Trẻ bị sốt thì nên chữa trị và chăm sóc ra sao?

Trẻ bị sốt thì nên chữa trị và chăm sóc ra sao?

Chào bác sĩ, con tôi được 10 tháng tuổi và đang bị sốt 38,7 độ. Không kèm theo ho hay sổ mũi gì, cháu vẫn bú bình thường. Tôi rất lo lắng không biết nên hạ sốt và chăm sóc cháu như thế nào là tốt nhất, mong bác sĩ cho tôi lời khuyên. Cảm ơn bác sĩ.

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Sốt là một tình trạng mà nhiều người mắc phải và do nhiều nguyên nhân gây ra. Cũng có rất nhiều loại sốt khác nhau và với mỗi loại sẽ có cách điều trị khác nhau. Để giúp cho bạn, chúng tôi sẽ đưa ra một số thông tin về triệu chứng sốt để bạn có thể tham khảo như sau:

1. Sốt là gì

2. Nguyên nhân gây ra sốt

3. Cách chăm sóc người bị sốt

4. Phòng chống sốt

5. Khi nào nên đi khám bác sĩ?

Gọi điện Tư vấn và Hẹn khám Bác sĩ: 19001246 

Tư vấn qua CHAT FACEBOOK

Tư vấn qua CHAT ZALO

Bảo mật danh tính hoàn toàn!

 

1. Sốt là gì, khi nào thì được gọi là sốt?

Thân nhiệt bình thường dao động xung quanh 37°C. Thân nhiệt có thể thay đổi và bị ảnh hưởng bởi các yếu tố như ăn uống, tập luyện thể dục, ngủ nghỉ và thời điểm trong ngày. Thân nhiệt của chúng ta thường cao nhất lúc 6 giờ chiều và hạ thấp nhất lúc 3 giờ sáng.

Sốt là khi thân nhiệt tăng trên mức bình thường. Gia tăng thân nhiệt là một trong những cách mà hệ miễn dịch của chúng ta chống lại các tác nhân gây nhiễm trùng. Nhưng trong một vài trường hợp, thân nhiệt có thể tăng quá cao, làm cơn sốt trở nên nguy hiểm và có thể đưa tới nhiều biến chứng khác. 

Dựa vào nguyên nhân gây sốt mà bạn có thể có thêm một vài triệu chứng dưới đây:

Nếu sốt quá cao, bạn còn có thể cảm thấy cực kì khó chịu, lú lẫn, nói sảng và động kinh. Ở trẻ nhỏ từ 6 tháng tới 5 tuổi có thể gặp sốt cao co giật. Khoảng 1/3 trẻ em có cơn sốt cao co giật sẽ có 1 cơn tương tự trong vòng 12 tháng kế tiếp.

2. Nguyên nhân gây ra sốt

Sốt xảy ra khi một vùng trong não gọi là vùng dưới đồi – trung tâm điều hòa thân nhiệt – tăng mức nhiệt độ bình thường của cơ thể lên. Khi có sự thay đổi này, bạn có thể cảm thấy lạnh run và quấn chăn hoặc mặc thêm quần áo, hoặc bạn có thể run cơ để tạo ra nhiều nhiệt lượng làm ấm cơ thể, kết quả cuối cùng là thân nhiệt tăng lên.

Sốt có thể gây ra bởi:

Đôi khi nguyên nhân gây sốt không thể xác định được. Nếu bạn bị sốt hơn 3 tuần và  bác sĩ không thể tìm ra nguyên nhân sau khi đã kiểm tra tổng quát và chuyên sâu, chẩn đoán được đưa ra có thể là sốt không rõ nguyên nhân.

Nguyên nhân gây ra tình trạng sốt ở trẻ

3. Cách chăm sóc người bệnh

Bạn có thể thử các cách dưới đây để giúp bạn hoặc con bạn cảm thấy thoải mái hơn khi bị sốt:

  • Uống đủ nước: sốt có thể làm mất dịch và mất nước, do đó hãy uống nhiều nước hoặc nước trái cây.
  • Nghỉ ngơi hợp lý
  • Làm mát cơ thể bằng cách mặc đồ mỏng, giữ nhiệt độ phòng mát mẻ và đắp chăn mỏng khi đi ngủ
  • Uống thuốc hạ sốt đúng liều và không phối hợp nhiều loại thuốc hạ sốt với nhau để tránh tác dụng phụ không mong muốn

4. Phòng ngừa sốt

Để phòng ngừa các cơn sốt, bạn nên giảm khả năng tiếp xúc với các bệnh truyền nhiễm bằng cách:

  • Rửa tay thường xuyên và dạy trẻ rửa tay đúng thời điểm: trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh, sau khi đi chơi ở nơi đông người hoặc gần nơi có người bệnh, sau khi cho thú nuôi ăn và trong lúc đi du lịch trên các phương tiện vận chuyển công cộng.
  • Hướng dẫn trẻ rửa tay đúng cách
  • Mang theo chai nước rửa tay nhanh
  • Tránh tiếp xúc với mũi, miệng hoặc mắt của bạn do đây là các cửa ngõ ra vào của vi khuẩn và virus
  • Che miệng lại khi ho và che mũi lại khi hắt hơi
  • Tránh sử dụng chung ly tách, chai nước và các đồ dùng khác với con.

5. Khi nào nên đi khám bác sĩ?

Sốt không phải là lí do để bạn đi khám bác sĩ ngay lập tức. Tuy nhiên trong một vài trường hợp, bạn nên đi khám bác sĩ vì sốt cao kéo dài hoặc có các triệu chứng nguy hiểm khác.

Ở trẻ sơ sinh

Một cơn sốt không rõ nguyên nhân rất đáng lưu ý ở trẻ nhỏ. Hãy đưa trẻ đi khám bác sĩ ngay lập tức nếu trẻ:

  • Nhỏ hơn 3 tháng tuổi và nhiệt độ đo ở hậu môn cao hơn 38°C
  • Từ 3 tháng đến 6 tháng, có nhiệt độ đo ở hậu môn là 38.9°C và có vẻ như cáu kỉnh bất thường, ngủ mê mệt hoặc khó chịu hoặc có nhiệt độ cao hơn 38.9°C.
  • Từ 6 tháng tới 24 tháng, có nhiệt độ đo ở hậu môn cao hơn 38.9°C kéo dài hơn 1 ngày nhưng không có bất kì triệu chứng nào khác hoặc cơn sốt không giảm dù đã dùng thuốc hạ sốt theo chỉ dẫn của bác sĩ. Nếu con bạn có các triệu chứng khác như cảm lạnh, ho hay tiêu chảy, bạn có thể phải đưa trẻ tới bác sĩ sớm hơn.

Ở trẻ lớn

Ở trẻ lớn sốt không gây nguy hiểm gì nếu trẻ bị sốt nhưng vẫn chơi đùa và uống nước như bình thường nhưng hãy đưa trẻ đi khám bác sĩ nếu như trẻ:

  • Lơ đãng hoặc cáu gắt, ói liên tục, nhức đầu nặng hoặc đau dạ dày hoặc có bất kì triệu chứng nào gây khó chịu rõ rệt
  • Có cơn sốt kéo dài hơn 3 ngày.
  • Có cơn sốt sau khi bị nhốt trong xe hơi đóng kín.
  • Cơn sốt không giảm sau khi dùng thuốc hạ sốt

Người lớn

Hãy đi khám bác sĩ nếu nhiệt độ cơ thể cao hơn 39.4°C và có các triệu chứng đi kèm dưới đây:

  • Nhức đầu nặng
  • Nổi ban đỏ ở da bất thường, đặc biệt nếu như ban đỏ nặng lên nhanh chóng
  • Nhạy cảm bất thường với ánh sáng
  • Cổ cứng và đau cổ khi cúi đầu về trước
  • Khó thở
  • Lú lẫn tâm thần
  • Ói mửa liên tục
  • Khó thở hoặc đau ngực
  • Đau bụng hoặc tiểu đau
  • Co giật hoặc động kinh

Trong trường hợp của con bạn, do cháu không có các triệu chứng khác ngoài sốt, nên không xác định được nguyên nhân gây ra sốt. Chúng tôi khuyên bạn nên đưa cháu đi khám để được các bác sĩ thăm khám và có phương án điều trị thích hợp. Ngoài ra, bạn có thể hạ sốt cho cháu bằng cách chườm nước ấm cho cháu. Nếu bạn cần giúp đỡ, hãy gọi cho Hello Doctor chúng tôi theo số điện thoại: 1900 1246, chúng tôi luôn sẵn lòng được hỗ trợ cho bạn.

Cảm ơn bạn đã quan tâm!

Nếu bạn cần hỗ trợ hay có câu hỏi cần gửi tới bác sĩ Hello Doctor vui lòng gửi thông tin tại đây.



Đọc thêm

Triệu chứng nghe tiếng nói trong đầu nguyên nhân và cách điều trị
Ảo thanh là một triệu chứng nghe tiếng nói trong đầu thường gặp ở bệnh nhân tâm thần phân liệt. Thực chất, nó thường gặp đến mức được xem là một trong...
Chứng co giật cơ môi - Nguyên nhân và cách phòng bệnh
Đôi khi, bạn sẽ cảm thấy môi của mình bị co giật một cách không kiểm soát được. Thường nguyên nhân phổ biến gây giật cơ môi ở 10...
Nguyên nhân gây ra triệu chứng đau đầu hai bên thái dương
Chào bác sĩ. Tôi tên là Thu Hương, là nhân viên văn phòng. Thời gian gần đây tôi có tình trạng bị đau đầu hai...
Triệu chứng chán nản kéo dài là dấu hiệu của bệnh gì?
Chào bác sĩ, tôi tên là Ngọc. Tôi thấy một số bệnh như trầm cảm, stress thường có dấu hiệu đó là chán nản. Vậy bác sĩ...
Triệu chứng run tay khó thở
Triệu chứng run rẩy tay chân và khó thở  kết hợp có thể được gây ra bởi rất nhiều nguyên nhân khác nhau, như: rối loạn lo âu, rối...

Đánh giá bài viết Gửi đánh giá

  • Nguyễn Hòa

    Các bé mà bị sốt cao với các triệu chứng nguy hiểm thì tìm cách giảm sốt rồi đưa bé đi gặp bác sĩ. Đừng tự chữa các mẹ ạ. Nguy hiểm lắm.

    17/10/2017
  • Trần Hoàng

    Trong trường hợp trẻ bị sốt virus thì tốt nhất là đưa đến khám bác sĩ, không nên tự điều trị cho trẻ ở nhà nhé.

    26/09/2017

Bình luận, đặt câu hỏi

Các thông tin cá nhân của bạn sẽ không bị công khai

Nội dung