Viêm đa dây thần kinh
Bệnh viêm đa dây thần kinh ngoại biên cấp tính hay viêm đa rễ dây thần kinh là một tổn thương thần kinh ngoại biên cấp tính rất nguy hiểm.
Liên hệ đến phòng khám của bác sĩ chuyên khoa nội thần kinh chuyên điều trị bệnh viêm đa dây thần kinh theo số 1900 1246 để được tư vấn thêm hoặc đặt lịch khám với bác sĩ
1. Bệnh viêm đa dây thần kinh là gì
2. Triệu chứng bệnh viêm đa dây thần biên
3. Nguyên nhân gây ra bệnh viêm đa dây thần kinh
4. Điều trị bệnh viêm đa dây thần kinh
5. Phòng chống bệnh viêm đa dây thần kinh
===
Tham vấn thông tin, tư vấn và hẹn khám bệnh:
===
1. Bệnh viêm đa rễ dây thần kinh ngoại biên là gì?
Bệnh viêm đa dây thần kinh ngoại biên cấp tính hay viêm đa rễ và dây thần kinh sau nhiễm khuẩn có tên khoa học là hội chứng Guillain – barré, là một bệnh tổn thương thần kinh ngoại biên cấp tính (rễ và dây thần kinh ở tủy sống và dây thần kinh sọ não). Đây là một căn bệnh nguy hiểm, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh nhân có nguy cơ tử vong do suy hô hấp hoặc sặc phổi do rối loạn chức năng nuốt hoặc thậm chí có thể bị ngừng tim do tổn thương dây thần kinh chi phối tim. Tuy nhiên, khi bệnh nhân đã trải qua được giai đoạn nguy hiểm, thì đại đa số các trường hợp đều hồi phục hoàn toàn sau 6 tháng - 1 năm. Khoảng 10% các trường hợp để lại di chứng về vận động hoặc cảm giác.
Viêm đa dây thần kinh ngoại biên mãn tính thường ít gặp hơn trường hợp cấp tính. Đây là bệnh tự miễn, bệnh kéo dài hàng tháng, đồng thời cũng khó điều trị hơn rất nhiều. Nếu bạn chưa rõ tự miễn là bệnh gì, bạn có thể xem tại bài viết "Bệnh tự miễn".
Nhìn chung căn bệnh viêm đa dây thần kinh ngoại biên là căn bệnh có xác suất mắc phải rất thấp, nhưng cũng gặp phải ở mọi lứa tuổi. Thường thì độ tuổi mắc bệnh là trên 4 (tăng dần theo độ tuổi) và nam có khả năng mắc bệnh lớn hơn nữ.
2. Dấu hiệu, biểu hiện và triệu chứng nhận biết của bệnh viêm đa rễ dây thần kinh ngoại biên
Thông thường, bệnh có biểu hiện đặc trưng là cảm giác tê bì, kiến bò ở ngọn chi, lúc đầu ở chi dưới sau lan lên chi trên, đôi lúc có thể tê ở mặt. Triệu chứng thường xuất hiện ở cả hai bên (có tính chất đối xứng). Kèm theo việc bệnh nhân thấy yếu hoặc liệt tăng dần hai chân hoặc tứ chi, đi lại khó khăn, nhưng không rối loạn đại tiểu tiện. Đồng thời bệnh nhân thấy đau mình mẩy hoặc đau các bắp cơ, liệt dây số VII ngoại biên (liệt mặt ngoại biên), hai mắt nhắm không kín, không nhe răng hay thổi lửa được,... Trong trường hợp nặng, bệnh nhân thấy khó nuốt, uống nước sặc, kèm theo không ho khạc được, khó thở, rối loạn nhịp tim dẫn đến nguy cơ tử vong cao.
Bệnh có các triệu chứng cụ thể như:
- Rối loạn vận động, yếu và teo cơ xuất hiện ở đầu ngọn chi, sau đó lan dần về gốc chi.
- Các chi có thể bị tổn thương đồng thời nhưng cũng có thể bị từ chi này đến chi khác.
- Các dây thần kinh của não bị tổn thương.
- Rối loạn cảm giác cũng nặng và rõ nét ở ngọn chi: có cảm giác đau, như kiến đốt.
- Rối loạn phản xạ: mất phản xạ gân xương ở gót trước sau đó đến gối.
- Rối loạn thực vật - dinh dưỡng.
Khi nhận thấy có các triệu chứng kể trên, tốt nhất là bạn nên khám và làm theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
3. Nguyên nhân gây ra bệnh viêm đa rễ dây thần kinh ngoại biên
Hiện nay chưa tìm ra được nguyên nhân cụ thể dẫn đến bệnh viêm đa rễ thần kinh ngoại biên. Nhưng nó thường xuất hiện sau khi bệnh nhận trải qua một số trường hợp như sau: bị nhiễm khuẩn vài ngày hoặc vài tuần (tác nhân thường là vi khuẩn đường ruột gây viêm dạ dầy - ruột hoặc vi rút), hoặc sau khi dùng một số loại thuốc (thuốc làm tiêu sợi huyết) và một số trường hợp bệnh xuất hiện sau can thiệp ngoại khoa. Chính vì nguyên nhân của căn bệnh này không rõ ràng cho nên người bệnh gặp nhiều khó khăn trong quá trình điều trị.
4. Các phương pháp điều trị bệnh viêm đa rễ dây thần kinh ngoại biên
Sau khi phát hiện mình có các dấu hiệu của căn bệnh viêm đa rễ thần kinh ngoại biên, bạn tốt nhất nên đến khám tại bệnh viện để có được sự can thiệp của y tế một cách toàn diện nhất. Các phương pháp điều trị bệnh có thể được sử dụng kết hợp với nhau nhằm đem lại kết quả cao nhất.
- Sử dụng thuốc điều trị, bao gồm: thuốc giảm đau, chống viêm, chống trầm cảm, thuốc theo đơn
- Vật lý trị liệu: các phương pháp này được sử dụng khi người bệnh có dấu hiệu bị yếu cơ
- Kích thích dây thần kinh qua điện tử (TENS)
- Phôi hoặc nẹp
- Can thiệp y tế
- Phẫu thuật
5. Phòng chống bệnh viêm đa rễ dây thần kinh ngoại biên
Một số dạng bệnh lý thần kinh ngoại vi có thể được ngăn chặn bằng cách duy trì thói quen sống lành mạnh. Ăn một chế độ ăn uống bổ dưỡng, tập thể dục đều đặn, và không uống rượu quá mức có thể giúp ngăn ngừa tổn thương thần kinh. Tránh chấn thương và hóa chất độc hại và cẩn thận kiểm soát các chứng rối loạn tiềm ẩn, chẳng hạn như tiểu đường , cũng có thể giúp ngăn ngừa bệnh thần kinh ngoại vi.
Các thông tin hữu ích cần tham khảo:
- Biểu hiện và triệu chứng của bệnh viêm đa dây thần kinh
- Nguyên nhân của bệnh viêm đa dây thần kinh ngoại biên
- Các cách điều trị và chữa bệnh viêm đa dây thần kinh
- Biện pháp phòng chống bệnh viêm đa dây thần kinh ngoại biên
Liên hệ đến phòng khám của bác sĩ chuyên khoa nội thần kinh chuyên điều trị bệnh viêm đa dây thần kinh theo số 1900 1246 để được tư vấn thêm hoặc đặt lịch khám với bác sĩ
Bác sĩ khám, điều trị
Thạc sĩ-Bác sĩ Nguyễn Tường Vũ
Khoa: Nội thần kinh, Ngoại thần kinh
Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy
Kinh nghiệm: 28 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Thạc sĩ - Bác sĩ Lê Thành Nhân
Khoa: Tâm thần, Nội thần kinh
Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy
Kinh nghiệm: 7 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Khoa: Cơ xương khớp, Nội thần kinh, Ngoại thần kinh
Nơi làm việc: Phòng Quân y – Bộ Tư lệnh Pháo binh
Kinh nghiệm: 22 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa cấp 2
Xin hỏi bác sỹ nên dùng thuốc gì để điều trị ạ.