồi dòng chảy của máu qua chỗ tắc. Tùy vào tình trạng của bạn, bác sĩ có thể đặt stent có phủ thuốc chống đông để giúp mạch máu của bạn lưu thông.

Phẫu thuật bắc cầu mạch vành: Ở vài trường hợp, bác sĩ sẽ thưc hiện phẫu thuật này sau khi bạn trải qua cơn đau tim từ 3 đến 7 ngày phục hồi. Phẫu thuật bao gồm nối bắt cầu một đoạn mạch qua chỗ tắc để máu có thể lưu thông.

Khi máu được lưu thông và tình trạng của bạn đã ổn định, bạn vẫn phải được theo dõi ở bệnh viện.

Biện pháp khắc phục

Cuộc sống của bạn sẽ ảnh hưởng ra sao khi bạn bị đau tim ? Bạn có thể trở lại cuộc sống thường nhật hay không ?

Đây là một vài gợi ý giúp bạn:

  • Kiểm soát cảm xúc: Giận dữ, sợ hãi, tội lỗi và trầm cảm là phổ biến sau cơn đau tim. Hãy trao đổi nó với bác sĩ, gia đình hay bạn bè. Hay tham gia vào các nhóm hỗ trợ sức khỏe.
  • Tham gia hỗ trợ phục hồi: Nhiều bệnh viện có các chương trình giúp bạn phục hồi, tùy vào mức độ tổn thương của bạn và liệu trình sẽ kéo dài hàng tuần hay hàng tháng khi bạn xuất viện. Liệu trình phục hồi tim mạch tập trung vào 4 yếu tố - thuốc, thay đổi lối sống, vấn đề tâm lý và phục hôi giúp bạn trở lại cuộc sống thường nhật.

Sinh hoạt tình dục sau đau tim

Nhiều người lo lắng về việc sinh hoạt tình dục sau đau tim, nhưng thực chất nhiều người có thể sinh hoạt tình dục bình thường sau khi phục hồi đau tim. Việc sinh hoạt tình dục bình thường còn phụ thuộc vào thể chất, yếu tố tâm lý và tình trạng sinh hoạt trước đó. Hãy khỏi bác sĩ khi nào an toàn để có thể sinh hoạt tình dục lại bình thường.

Một vài vấn về tim mạch có thể  ảnh hưởng đến khả năng tình dụng, nếu có vấn đề gì, hãy trao đổi với bác sĩ.

6. Biện pháp phòng chống bệnh nhồi máu cơ tim

Phòng chống bệnh nhồi máu cơ tim bằng cách xây dựng lối sống lành mạnh

Lối sống của bạn có thể gây tình trạng đau tim. Các hướng dẫn sau có thể giúp bạn không chỉ phòng ngừa mà còn hồi phục sau đau tim.

  • Bỏ thuốc lá: Điều quan trong nhất tốt cho tim mạch là không hút thuốc. Ngoài ra cũng nên tránh tình trạng hút thuốc lá thụ động. Nếu có khó khăn gì hãy trao đổi với bác sĩ.
  • Điều hòa huyết áp và cholesterol trong máu: Nếu bạn có tình trạng cao huyết áp hay cao cholesterol, bác sĩ sẽ kê toa và hướng dẫn về khẩu phần ăn cho bạn. Hãy nói bác sĩ nếu bạn muốn kiểm tra huyết áp hay cholesterol xem có ổn định hay chưa.
  • Kiểm tra định kỳ: Các yếu tố nguy cơ cao gây đau tim như cao huyết áp, tiểu đường hay cholesterol máu cao thường không có các triệu chứng sớm. Nên bác sĩ sẽ kiểm tra cho bạn và giúp bạn kiểm soát các yếu tố trên nếu cần.
  • Tập thể dục thường xuyên: Tập thể dục giúp bạn cải thiện sức khỏe tim mạch và phòng ngừa đau tim vì giúp giữ được cân năng và kiểm soát cholesterol, huyết áp, tiểu đường. Đi bộ 30 phút một ngày, 5 ngày trong tuần sẽ giúp cải thiện sức khỏe của bạn.
  • Kiểm soát cân nặng: Giữ cân nặng giúp bạn giữ tình trạng cao huyết áp, cholesterol và tiểu đường cũng như tim mạch ổn định.
  • Chế độ ăn hợp lý: Chất béo bão hòa hay khẩu phần ăn nhiều dầu mỡ sẽ làm hẹp lỏng mạch máu, và thức ăn nhiều muối làm tăng huyết áp. Ăn các thức ăn tốt cho sức khỏe như protein sạch như cá và đậu, nhiều rau ,trái cây và các loại lúa mạch.
  • Kiểm soát stress: Giảm stress trong hoạt động hằng ngày. Nghĩ đến các phương pháp và thói quen tốt để giảm stress trong cuộc sống của bạn.
  • Nếu bạn dùng chất có cồn, hãy cân bằng: Bạn chỉ nên uống một ly mỗi ngày ở nam nữ trên 65 tuổi, và hai ly ở nam dưới 65.

Bệnh nhồi máu cơ tim nên được điều trị sớm để tránh những hậu quả nguy hiểm, vì vậy khi thấy bản thân có các dấu hiệu của bệnh, bạn nên đi khám để đươc chuẩn đoán và điều trị sớm nhất. Bạn có thể liên hệ đặt khám với các bác sĩ của Hello Doctor chúng tôi để nhận được sự hỗ trợ và giúp đỡ qua số điện thoại 1900 1246.

Bác sĩ khám, điều trị

Phan Thị Kim Ngân

Thạc sĩ - Bác sĩ Phan Thị Kim Ngân

Khoa: Tim mạch

Nơi làm việc: Bệnh viện Viện Tim Hồ Chí Minh

Kinh nghiệm: 18 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Đánh giá, chia sẻ Gửi đánh giá

  • Lê Thị Hoài

    Bệnh nhồi máu cơ tim là một căn bệnh nguy hiểm. Gia đình tôi cũng đã có một người mất vì căn bệnh này rồi. Tôi khuyên mọi người nên đi khám càng sớm càng tốt khi phát hiện triệu chứng nhé. Càng sớm thì bệnh nhân có cơ hội sống càng cao.

    05/10/2017
  • Phương Dung

    Mẹ tôi đã từng bị nhồi máu cơ tim, bệnh này thực sự rất nguy hiểm. Thấy lên cơn đau tim là phải đưa đi cấo cứu ngay.

    28/09/2017
Vo van tuan(09/10/2020)
E thuong dao ngục qua ợ hoi moi lan ợ hoi bi nhói ơ ngục thuong dao ở Ben tái bs co the cho e biết e co phai bi Bệnh tim kg ak va cách điều tri lam sao e phai di kham o bệnh vien tim lan nua hay kg e cung co di kham o vien tim tphcm bs noi e binh thuong giao nay e nge ngục cua e thuong dao va thở ở duoc khúc vay e phai lam sao va điều tri nhu the nao e cam on bác si

Bình luận, đặt câu hỏi

Các thông tin cá nhân của bạn sẽ không bị công khai

Nội dung

Đọc thêm

Tức giận hay lo âu quá mức làm tăng nguy cơ đau tim
Kinh nghiệm - chia sẻ
“Tuy yếu tố tức giận không có nhiều liên quan đến bệnh đau tim, nhưng với các dữ liệu thu thập được, chúng tôi vẫn cho rằng tức giận làm tăng...