Một số phương pháp giúp bạn phòng chống co giật hiệu quả
Co giật là 1 chứng bệnh không quá nguy hiểm và có thể phòng ngừa được. Hello Doctor sẽ chia sẻ với bạn 1 số cách phòng chống bệnh co giật hiệu quả trong bài viết sau đây.
===
Tham vấn thông tin, tư vấn và hẹn khám bệnh:
===
1. Một số yếu tố có thể gây ra co giật
Co giật do động kinh thường có liên quan đến các yếu tố kích thích cụ thể hoặc thay đổi thói quen hàng ngày hay thường lệ của bạn.
Nếu bạn chưa hiểu rõ về BỆNH CO GIẬT bạn có thể tham khảo bài viết CO GIẬT LÀ GÌ?
Theo chia sẻ của bác sĩ Trần Đình Vũ - Bệnh viện ĐH Y Dược HCM: một số hành vi phổ biến và các yếu tố có thể gây ra động kinh co giật:
- Căng thẳng, lo lắng hoặc các vấn đề về cảm xúc khác.
- Nghiện rượu, ma túy hoặc quá trình bỏ rượu, ma túy.
- Thay đổi lịch trình ngủ, cảm thấy rất mệt mỏi hoặc thiếu ngủ đáng kể.
- Thay đổi thuốc, bỏ qua hoặc bỏ một liều thuốc chống động kinh.
- Cái gì đó kích thích quá nhiều giác quan, như đèn chiếu sáng, xem truyền hình, chơi video hoặc trò chơi điện tử, làm việc trên máy tính.
- Sự thay đổi hormone ở phụ nữ, thường là từ lúc mang thai hoặc có kinh nguyệt.
- Sự căng thẳng tinh thần, chẳng hạn như từ việc giải quyết các vấn đề phức tạp trong công việc và cuộc sống.
Bạn không thể luôn luôn dự đoán những gì sẽ gây ra động kinh co giật; đôi khi chúng xuất hiện mà không có lý do rõ ràng.
Nhưng nhiều người có thể nhìn thấy mối tương quan giữa các hành vi nhất định và sự co giật của họ. Bằng cách thực hiện các biện pháp để giảm thiểu các yếu tố này, bạn có thể ngăn ngừa động kinh.
_____________________________
☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246
☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor
☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
_____________________________
2. Biện pháp phòng chống cơn co giật
Dưới đây là một số mẹo giúp giảm thiểu nguy cơ bị co giật do động kinh:
- Hãy ngủ nhiều giấc mỗi đêm - đặt ra một kế hoạch ngủ đều đặn, và gắn bó với nó.
- Học cách kiểm soát căng thẳng và kỹ thuật thư giãn.
- Tránh dùng ma túy và rượu.
- Uống tất cả các loại thuốc theo toa của bác sĩ.
- Tránh đèn sáng, nhấp nháy và các kích thích thị giác khác.
- Bỏ qua thời gian xem truyền hình và máy tính bất cứ khi nào có thể.
- Tránh chơi các trò chơi điện tử.
- Ăn một chế độ ăn uống lành mạnh.
Cho đến khi biết rõ hơn về nguyên nhân của động kinh và cách phòng tránh, cách tốt nhất để ngăn ngừa co giật liên quan đến chứng động kinh là tránh những điều có thể gây ra cơn động kinh của bạn.
Điều này có thể tạo ra một sự khác biệt có thể đếm được trong số lần động kinh bạn có.
_____________________________
☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246
☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor
☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
_____________________________
3. Cách phòng chống lên cơn co giật do bệnh động kinh
Người bệnh sẽ có các cơn co giật tái diễn, không tự chủ do hoạt động điện bất thường ở não.
Bệnh này ảnh hưởng đến khoảng 50 triệu người trên toàn thế giới. Ở khoảng một nửa số người đó, nguyên nhân gây ra chứng động kinh không rõ.
Theo số liệu của Dự án điều trị động kinh, trong số 25 triệu người, nguyên nhân gây ra động kinh có thể là do khiếm khuyết trong cấu trúc não bộ, khối u hoặc đột quỵ, hoặc một chấn thương đầu nghiêm trọng – đây là nguyên nhân phổ biến nhất được biết đến ở người trưởng thành trẻ tuổi.
Do đó, điều quan trọng là phải bảo vệ đầu bằng mũ bảo hiểm bất cứ khi nào bạn tham gia vào hoạt động mà đầu của bạn có thể bị chấn thương, như đi xe đạp, xe địa hình hoặc xe máy.
Có một số loại thuốc có thể điều trị thành công và quản lý chứng động kinh, giúp giữ cơn co giật đến mức tối thiểu. Tuy nhiên, thuốc chống co giật chỉ có thể hoạt động nếu được dùng đúng cách.
Trong một số trường hợp, chế độ ăn kiêng có chứa tinh bột thấp, chất béo cao có thể được kê toa để giúp trẻ em bị động kinh và ngăn ngừa co giật.
Nếu bạn quan tâm nhiều hơn đến các phương pháp điều trị bệnh động kinh, bạn có thể tham khảo thêm TẠI ĐÂY.
Ngoài ra, khi có cơn co giật, bạn nên đi khám bác sĩ để được thăm khám, có phương án điều trị và nhận được sự tư vấn tốt nhất từ phía bác sĩ.
Bác sĩ khám, điều trị
Khoa: Nội thần kinh, Ngoại thần kinh, Cơ xương khớp
Nơi làm việc: Phòng Quân y – Bộ Tư lệnh Pháo binh
Kinh nghiệm: 22 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa cấp 2
Thạc sĩ-Bác sĩ Nguyễn Tường Vũ
Khoa: Nội thần kinh, Ngoại thần kinh
Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy
Kinh nghiệm: 28 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Thạc sĩ - Bác sĩ Lê Thành Nhân
Khoa: Nội thần kinh, Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy
Kinh nghiệm: 7 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Bình luận, đặt câu hỏi