Chóng mặt, mất thăng bằng là biểu hiện của bệnh gì?

Chóng mặt, mất thăng bằng là biểu hiện của bệnh gì?

Chào bác sĩ, tôi tên là Hòa, năm nay tôi 70 tuổi. Thời gian gần đây, tôi thường xuyên bị chóng mặt đột ngột, khi đang đứng thì thường không thể đứng thăng bằng mà có cảm giác người đang nghiêng về một bên, nhìn mọi thứ không rõ. Tôi lo sợ nếu căn bệnh này kéo dài lâu sẽ bị đột quỵ giống như hàng xóm nhà tôi. Tôi rất mong bác sĩ sẽ cho tôi lời khuyên. Cảm ơn bác sĩ rất nhiều!

Trả lời

Chào bác Hòa!

Nếu bác chóng mặt mà gặp phải những điều kiện: do say tàu xe, huyết áp giảm, hạ đường huyết, thì bác không cần quá lo lắng, chỉ cần tĩnh dưỡng một vài ngày để thể trạng bình thường, ăn uống đầy đủ là được.

Nếu hiện tượng chóng mặt không xuất phát từ những nguyên nhân trên thì cần phải chú ý đến những vấn đề về:  lưu lượng máu giảm do xơ cứng động mạch, xơ vữa động mạchbị tim bẩm sinhrối loạn nhịp tim, thiếu máu não cục bộ thoáng qua, nó có thể dẫn tới những tình trạng nguy hiểm (đột quị như hàng xóm của bác).

Sau đây là các thông tin khái quát về triệu chứng chóng mặt:

1. Chóng mặt là gì

2. Triệu chứng và nguyên nhân

3. Khi nào nên đi khám bác sĩ

4. Bác sĩ điều trị

===

Tham vấn thông tin, tư vấn và hẹn khám bệnh:

Bác sĩ Nguyễn Tường Vũ

Bác sĩ Lê Thành Nhân

===

1. Chóng mặt là gì?

Theo khái niệm về chóng mặt được định nghĩa trong y học thì: “Chóng mặt có thể là cảm giác muốn ngất thoáng qua trong vài giây, cũng có thể là một rối loạn cân bằng nghiêm trọng.” Những người dễ gặp phải hiện tượng này thường là những người trên 60 tuổi. Có khoảng 20% những người trên 60 tuổi bị ảnh hưởng đến hoạt động thường ngày.

2. Triệu chứng và nguyên nhân gây ra chóng mặt, mất thăng bằng

Mỗi khi bị chóng mặt, sẽ có những biểu hiện khác nhau như: đầu óc quay cuồng, đứng không vững hoặc mất thăng bằng, bị lỗi giác, hay cảm thấy dập dềnh, mất ổn định hoặc nặng đầu.

Xét đến nguyên nhân gây ra triệu chứng chóng mặt, nếu như việc chóng mặt xuất phát từ việc say tàu, xe, tụt huyết áp, hạ đường huyết, uống các loại thuốc để lại tác dụng phụ, tâm lý lo lắng trong một thời gian dài, suy nhược cơ thể thì vấn đề không đáng lo ngại. Nếu như hiện tượng chóng mặt diễn ra trong một thời gian dài và không có dấu hiệu thuyên giảm hoặc đi cùng một số triệu chứng khác như đau đầu dự dội, đau tức ngực, sốt, buồn nôn và nôn, mất ý thức,... thì tình trạng bệnh có thể ở mức độ nguy hiểm hơn.

Đôi khi nguyên nhân xuất phát từ các bệnh liên quan đến tai như: do tư thế đứng, bị nhiễm trùng tai giữa, mắc bệnh rối loạn ở tai trong gây ra những cơn chóng mặt tự phát, cảm giác xoay tròn, kèm theo sự mất thính lực dao động, ù tai, có thể gây ra cảm giác đầy tai.

Chúng tôi cũng không loại trừ khả năng bác mắc bệnh liên quan đến lưu lượng máu giảm do xơ cứng động mạch, xơ vữa động mạch, bị tim bẩm sinh, rối loạn nhịp tim, thiếu máu não cục bộ thoáng qua.

Say tàu xe là một nguyên nhân gây ra chóng mặt, mất thăng bằng

3. Khi nào nên đi khám bác sĩ?

Nếu như bác cho rằng hiện tượng chóng mặt mà bác gặp phải là do những nguyên nhân trên gây ra thì bác nên đến gặp bác sĩ hoặc cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và chuẩn đoán chính xác hơn. Bác và gia đình  lưu ý trong trường hợp chóng mặt đi kèm với các biểu hiện như: đau đầu dữ dội, không thể đứng lên và đi lại, đau ngực hoặc nhịp tim bất thường, khó thở, da mặt bị tê, giọng nói, tầm nhìn và thính giác thay đổi đột ngột, sốt cao, một bên cổ cứng lại, nôn liên tục, chân hoặc cánh tay yếu đi, mất ý thức, ... thì nên đến gặp bác sĩ ngay để được can thiệp kịp thời (đây là trường hợp khẩn cấp)

Nếu hiện tượng chóng mặt diễn ra trong một thời gian dài và không có dấu hiệu thuyên giảm ( từ 2 tuần trở lên) cũng nên gặp bác sĩ.

Việc kiểm tra tổng quát cũng nên được thực hiện ít nhất 1 năm/lần để loại trừ khả năng bác mắc bệnh liên quan đến lưu lượng máu giảm do xơ cứng động mạch, xơ vữa động mạchbị tim bẩm sinhrối loạn nhịp tim, thiếu máu não cục bộ thoáng qua.

Để bảo vệ cho sức khỏe của mình, bác có thể thực hiện theo những lời khuyên mà chúng tôi đưa ra dưới đây để tránh phải những cơn chóng mặt, cũng như kịp thời ngăn chặn sự phát triển của bệnh, phòng ngừa những cơn đột quỵ bằng cách:

  • Sau khi nằm một thời gian tương đối dài, khi muốn đứng lên, bác nên cử động từ, không nên đứng dậy với tốc độ quá nhanh, có thể dẫn đến chóng mặt.
  • Bác cũng nên uống nhiều nước để việc lưu thông máu trong cơ thể được thuận lợi.
  • Bác không nên sử dụng các chất có caffeine và thuốc lá vì các chất này làm cản trở lưu thông máu, làm cho tình trạng chóng mặt trở nên xấu đi.

Nếu bác cần giúp đỡ, bác có thể gọi cho các bác sĩ của Hello Doctor chúng tôi theo số điện thoại: 1900 1246, chúng tôi luôn sẵn lòng được hỗ trợ cho bác. Khi điều trị tại Hello Doctor, bác sẽ được thăm khám và điều trị bởi những bác sĩ chuyên khoa có nhiều năm kinh nghiệm.  

Chúc bác mau khỏe!

Nếu bạn cần hỗ trợ hay có câu hỏi cần gửi tới bác sĩ Hello Doctor vui lòng gửi thông tin tại đây.



Đọc thêm

Triệu chứng nghe tiếng nói trong đầu nguyên nhân và cách điều trị
Ảo thanh là một triệu chứng nghe tiếng nói trong đầu thường gặp ở bệnh nhân tâm thần phân liệt. Thực chất, nó thường gặp đến mức được xem là một trong...
Chứng co giật cơ môi - Nguyên nhân và cách phòng bệnh
Đôi khi, bạn sẽ cảm thấy môi của mình bị co giật một cách không kiểm soát được. Thường nguyên nhân phổ biến gây giật cơ môi ở 10...
Nguyên nhân gây ra triệu chứng đau đầu hai bên thái dương
Chào bác sĩ. Tôi tên là Thu Hương, là nhân viên văn phòng. Thời gian gần đây tôi có tình trạng bị đau đầu hai...
Triệu chứng chán nản kéo dài là dấu hiệu của bệnh gì?
Chào bác sĩ, tôi tên là Ngọc. Tôi thấy một số bệnh như trầm cảm, stress thường có dấu hiệu đó là chán nản. Vậy bác sĩ...
Triệu chứng run tay khó thở
Triệu chứng run rẩy tay chân và khó thở  kết hợp có thể được gây ra bởi rất nhiều nguyên nhân khác nhau, như: rối loạn lo âu, rối...

Đánh giá bài viết Gửi đánh giá

  • Vũ Mai

    Có lần tôi đang đi trên đường thì tự dưng cảm thấy chóng mặt, mất thăng bằng cứ như ngã đến nơi. Tôi đặt lịch khám với bác sĩ, bác sĩ chẩn đoán tôi bị hạ đường huyết. Sau thời gian điều trị bệnh đã thuyên giảm.

    16/10/2017
  • Lê Thị Trúc Nhân

    Tôi thỉnh thoảng cũng hay bị chóng mặt, mất thăng bằng. Ban đầu thì tôi thấy bình thường, nhưn gần đây tình trạng này kéo dài. Tôi tìm hiểu thông tin trên mạng thì thấy bài viết này. Cảm ơn bác sĩ đã chia sẻ, nhờ bài viết tôi đã hiểu rõ hơn về tình trạng của mình.

    06/10/2017
  • Nguyễn Thị Trúc

    Tôi bị rối loạn tiền đình và rất hay bị chóng mặt như thế này. Sau một thời gian điều trị bệnh thì tôi đã đỡ hơn rất nhiều, cũng đỡ bị chóng mặt hơn.

    29/09/2017
  • Nguyễn Thị Hiền

    Tôi bị thiếu máu nên hay bị chóng mặt, mất thăng bằng lắm. Sau này liên hệ và được các bác sĩ tư vấn điều trị, tôi đã hết triệu chứng này.

    22/09/2017
  • Lò Hải Thuận

    Cảm ơn bác sĩ, tôi cũng hay bị chóng mặt và sau khi được bác sĩ tư vấn và đi khám, bệnh đã thuyên giảm.

    31/08/2017
Xem thêm đánh giá

Nguyễn Hồng Lê (06/02/2018)
Dạo gần đây tôi cũng cảm thấy chóng mặt, mất thăng bằng. Tôi có đi khám thì bác sĩ bảo là do hạ đường huyết cho nên mới bị như vậy. Qua một thời gian bồi bổ bằng thức ăn và uống thuốc nay tôi đã cảm thấy đỡ hơn rất nhiều.
nguyen hoang minh (02/03/2018)
khong hieu sao dao nay di đám cưới tôi lên sân khấu đám cưới hát chừng dc nữa bài là tôi cảm thấy chóng mặt mất thăng bằng như sắp té vậy,( lặp đi lặp lại đã bốn lần rồi)xin cho hỏi đó là triệu chứng của bệnh gì ạ ,em cam ơn

Bình luận, đặt câu hỏi

Các thông tin cá nhân của bạn sẽ không bị công khai

Nội dung