Co gật cơ mặt ở trẻ em là bệnh gì? Điều trị như thế nào?
Co giật cơ mặt là những cơn co thắt không kiểm soát được ở mặt, chẳng hạn như chớp mắt nhanh hoặc nheo mũi. Một số rối loạn co giật này có thể gây ra các tật trên khuôn mặt. Chúng thường xảy ra ở trẻ em, phổ biến ở trẻ nam hơn là ở trẻ em gái.
- 1. Co giật cơ mặt thoáng qua
- 2. Co giật cơ mặt kinh niên
- 3. Yếu tố nguy cơ và điều kiện để hình thành co giật
- 4. Co giật cơ mặt trẻ em được chẩn đoán như thế nào?
- 5. Điều trị co giật cơ mặt trẻ em như thế nào
===
Tham vấn thông tin, tư vấn và hẹn khám bệnh:
===
Co giật cơ mặt là 1 trong số những loại co giật khá phổ biến, thường không ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình trạng sức khỏe, và hầu hết trẻ em đều vẫn phát triển bình thường.
>>> Bạn có thể tham khảo bài viết tổng hợp về Chứng bệnh co giật để hiểu rõ hơn nhé!
1. Co giật cơ mặt thoáng qua
Co giật cơ mặt thoáng qua được chẩn đoán khi co giật cơ mặt kéo dài trong một khoảng thời gian ngắn. Chúng có thể xảy ra gần như mỗi ngày trong hơn một tháng nhưng chưa đến một năm.
Rối loạn này là phổ biến nhất ở trẻ em và được cho là một dạng nhẹ của hội chứng Tourette.
Co giật cơ mặt thoáng qua bao gồm những triệu chứng như:
- Nháy mắt
- Hỉnh mũi
- Nâng lông mày
- Hay há miệng
- Nhấp lưỡi
Hầu như các cơn co giật thoáng qua này thường không cần điều trị.
2. Co giật cơ mặt kinh niên
Co giật cơ mặt mạn tính ít gặp hơn co giật cơ mặt thoáng qua, nhưng khá phổ biến. Để được chẩn đoán co giật cơ mặt kinh niên, cần phải trải qua nhiều hơn một năm và trong hơn ba tháng tại một thời điểm.
Nháy mắt quá mức, nhăn nhó và co giật là những triệu chứng phổ biến liên quan đến co giật cơ mặt kinh niên. Không giống như co giật thoáng qua, những co giật này có thể xảy ra trong khi ngủ.
Trẻ em được chẩn đoán mắc chứng co giật cơ mặt kinh niên từ 6 đến 8 tuổi và thường không cần điều trị, các triệu chứng có thể được kiểm soát và thậm chí có thể tự giảm bớt.
_____________________________
☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246
☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor
☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
_____________________________
3. Yếu tố nguy cơ và điều kiện để hình thành co giật
Các tình trạng sức khỏe có thể dẫn đến co giật cơ mặt bao gồm:
Co thắt nửa mặt là co giật mà chỉ ảnh hưởng đến một bên của khuôn mặt, ảnh hưởng đến mí mắt
- Sự phấn khích
- Mệt mỏi
- Thân nhiệt
- Thuốc kích thích
- Rối loạn tăng động
- Rối loạn ám ảnh cưỡng chế
4. Co giật cơ mặt trẻ em được chẩn đoán như thế nào?
Bác sĩ thường có thể chẩn đoán co giật cơ mặt bằng cách thảo luận về các triệu chứng với bạn. Họ cũng có thể giới thiệu bạn đến một chuyên gia sức khỏe tâm thần có thể đánh giá tình trạng tâm lý của trẻ.
Bác sĩ có thể hỏi về các triệu chứng khác để quyết định xem bạn có cần xét nghiệm thêm không. Họ có thể yêu cầu điện não đồ (EEG) để đo hoạt động điện trong não của trẻ. Xét nghiệm này có thể giúp xác định xem rối loạn co giật có gây ra các triệu chứng của trẻ hay không.
Bác sĩ cũng có thể chỉ định một số xét nghiệm khác để chẩn đoán xác định các nguyên nhân gây co giật cơ.
5. Điều trị co giật cơ mặt trẻ em như thế nào
Hầu hết các rối loạn về co giật cơ mặt đều không cần điều trị. Nếu con bạn phát triển các biểu hiện lạ trên khuôn mặt, tránh la mắng, bạn nên giúp chúng giảm bớt căng thẳng từ từ nói chuyện giúp con bạn hiểu co giật cơ mặt là gì và có tác hại gì.
Có thể cần điều trị nếu tình trạng co giật do áp lực từ các tương tác xã hội, hoạt động học tập hoặc hiệu suất công việc gây ra. Các lựa chọn điều trị có thể bao gồm:
- Chương trình giảm stress
- Tâm lý trị liệu
- Liệu pháp hành vi
- Thuốc chẹn dopamine
- Thuốc để điều trị các tình trạng tiềm ẩn, chẳng hạn như ADHD và OCD
- Tiêm độc tố botulinum (Botox) để tạm thời làm tê liệt các cơ mặt
Các nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng kích thích não sâu có thể giúp điều trị. Kích thích não sâu là một thủ thuật phẫu thuật đặt các điện cực trong não. Các điện cực gửi xung điện qua não để khôi phục mạch não thành các mô hình bình thường hơn. Loại điều trị này có thể giúp giảm các triệu chứng của co giật cơ mặt
Tuy nhiên, phương pháp này cần nghiên cứu thêm để xác định vùng não tốt nhất để kích thích nhằm đạt được hiệu quả cải thiện triệu chứng tốt nhất.
_____________________________
☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246
☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor
☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
_____________________________
Bác sĩ khám, điều trị
Thạc sĩ-Bác sĩ Nguyễn Tường Vũ
Khoa: Nội thần kinh, Ngoại thần kinh
Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy
Kinh nghiệm: 28 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Thạc sĩ - Bác sĩ Lê Thành Nhân
Khoa: Tâm thần, Nội thần kinh
Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy
Kinh nghiệm: 7 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Khoa: Cơ xương khớp, Nội thần kinh, Ngoại thần kinh
Nơi làm việc: Phòng Quân y – Bộ Tư lệnh Pháo binh
Kinh nghiệm: 22 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa cấp 2
Bình luận, đặt câu hỏi