Các bác sĩ điều trị chứng co giật cơ mặt như thế nào?
Co giật cơ mặt là hiện tượng giật cơ hay máy cơ không tự chủ ở 1 nhóm cơ ở mặt, một bên hay thậm chí toàn bộ mặt. Nếu không điều trị kịp thời sẽ gây ra những phiền toái nhất định cho người bệnh và hậu quả không tốt. Vậy chứng co giật cơ mặt điều trị như thế nào?
===
Tham vấn thông tin, tư vấn và hẹn khám bệnh:
===
1. Tại sao lại bị co giật cơ mặt?
Trước khi có phương pháp điều trị, các bác sĩ cần xác định được nguyên nhân gây ra co giật cơ mặt.
Theo bác sĩ Trần Đình Vũ - Khoa Nội thần kinh Bệnh viện ĐH Y Dược HCM: Những nguyên nhân gây co giật cơ mặt có thể là:
a/ Nguyên nhân lành tính
Giật cơ mặt chỉ là hiện tượng rối loạn chức năng do vô số nguyên nhân gây ra như
- Hoạt động tại một nhóm cơ nào đó quá nhiều
- Chấn thương đụng giập nhẹ mà ta không để ý
- Nằm ngủ đè lên một lúc lâu mà ta không hay
b/ Do bệnh lý
- Dây thần kinh mặt
- Bệnh Parkinson
- .......
Để tìm hiểu chi tiết hơn về chứng co giật cơ mặt, nguyên nhân và các biểu hiện thường gặp, mời bạn tham khảo tại bài viết: Co giật cơ mặt là gì?
Bạn nên đến gặp các bác sĩ thần kinh để được thăm khám, làm các xét nghiệm cần thiết: xét nghiệm máu, chụp CT, MRI, điện não đồ EEG, điện cơ… để chẩn đoán được nguyên nhân gây bệnh và có biện pháp điều trị kịp thời.
_____________________________
☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246
☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor
☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
_____________________________
2. Bị co giật cơ mặt điều trị như thế nào
Sau khi đã xác định được nguyên nhân gây co giật cơ mặt, các bác sĩ sẽ có phương pháp điều trị theo từng nguyên nhân.
a/ Đối với nguyên nhân lành tính
Sự giật cơ mặt là rất tinh tế và do đó không ảnh hưởng đến thẩm mỹ và công việc. Nó chỉ gây ra sự phân tán chú ý cho bạn. Bạn không cần phải làm gì, sau một thời gian nó tự hết.
Tuy nhiên, để đẩy nhanh tốc độ tự hết, bạn có thể áp dụng một số biện pháp sau: nghỉ ngơi nếu bạn đang phải làm việc quá nhiều, giảm nói nếu bạn phải nói nhiều, ăn thực phẩm mềm nếu bạn đang bị giật liên tục, không nhai kẹo cao su, uống đủ nước điện giải nếu làm việc ra nhiều mồ hôi, chườm lạnh để phong bế tạm thời dây thần kinh
b/ Với nguyên nhân bệnh lý
Do dây thần kinh VII
Đối với trường hợp dây thần kinh VII không bị chèn ép, đè nén và triệu chứng còn nhẹ, giới hạn:
+ Thuốc uống
- Dùng thuốc uống, loại thuốc chống co giật như carbamazepine (Tegretol), gabapentin;
- Thuốc an thần loại benzodiazepine như clonazepam (Klonopin);
- Thuốc làm cơ giãn (muscle relaxant, antispasmodic) như baclofen (Lioresal);
- Thuốc có thể làm phản ứng chậm, mệt mỏi; tuỳ thuộc vào thuốc (drug dependence); không được uống rượu trong lúc uống thuốc baclofen;
- Không ngưng thuốc đột ngột;
- Haloperidol.
Phản ứng với những loại thuốc này có thể khác nhau và có thể mất thời gian để có được liều lượng phù hợp. Họ sẽ cần phải được thực hiện trên cơ sở lâu dài.
+ Tiêm độc tố botulinum
Độc tố Botulinum được sản xuất bởi vi khuẩn Clostridium botulinum. Nó thường được kết hợp với gây ngộ độc thực phẩm được gọi là ngộ độc botulism.
Tuy nhiên, khi nó được sử dụng trong liều kiểm soát, nó được sử dụng một cách an toàn để thư giãn co cơ quá mức.
Nó được tiêm vào cơ mặt và ngăn chặn tín hiệu từ dây thần kinh. Điều này giúp ngăn chặn các cơn co thắt.
Một mũi tiêm có tác dụng 2-3 tháng và bắt đầu có tác dụng trong vòng một vài ngày.
Khoảng 7-8 người trong số 10 người bị giật cơ được điều trị bằng cách tiêm botulinum. Nó cũng có tác dụng phụ cho cơ thể ví dụ như sụp mid mắt và đau mắt sau 2 tuần, tuy nhiên không thực sự nghiêm trọng.
Đây được xem là biện pháp hữu hiệu nhất hiện nay.
+ Phẫu thuật
Được đặt ra nếu nguyên nhân chèn ép thần kinh VII là do dị dạng mạch máu, cần mổ để giải ép
Do bệnh động kinh
Dùng các thuốc chữa động kinh thích hợp: cacbamazepine, topiramate, … nó sẽ có tác dụng làm ổn định xung thần kinh.
_____________________________
☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246
☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor
☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
_____________________________
Bác sĩ khám, điều trị
Thạc sĩ-Bác sĩ Nguyễn Tường Vũ
Khoa: Nội thần kinh, Ngoại thần kinh
Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy
Kinh nghiệm: 28 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Thạc sĩ - Bác sĩ Lê Thành Nhân
Khoa: Tâm thần, Nội thần kinh
Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy
Kinh nghiệm: 7 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Khoa: Cơ xương khớp, Nội thần kinh, Ngoại thần kinh
Nơi làm việc: Phòng Quân y – Bộ Tư lệnh Pháo binh
Kinh nghiệm: 22 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa cấp 2
Bình luận, đặt câu hỏi