Bệnh tự miễn là gì, triệu chứng, nguyên nhân và cách chữa trị

Bệnh tự miễn là gì, triệu chứng, nguyên nhân và cách chữa trị

Hệ miễn dịch làm nhiệm vụ tiêu diệt các tế bào lạ, đảm bảo cho chúng ta một cơ thể khỏe mạnh. Nhưng bạn có biết đôi khi hệ miễn dịch lại kháng lại chính những tế bào trong cơ thể, gây nên một tình trạng bệnh được gọi là bệnh tự miễn không.

Chức năng của hệ miễn dịch trong cơ thể

Hệ miễn dịch có cấu trúc vô cùng phức tạp bởi các tế bào, các mô và các bộ phận. Nó giống như một hàng rào quan trọng ngăn chặn cơ thể khỏi virus, các ký sinh trùng và tế bào lạ. Khi cơ thể bị tấn công bởi những tác nhân kể trên, hệ miễn dịch sẽ tạo ra kháng thể và các tế bào đặc biệt nhằm tấn công chúng.

Bệnh tự miễn là gì?

Tự miễn tức là cơ thể bạn tự sinh ra kháng thể nhằm chống lại chính các tế bào của mình, từ đó dẫn đến việc tự hủy hoại chính mình. Bình thường hệ miễn dịch của cơ thể vốn đã có chức năng nhận diện những yếu tố “lạ – quen” đối với cơ thể, nhằm hình thành các kháng thể chỉ chống lại các yếu tố “lạ” và bảo vệ các yếu tố “quen”. Nhưng vì một lý do nào đó, các tế bào trong cơ thể bị biến đổi cấu trúc mà hệ miễn dịch của cơ thể không nhận dạng được và trở thành yếu tố “lạ”, dẫn đến việc kích hoạt hệ miễn dịch sinh ra kháng thể chống lại các tế bào của chính mình và gây ra bệnh tự miễn.

Phân loại bệnh tự miễn

Bệnh tự miễn được chia làm 2 loại:

- Nhóm bệnh đặc hiệu cơ quan: Tổn thương chỉ xảy ra ở một cơ quan trong cơ thể, trong nhóm này cơ quan đích mang bệnh thường là tuyến ức, tuyến giáp, tuyến thượng thận, dạ dày…

- Nhóm bệnh không đặc hiệu cơ quan: Tự kháng thể phản ứng với nhiều loại kháng nguyên nằm rải rác trên nhiều nơi trong cơ thể  làm tổn thương đến nhiều cơ quan khác nhau. Tổn thương thường gặp là ở da, khớp và cơ.

Những nguyên nhân gây ra bệnh tự miễn

Một số nguyên nhân chính dẫn đến bệnh tự miễn đó là:

- Ô nhiễm môi trường: đây chính là một trong những thủ phạm gây nên bệnh tự miễn và làm bệnh tự miễn nặng hơn. Bệnh tự miễn xảy ra trong trường hợp này là do các tế bào của cơ thể bị môi trường làm tổn hại và bị biến đổi.

- Nhiễm trùng: Khi bị viêm nhiễm, các tế bào trong cơ thể trông giống như những tế bào lạ, vì vậy hệ miễn dịch như một bộ máy cứng ngắc, quay ra tấn công những “kẻ lạ” này.

- Vi khuẩn đường ruột bị xáo trộn: Có hàng tỉ tỉ vi khuẩn sống ở ruột của chúng ta, vai trò của chúng là điều hòa hệ miễn dịch. Tuy nhiên trong những thập kỉ gần đây, việc sử dụng kháng sinh bừa bãi và thuốc tránh thai bừa bãi đã làm mất cân bằng của hệ vi sinh đường ruột. Từ đó dẫn đến khả năng cao mắc các chứng tự miễn và các rối loạn miễn dịch.

- Thiếu vitamin D: Vitamin D giống như “vệ sĩ” bảo vệ hệ miễn dịch, giúp hệ miễn dịch chống lại ung thư, ngăn ngừa sự hợp thành của các nguyên tố không tốt chống lại hệ miễn dịch. Khi lượng vitamin D bị thiếu hút sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến hệ miễn dịch của chúng ta. Lượng vitamin D có trong máu nếu thấp hơn 100-150 pg/ml tức là bạn đã bị thiếu hụt vitamin D.

- Tuyến giáp gặp vấn đề: Tuyến giáp là nơi hứng chịu nhiều độc tố, dưới “sức ép” của các độc tố này tuyến giáp rất dễ bị rối loạn.

Ngoài những nguyên nhân kể trên thì yếu tố di truyền cũng nên được quan tâm. Nếu gia đình bạn có người mắc các bệnh tự miễn thì khả năng cao bạn cũng có thể mắc căn bệnh này.

Chẩn đoán và điều trị bệnh tự miễn với bác sĩ

Các cách chẩn đoán và điều trị bệnh tự miễn

Một số triệu chứng có thể xuất hiện trong hầu hết các bệnh tự miễn là: sốt nhẹ và kéo dài, sút cân, mệt mỏi, đau mình, chán ăn... Tuy nhiên, tùy thuộc vào vị trí cơ quan bị tổn thương mà sẽ có thêm các triệu chứng khác nữa, chẳng hạn như viêm đa khớp dạng thấp có biểu hiện đặc trưng là sưng đau, biến dạng nhiều khớp; trong bệnh lupus ban đỏ hệ thống là xuất hiện ban cánh bướm ở mặt, đau khớp, rụng tóc, viêm cầu thận; trong xơ cứng bì là dày cứng da, đau khớp, co thắt mạch máu đầu chi,…

Do bệnh tự miễn ảnh hưởng đến các bộ phận khác nhau của cơ thể, và các triệu chứng có thể đến và đi, nên đôi khi gây khó khăn cho các chuyên gia y tế trong việc nhận biết và điều trị.

Do chưa rõ về nguyên nhân gây ra bệnh nên hầu hết các bệnh tự miễn đều chưa có thuốc hay biện pháp điều trị dứt điểm. Mục tiêu chính trong việc điều trị vẫn là làm chậm sự tiến triển của bệnh. Việc lựa chọn thuốc phải căn cứ vào loại bệnh và các biểu hiện lâm sàng. Có hai nhóm thuốc chính được dùng điều trị nhóm bệnh này là thuốc chống viêm và thuốc ức chế miễn dịch.

Để điều trị bệnh tự miễn, hãy liên hệ với các bác sĩ của Hello Doctor chúng tôi theo số điện thoại 1900 1246. 



Đọc thêm

Biện pháp phòng chống bệnh viêm khớp dạng thấp
Biện pháp phòng chống bệnh viêm khớp dạng thấp cần phải được thực hiện ngay từ khi bạn còn trẻ và được áp dụng vào chính trong cuộc sống của...
Nguyên nhân gây ra bệnh viêm khớp dạng thấp
Nguyên nhân gây ra bệnh viêm khớp dạng thấp có sự tham gia của nhiều yếu tố như các tác nhân gây bệnh, cơ địa, di truyền, nghề nghiệp hay...
Phương pháp điều trị bệnh viêm khớp dạng thấp
Phương pháp điều trị bệnh viêm khớp dạng thấp là sự kết hợp giữa phác đồ điều trị của bác sĩ với vận động, tập thể dục thường xuyên và sinh hoạt...
Dấu hiệu và triệu chứng của bệnh viêm khớp dạng thấp
Dấu hiệu và triệu chứng của bệnh viêm khớp dạng thấp nổi bật là cứng khớp, đau khớp, nhất là các khớp nhỏ như: bàn ngón tay, cổ tay, bàn...
Các cách phòng chống bệnh viêm cột sống dính khớp
Các cách phòng chống bệnh viêm cột sống dính khớp thường để hạn chế những tác động xấu của bệnh đến cho bệnh nhân và thế hệ sau của người bệnh...

Đánh giá bài viết Gửi đánh giá

    Bình luận, đặt câu hỏi

    Các thông tin cá nhân của bạn sẽ không bị công khai

    Nội dung