Co giật cơ mặt
Co giật co mặt là sự co giật không kiểm soát được ở mặt, như co giật cơ vùng mũi hay má, có những hội chứng khác nhau có thể gây co giật cơ mặt.
2. Điều gì gây ra Máy cơ, giật cơ?
3. Những tình trạng nào có thể giống với Máy cơ, giật cơ?
4. Những yếu tố nào có thể góp phần vào rối loạn Máy cơ, giật cơ cơ mặt?
5. Những triệu chứng của co giật cơ mặt một bên là gì?
6. Điều gì gây ra co giật cơ mặt một bên?
===
Tham vấn thông tin, tư vấn và hẹn khám bệnh:
===
1. Máy cơ, giật cơ
Máy cơ, giật cơ là co giật không kiểm soát được ở mặt, như nháy mắt hay chun mũi liên tục. Dù Máy cơ, giật cơ cơ mặt thường là vô ý, chúng có thể được kiềm chế tạm thời.
Một số rối loạn khác nhau có thể gây Máy cơ, giật cơ cơ mặt. Chúng thường xuất hiện nhất ở trẻ nhỏ, những cũng có thể ảnh hưởng đến người lớn. Máy cơ, giật cơ cơ mặt phổ biến ở trẻ trai hơn nhiều so với trẻ gái.
Máy cơ, giật cơ cơ mặt thường không ám chỉ một tình trạng sức khỏe nghiêm trọng, và đa số trẻ em mất triệu chứng này trong vòng vài tháng.
_____________________________
☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246
☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor
☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
_____________________________
2. Điều gì gây ra Máy cơ, giật cơ?
Máy cơ, giật cơ là triệu chứng của vài rối loạn khác nhau. Độ trầm trọng và tần suất của máy cơ có thể giúp xác định rối loạn nào gây ra chúng.
RỐI LOẠN MÁY CƠ, GIẬT CƠ THOÁNG QUA
Rối loạn Máy cơ, giật cơ thoáng qua được chẩn đoán khi Máy cơ, giật cơ cơ mặt chỉ xảy ra trong một khoảng thời gian ngắn. Chúng có thể xuất hiện gần như mỗi ngày trong hơn một tháng nhưng ít hơn một năm. Chúng thường tự biến mất mà không cần điều trị. Rối loạn này phổ biến nhất ở trẻ em và được cho rằng là một dạng nhẹ của hội chứng Tourette’s.
Máy cơ, giật cơ có thể bao gồm:
Nháy mắt.
Chun mũi.
Cau mày.
Mở miệng.
Bật lưỡi.
Nuốt nước bọt.
Nhăn trán.
Rối loạn Máy cơ, giật cơ thoáng qua thường không cần điều trị.
RỐI LOẠN MÁY CƠ, GIẬT CƠ VẬN ĐỘNG MẠN TÍNH
Rối loạn Máy cơ, giật cơ vận động mạn tính hiếm gặp hơn rối loạn Máy cơ, giật cơ thoáng qua, nhưng phổ biến hơn hội chứng Tourette’s. Để chẩn đoán rối loạn này, bạn phải bị Máy cơ, giật cơ nhiều hơn một năm và trên 3 tháng mỗi năm.
Nháy mắt nhiều, nhăn mặt và co giật cơ là những Máy cơ, giật cơ hay gặp trong rối loạn Máy cơ, giật cơ vận động mạn tính. Khác với rối loạn Máy cơ, giật cơ thoáng qua, những cơn Máy cơ, giật cơ này có thể xuất hiện lúc ngủ.
Những đứa trẻ được chẩn đoán mắc rối loạn này trong độ tuỏi từ 6 đến 8 thường không cần điều trị. Ở thời điểm này, những triệu chứng có thể được kiểm soát và thậm chí tự thuyên giảm.
Những người được chẩn đoán mắc hội chứng này khi lớn tuổi hơn có thể cần điều trị. Điều trị cụ thể phụ thuộc vào độ nặng của Máy cơ, giật cơ.
HỘI CHỨNG TOURETTE’S
Hội chứng Tourette’s, hay còn gọi là rối loạn Tourette’s, thường xuất hiện ở thời niên thiếu, trung bình là 7 tuổi. Những trẻ em mắc rối loạn này có thể bị co giật ở mặt, đầu và cánh tay. Những cơn Máy cơ, giật cơ có thể mạnh lên và lan tới những phần khác của cơ thể khi rối loạn tiến triển. Tuy nhiên, những cơn Máy cơ, giật cơ thường nhẹ hơn khi trẻ lớn lên.
Máy cơ, giật cơ do hội chứng Tourrette’s thường bao gồm:
Đập tay.
Thè lưỡi ra ngoài.
Nhún vai.
Đụng chạm một cách không phù hợp.
Lên giọng hay chửi thể.
Những cử chỉ kì quặc.
Để được chẩn đoán hội chứng Tourette’s, bạn phải có những Máy cơ, giật cơ về giọng kèm với những Máy cơ, giật cơ cơ học. Máy cơ, giật cơ giọng bao gồm nấc cục, nuốt nước bọt và la hét, nhiều người thường xuyên bị nói lặp từ hay cụm từ.
Hội chứng Tourette’s có thể được kiểm soát với trị liệu hành vi. Một vài trường hợp có thể cần điều trị thuốc.
_____________________________
☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246
☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor
☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
_____________________________
3. Những tình trạng nào có thể giống với Máy cơ, giật cơ?
Những tình trạng khác có thể gây co giật mặt tương tự Máy cơ, giật cơ. Gồm:
Co giật nửa mặt, là những cơn co giật chỉ ảnh hưởng một bên mặt.
Co giật mi mắt, ành hưởng đến mi mắt.
Rối loạn trương lực cơ mặt, một rối loạn dẫn đến cử động vô ý của cơ mặt.
Nếu Máy cơ, giật cơ cơ mặt xảy ra ở tuổi trưởng thành, bác sĩ có thể nghi ngờ co giật nửa mặt.
4. Những yếu tố nào có thể góp phần vào rối loạn Máy cơ, giật cơ cơ mặt?
Vài yếu tố góp phần vào rối loạn Máy cơ, giật cơ cơ mặt. Những yếu tố này có xu hướng làm tăng tần số và mức độ của Máy cơ, giật cơ.
Những yếu tố góp phần bao gồm:
Phấn khích.
Mệt mỏi.
Nhiệt độ cao.
Những thuốc kích thích.
Rối loạn tăng động giảm chú ý.
Rối loạn ám ảnh cưỡng chế.
Co giật cơ mặt một bên
Co giât cơ mặt một bên xảy ra khi cơ của một bên mặt co giật không báo trước. Những loại co giật này xảy ra do tổn thương hay kích thích thần kinh mặt, hay còn được biết đến là dây thần kinh sọ số VII. Co giật cơ mặt xảy ra khi cơ co không chủ ý do dây thần kinh bị kích thích.
Ban đầu, co giật có thể xuất hiện ở một vùng nhỏ, khó nhận biết như mí mắt, má hay miệng. Lâu ngày, co giật có thể lan ra những phần khác của mặt.
Co giật cơ mặt một bên có thể gặp ở nam hay nữ, nhưng phố biến nhất ở nữ trên 40. Chúng cũng có xu hướng xuất hiện thường xuyên hơn ở bên trái mặt.
Co giật cơ mặt một bên bản thân nó không nguy hiểm. Nhưng có giật liên tục cơ mặt có thể gây phiền phức hay khó chịu. Ở những trường hợp nặng, những cơn co giật này có thể hạn chế hoạt động do nhắm mắt không chủ ý hay ảnh hưởng của chúng lên việc nói.
Trong một vài trường hợp, những cơn co giật này có thể ám chỉ rằng bạn có một tình trạng bệnh nền hay bất thường cấu trúc mặt. Một trong hai nguyên nhân này có thể chèn ép hay làm tổn thương dây thần kinh và khiến cơ mặt giật.
_____________________________
☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246
☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor
☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
_____________________________
5. Những triệu chứng của co giật cơ mặt một bên là gì?
Triệu chứng đầu tiên của co giật cơ mặt một bên là sự co giật không chủ ý của chỉ một bên mặt. Sự co cơ thường bắt đầu ở mi mắt và nhẹ, có thể không gây khó chịu. Triệu chứng này được biết đến nhưco giật mi mắt.Bạn có thể thấy rằng sự co giật mạnh hơn khi bạn lo lắng hay mệt mỏi. Đôi khi, những cơn co giật mi mắt này có thể khiến mắt bạn nhắm hoàn toàn hay chảy nước mắt.
Theo thời gian, co giật có thể hiện rõ hơn ở những vùng mặt chúng đã ảnh hưởng. Co giật cũng có thể lan đến những phần khác của mặt hay cơ thể cùng bên, bao gồm:
Chân mày.
Má.
Vùng quanh miệng, như môi.
Cằm.
Hàm.
Cổ trên.
Trong một vài trường hợp, có giật cơ mặt một bên có thể lan đến mọi cơ ở một bên mặt. Co giật có thể vẫn xảy ra khi bạn đang ngủ. Khi co giật lan ra, bạn có thể nhận thấy những triệu chứng khác, bao gồm:
Thay đổi khả năng nghe.
Ù tai.
Đau tai, đặc biệt là sau tai.
Những cơn co giật ảnh hưởng toàn mặt.
6. Điều gì gây ra co giật cơ mặt một bên?
Bác sĩ có thể không tìm được nguyên nhân chính xác gây ra co giật cơ mặt một bên – còn được biết đến như co giật vô căn.
Co giật cơ mặt một bên thường bị gây ra bởi kích thích hay tổn thương ủa thần kinh mặt. Thường do một mạch máu đè lên thần kinh mặt nơi dây thần kinh này liên kết với thân não. Khi điều này xảy ra, dây thần kinh có thể tự hoạt động, gửi đi những tín hiệu khiến cơ của bạn co giật. Đây được biết đến như là dẫn truyền cách quãng, và đây là một trong những nguyên nhân chính gây co giật.
Một chấn thương vùng đầu hay mặt cũng có thể gây co giật cơ mặt một bên do làm tổn thương hay chèn ép lên dây thần kinh mặt. Những nguyên nhân ít gặp hơn của co giật cơ mặt một bên gồm:
Một hay nhiều khối u chèn ép lên thần kinh mặt.
Phản ứng phụ của một cơn liệt mặt Bell’s, một tình trạng khiến một phần của mặt bị tê liệt tạm thời.
Hy vọng những chia sẻ của chúng tôi sẽ hữu ích được cho bạn. Bạn có thể liên hệ đặt khám với các bác sĩ của Hello Doctor theo số điện thoại 1900 1246.
Bác sĩ khám, điều trị
Thạc sĩ-Bác sĩ Nguyễn Tường Vũ
Khoa: Nội thần kinh, Ngoại thần kinh
Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy
Kinh nghiệm: 28 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Thạc sĩ - Bác sĩ Lê Thành Nhân
Khoa: Tâm thần, Nội thần kinh
Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy
Kinh nghiệm: 7 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Khoa: Cơ xương khớp, Nội thần kinh, Ngoại thần kinh
Nơi làm việc: Phòng Quân y – Bộ Tư lệnh Pháo binh
Kinh nghiệm: 22 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa cấp 2
Bình luận, đặt câu hỏi