Nguyên nhân bị co giật cơ khuỷu tay và cách phòng ngừa
Co giật cơ khuỷu tay - hay hiệu ứng "giật điện" là hiện tượng do cơn va đập kích thích dây thần kinh trụ dưới khuỷu tay gây ra. Hãy cùng Hello Doctor tìm hiểu rõ hơn nguyên nhân gây ra hiện tượng này và cách phòng ngừa trong bài viết sau.
===
Tham vấn thông tin, tư vấn và hẹn khám bệnh:
===
Bản chất của hiện tượng co giật cơ khuỷu tay
Theo bác sĩ Trần Đình Vũ: Do dây thần kinh trụ nằm ngay dưới khuỷu tay rất nhạy cảm với tác động bên ngoài nên chỉ cần tác động nhỏ như khi va khuỷu tay xuống bàn sẽ gây ra hiệu ứng “giật điện” hay nói cách khác là các sợi cơ ở khuỷu tay sẽ co giật tự động.
Giật cơ khuỷu tay là 1 hình thái khác của bệnh co giật, xảy ra khi quá trình dẫn truyền tín hiệu trên sợi thần kinh điều khiển hoạt động của các cơ khuỷu tay bị rối loạn.
>>> Để hiểu rõ hơn về bệnh co giật, bạn có thể tham khảo TẠI ĐÂY.
1. Nguyên nhân giật cơ khuỷu tay
a/ Nguyên nhân lành tính:
- Tập luyện thể dục thể thao: do sau tập luyện thể dục thể thao hoặc tham gia lao động có sử dụng cơ khuỷu tay như chống đẩy, hít đất..., cơ thể thường tích tụ acid lactic trong cơ khuỷu tay và chính acid lactic đã kích thích các sợi cơ và gây ra tình trạng co giật, thường chỉ co giật nhẹ và ngắn. Có thể kèm cảm giác tê hay đau như chuột rút.
- Lo lắng, căng thẳng trong thời gian dài.
- Cơ thể thiếu chất dinh dưỡng: các dạng thiếu chất dinh dưỡng phổ biến là vitamin D, vitamin B và nguyên tố vi lượng calci.
- Hút thuốc lá do chất Nicotin trong thuốc lá gây co giật cơ bắp, đặc biệt là ở cơ bàn tay.
- Uống quá nhiều cà phê cũng như các chất kích thích có chứa caffein khác.
Những nguyên nhân thường gặp ở trên thường chỉ khiến cơ khuỷu tay bị co giật trong một khoảng thời gian ngắn và không quá nghiêm trọng, cũng như không ảnh hưởng gì nhiều đến sinh hoạt hằng ngày của người bệnh.
Tuy nhiên, khi tình trạng giật cơ xảy ra ngày càng tăng dần, cả về cường độ lẫn tần số, thì nên đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt.
b/ Nguyên nhân nguy hiểm:
thường xuất phát từ những rối loạn liên quan đến hệ thống thần kinh của cơ thể, bao gồm não và tủy sống. Giật cơ khuỷu tay có thể là triệu chứng đầu tiên cũng như trong giai đoạn sớm của các căn bệnh nguy hiểm như:
- Xơ cứng teo cơ một bên (ALS)
Xơ cứng teo cơ một bên hay bệnh Lou Gehrig ảnh hưởng tới hệ thần kinh. Đó là một tình trạng nghiêm trọng khiến các dây thần kinh trong não bộ và các tủy sống chết dần, cuối cùng dẫn đến tàn tật và tử vong. Theo MayoClinic.com, ALS xảy ra ở 1 – 3 người trông 100.000 người trên toàn thế giới.
Trong hầu hết các trường hợp, vẫn chưa xác định được chính xác nguyên nhân gây bệnh. Xơ cứng teo cơ một bên thường bắt đầu với triệu chứng co giật cơ, yếu cơ và dần dần sẽ tiến triển tới tình trạng người bệnh không thể di chuyển được cánh tay hoặc chân.
Cuối cùng các cơ bắp chịu trách nhiệm cho việc hô hấp sẽ ngừng làm việc và bệnh nhân không thể thở được nếu không có sự trợ giúp. Các triệu chứng khác bao gồm khó thở, chảy nước dãi, thay đổi giọng nói và nói năng khó khăn.
- Loạn dưỡng cơ
Loạn dưỡng cơ là thuật ngữ được dùng để chỉ một nhóm bệnh liên quan đến gen làm suy yếu các cơ trong cơ thể con người.
Vì có nhiều nhóm bệnh khác nhau nên loạn dưỡng cơ ảnh hưởng tới bệnh nhân theo nhiều cách khác nhau. Thông thường loạn dưỡng cơ sẽ gây yếu cơ, co giật cơ bắp sụt giảm khối lượng cơ hay teo cơ trong một nhóm cơ hoặc khắp cơ thể.
Theo MedlinePlus, bệnh loạn dưỡng cơ có thể xảy ra ở người lớn nhưng các hình thức nghiêm trọng hơn lại gặp nhiều ở trẻ em. Khi bệnh tiến triển, nó có thể gây chảy nước dãi, rủ mí mắt, đi lại khó khăn, chậm phát triển tâm thần.
- Hội chứng đau cơ xơ hóa
Hội chứng đau cơ xơ hóa gây đau mạn tính trong cơ, dây chằng, gân và các tổ chức phần mềm của cơ thể. Những người bị đau cơ xơ hóa còn có các triệu chứng khác như khó ngủ, bị trầm cảm, mệt mỏi. Theo Fibromyalgia-Symptoms.org, co giật cơ và yếu cơ bắp là những vấn đề rất phổ biến ở những bệnh nhân đau xơ cơ.
Ngoài ra, các bệnh lý hệ thống như bệnh tự miễn hay bệnh lý gan thận gây ứ đọng các sản phẩm chuyển hóa cũng có thể khiến cho tình trạng co giật cơ bắp tay trở nên trầm trọng hơn.
_____________________________
☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246
☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor
☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
_____________________________
2. Phòng ngừa giật cơ khuỷu tay
Để phòng ngừa giật cơ khuỷu tay cũng như làm giảm tình trạng này, người bệnh nên:
- Có một chế độ ăn uống lành mạnh, cân bằng các chất dinh dưỡng và giảm căng thẳng
- Hạn chế uống cà phê và các loại thực phẩm có chứa caffein cũng như bỏ thuốc lá
Tóm lại, co giật cơ khuỷu tay là tình trạng cơ khuỷu tay bị co cứng đột ngột và tự phát trong một thời gian ngắn, sau đó quay trở lại bình thường.
Trong nhiều trường hợp, co giật cơ khuỷu tay không nguy hiểm, chỉ hơi gây khó chịu, thường tự biến mất sau đó và được gây ra bởi những nguyên nhân đơn giản như vận động quá mức hoặc tiêu thụ đồ ăn thức uống có nhiều caffeine.
Tuy nhiên đôi khi co giật cơ khuỷu tay lại xuất phát từ một bệnh lý thần kinh hay chuyển hóa nghiêm trọng nào đó. Do đó, bạn nên đi kiểm tra sức khỏe càng sớm càng tốt ở bệnh viện để xác định nguyên nhân, giúp điều trị sớm các bệnh lý gây ra tình trạng này.
_____________________________
☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246
☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor
☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
_____________________________
Bác sĩ khám, điều trị
Thạc sĩ-Bác sĩ Nguyễn Tường Vũ
Khoa: Nội thần kinh, Ngoại thần kinh
Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy
Kinh nghiệm: 28 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Thạc sĩ - Bác sĩ Lê Thành Nhân
Khoa: Tâm thần, Nội thần kinh
Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy
Kinh nghiệm: 7 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Khoa: Cơ xương khớp, Nội thần kinh, Ngoại thần kinh
Nơi làm việc: Phòng Quân y – Bộ Tư lệnh Pháo binh
Kinh nghiệm: 22 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa cấp 2
Bình luận, đặt câu hỏi