9 Nguyên nhân bệnh lý gây ra chứng co giật cơ mặt

9 Nguyên nhân bệnh lý gây ra chứng co giật cơ mặt

Các trường hợp giật cơ mặt do nguyên nhân bệnh lí, đó có thể là những rối loạn tâm thần và thần kinh nặng ảnh hưởng đến hệ thống thần kinh của toàn bộ cơ thể. Các nguyên nhân có thể là:

===

Tham vấn thông tin, tư vấn và hẹn khám bệnh:

Bác sĩ Nguyễn Tường Vũ

Bác sĩ Lê Thành Nhân

===

>>> Trước khi tìm hiểu nguyên nhân gây co giật cơ mặt, bạn nên hiểu rõ hơn về hiện tượng co giật cơ mặt trong bài viết: Co giật cơ mặt là gì?

1. Liệt Bell

Một trong những nguyên nhân gây giật cơ mặt thường xuyên là chứng liệt Bell. Tác nhân gây bệnh chính là vi rút Herpes simplex, chính là tác nhân gây lở rộp môi và mụn nước herpes. Vi rút Herpes làm dây thần kinh ở vùng mặt bị sưng và viêm, gây nên triệu chứng giật cơ mặt không tự ý.

Các triệu chứng khác của bệnh có thể là liệt hoàn toàn và đau một bên mặt, kèm đau đầu, giảm vị giác. May mắn rằng các triệu chứng này chỉ xảy ra tạm thời.

2. Xơ cứng teo cơ một bên

Đây là một chứng bệnh rối loạn thần kinh không thể chữa khỏi, bắt đầu với triệu chứng co giật cơ ở mặt và tứ chi. Theo thời gian, sức cơ yếu dần đến mức độ gây tàn phế và thậm chí gây tử vong. Các triệu chứng khác có thể là vụng về, khó đi lại, giọng nói lè nhè không rõ.

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

3. Co giật nửa mặt (HFS)

Đây là tình trạng rối loạn thần kinh gây nên các cử động giật máy cơ không chủ ý ở một bên mặt. Một triệu chứng điển hình cũng là dấu hiệu sớm của bệnh là giật cơ thường xuyên ở quanh mắt, sau đó lan xuống vùng thấp của mặt. Bệnh nhân thường cảm thấy một bên miệng bị kéo lệch.

4. Bệnh Parkinson

Đây là bệng thần kinh hệ thống tiến triển nặng dần theo thời gian. Bệnh nhân có các triệu chứng giật cơ mặt ngày càng nặng xảy ra khi cơ đang nghỉ, giảm giật khi vận động cơ. Một triệu chứng thường gặp khác của bệnh là mặt nhăn nhó.

5. Bệnh Huntington

Đây là bệnh thoái hóa thần kinh di truyền với các cử động không tự ý ở nhiều phần của cơ thể bao gồm mặt, thân mình và tứ chi. Các triệu chứng này gây nên do mất tế bào thần kinh ở não.

Bệnh thường biểu hiện ở người trung niên, nếu biểu hiện lúc trẻ tuổi thì thường nặng hơn, và hiếm khi biểu hiện vào thời thơ ấu. Các triệu chứng khác gồm vụng về, thay đổi tâm thần, khó giữ thăng bằng, giảm khả năng nhận thức.

6. Nhược tuyến cận giáp

Bệnh xảy ra do tuyến cận giáp không thể sản xuất đủ hormone cần thiết cho các hoạt động của cơ thể. Biến chứng quan trọng của bệnh là sự mất cân bằng lượng canxi và phốt pho trong cơ thể, gây nên triệu chứng giật cơ mặt.

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

7. Rối loạn tic thầm lặng

Rối loạn tic thầm lặng được chẩn đoán dựa vào triệu chứng máy cơ ở mặt đã xảy ra trong một khoảng thời gian ngắn. Máy cơ có thể xuất hiện gần như mỗi ngày trong vòng hơn 1 tháng nhưng chưa đến 1 năm. Bệnh thường tự giới hạn.

Bệnh thường xảy ra ở trẻ em và được cho là một dạng nhẹ của hội chứng Tourette. Bệnh nhân thường có các cơn xung động mãnh liệt kích thích bệnh nhân cử động hoặc phát âm. Tic có thể là các cử động sau: nháy mắt, nở lỗ mũi, nhướn mày, há miệng, chắc lưỡi, tằn hắn giọng, rên rỉ. Bệnh thường không cần điều trị.

8. Rối loạn vận động tic mạn tính

Đây là bệnh ít gặp hơn rối loạn tic im lặng, nhưng thường gặp hơn hội chứng Tourette. Để chẩn đoán, bệnh nhân cần phải có triệu chứng từ một năm trở lên và mỗi lần triệu chứng kéo dài hơn 3 tháng.

Triệu chứng giật cơ mặt gồm nháy mắt quá nhiều, nhăn nhó, giật cơ. Khác với rối loạn tic im lặng, các triệu chứng này có thể xảy ra ngay cả khi đang ngủ. Trẻ em trong tuổi từ 6 đến 8 khi mắc bệnh thì không cần điều trị và triệu chứng sẽ tự giới hạn.

Nếu được chẩn đoán khi lớn tuổi, bệnh nhân cần được điều trị dựa vào mức độ nặng của bệnh.

9. Hội chứngTourette

Hội chứng Tourette hay rối loạn Tourette thường xảy ra ở độ tuổi trẻ em, trung bình khoảng 7 tuổi. Trẻ mắc bệnh này có thể có các cơn giật cơ ở mặt, đầu và cánh tay.

Giật cơ có thể nặng lên và lan đến các phần khác của cơ thể khi bệnh tiến triển. Tuy nhiên, bệnh thường giảm nhẹ khi lớn lên. Để chẩn đoán hội chứng Tourette, ngoài triệu chứng giật cơ còn phải có triệu chứng tic phát âm (gồm nấc cục thường xuyên, hay tằng hắng giọng, la hét).

Một số bệnh nhân cũng có thể phát âm các từ và tiếng nhiều lần và lặp lại. Bệnh thường có thể điều trị bằng trị liệu hành vi hoặc dùng thuốc.

Điều trị giật cơ mặt có mục tiêu điều trị là giải quyết các bệnh nguyên nhân. Để biết cách chữa trị bệnh co giật cơ mặt, bạn có thể tham khảo bài viết: Phương pháp điều trị bệnh co giật cơ mặt.

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________



Bác sĩ khám, điều trị

Nguyễn Tường Vũ

Thạc sĩ-Bác sĩ Nguyễn Tường Vũ

Khoa: Nội thần kinh, Ngoại thần kinh

Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy

Kinh nghiệm: 28 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Lê Thành Nhân

Thạc sĩ - Bác sĩ Lê Thành Nhân

Khoa: Tâm thần, Nội thần kinh

Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy

Kinh nghiệm: 7 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Nguyễn Văn Hào

Thạc sĩ Nguyễn Văn Hào

Khoa: Cơ xương khớp, Nội thần kinh, Ngoại thần kinh

Nơi làm việc: Phòng Quân y – Bộ Tư lệnh Pháo binh

Kinh nghiệm: 22 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa cấp 2

Thông tin thêm về Co giật

Nguyên nhân bị co giật cơ khuỷu tay và cách phòng ngừa
Co giật cơ khuỷu tay - hay hiệu ứng "giật điện" là hiện tượng do cơn va đập kích thích dây thần kinh trụ dưới khuỷu tay...
Cơ bắp tay bị co giật - Nguyên nhân và cách phòng ngừa
Giật cơ bắp tay là một trong những rối loạn thần kinh - cơ rất thường gặp. Nó xảy ra khi quá trình dẫn truyền tín hiệu trên sợi thần kinh điều khiển hoạt...
Hiện tượng Cơ bị co giật - Nguyên nhân và cách phòng ngừa
Đôi khi bạn phát hiện tay chân của mình tự nhiên run giật liên tục mà không gây đau đớn, ngứa ngáy hay bất kỳ triệu chứng nào...
Co gật cơ mặt ở trẻ em là bệnh gì? Điều trị như thế nào?
Co giật cơ mặt là những cơn co thắt không kiểm soát được ở mặt, chẳng hạn như chớp mắt nhanh hoặc nheo mũi. Một số rối loạn co giật này có thể gây ra...
Co giật cơ mặt liên tục
Co giật cơ mặt liên tục – hầu hết chúng ta ai cũng đã từng nghe qua hoặc có thể đã từng một vài lần trải qua cảm giác này. Co giật cơ...

Đánh giá bài viết Gửi đánh giá

  • Trần Long

    Bài viết rất hữu ích. Cảm ơn bác sĩ.

    15/07/2018

Bình luận, đặt câu hỏi

Các thông tin cá nhân của bạn sẽ không bị công khai

Nội dung