Xơ cứng bì

Xơ cứng bì

Bệnh xơ cứng bì là một bệnh hiếm gặp và gây ra những hiện tượng xơ cứng ở các mô trên da. Bệnh hiện nay chưa có phương pháp chữa trị hoàn toàn nhưng có thể hạn chế những hậu quả mà nó gây ra.

1. Bệnh xơ cứng bì là gì

2. Triệu chứng của bệnh xơ cứng bì

3. Nguyên nhân gây ra bệnh xơ cứng bì

4. Biến chứng của bệnh xơ cứng bì

5. Điều trị bệnh xơ cứng bì

6. Bác sĩ điều trị

7. Chia sẻ của bệnh nhân

1. Bệnh xơ cứng bì là gì?

Bệnh xơ cứng bì là một nhóm các bệnh hiếm có liên quan đến việc da và các mô liên kết trở nên xơ cứng. Ở một số người, xơ cứng bì chỉ ảnh hưởng đến da. Nhưng ở nhiều người, xơ cứng bì còn ảnh hưởng lên các cấu trúc ngoài da khác - như các mạch máu, các cơ quan nội tạng và đường tiêu hóa. 

Bệnh xơ cứng bì ảnh hưởng đến phụ nữ thường xuyên hơn nam giới và thường xảy ra ở độ tuổi từ 30 đến 50. Mặc dù không có phương pháp chữa bệnh xơ cứng lớp bì, nhưng một số cách điều trị có thể giúp giảm bớt triệu chứng và cải thiện chất lượng cuộc sống.

2. Các dấu hiệu, biểu hiện và triệu chứng của bệnh xơ cứng bì

Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh xơ cứng bì rất đa dạng và tùy thuộc vào cấu trúc nào bị ảnh hưởng:

  • Da: Da nhìn trơn bóng do các mô dày và cứng. Do đó vùng da xơ cứng có thể bị hạn chế cử động. Tổn thương khu trú thành từng mảng hình ovan hoặc phủ rộng cả thân mình và các chi.
  • Ngón tay hoặc ngón chân lạnh, tê, đau và bị chuyển màu. Hiện tượng này gọi là hiện tượng Raynaud, và có thể gặp hiện tượng này ở những người không mắc xơ cứng bì.
  • Đường tiêu hóa: Ngoài trào ngược acid dạ dày thực quản, một số người có thể bị suy dinh dưỡng.
  • Tim, phổi hoặc thận: Bệnh xơ cứng bì có thể ảnh hưởng đến chức năng của tim, phổi hoặc thận theo nhiều mức độ khác nhau. Nếu không được điều trị, những vấn đề này có thể đe dọa trực tiếp đến tính mạng người bệnh.

Triệu chứng bệnh xơ cứng bì toàn thân

Triệu chứng bệnh xơ cứng bì toàn thân

Khi nào nên đi khám bác sĩ?

Nếu bạn có bất kì dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kì câu hỏi nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa mỗi người khác nhau, vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn phương án thích hợp nhất.

Lưu ý quan trọng: Bài viết này nhằm cung cấp kiến thức mang tính chất tham khảo. Nếu bạn hoặc người thân có triệu chứng hoặc những vấn đề còn mơ hồ, để hiểu rõ cụ thể trường hợp của bạn/ người thân, Hello Doctor hỗ trợ qua điện thoại hoặc nhắn tin trên facebook. Hello Doctor sẽ cố gắng hỗ trợ tốt nhất cho từng trường hợp một cách cụ thể.

Bác sĩ tham vấn thông tin:

✍ Các bác sĩ Cơ Xương Khớp Hello Doctor 

☎ Gọi Bác sĩ

유 Chat Bác sĩ trên Facebook

3. Nguyên nhân gây ra bệnh xơ cứng bì

Bệnh xơ cứng bì do hậu quả của sự tăng sinh collagen trong mô cơ thể. Collagen là một loại protein dạng sợi tạo thành các mô liên kết của cơ thể, bao gồm cả da của bạn.

Một số nhà khoa học cho rằng hệ thống miễn dịch của cơ thể có thể đóng vai trò trong việc thúc đẩy sản xuất collagen. Ở một số người có cơ địa di truyền, các triệu chứng có thể được kích hoạt do tiếp xúc với một số chất hóa học như thuốc trừ sâu, nhựa epoxy hoặc dung môi.

Yếu tố nguy cơ mắc bệnh xơ cứng bì

Bệnh xơ cứng bì thường ảnh hưởng đến nữ giới nhiều hơn nam giới.

4. Biến chứng  và tác hại của bệnh xơ cứng bì

Biến chứng của bệnh xơ cứng bì

Biến chứng của bệnh xơ cứng bì

5. Các phương pháp điều trị bệnh xơ cứng bì

Chẩn đoán

Bác sĩ có thể đề nghị xét nghiệm máu để kiểm tra nồng độ một số kháng thể do hệ thống miễn dịch tạo ra. Người bệnh có thể được lấy một mẫu nhỏ ở phần da bị ảnh hưởng để kiểm tra những bất thường.

Bác sĩ cũng có thể đề nghị các xét nghiệm về hô hấp (kiểm tra chức năng phổi), chụp CT phổi và siêu âm tim.

Điều trị

Trong một số trường hợp, các vấn đề về da liên quan đến xơ cứng bì tự biến mất trong vòng ba đến năm năm. Loại xơ cứng bì có ảnh hưởng đến các cơ quan nội tạng thường xấu đi theo thời gian.

Thuốc điều trị

Không có thuốc nào có thể ngăn chặn diễn tiến của sự tăng sinh collagen quá mức. Nhưng nhiều loại thuốc có thể giúp kiểm soát triệu chứng xơ cứng bì hoặc giúp ngăn ngừa các biến chứng. Để đạt được điều này, công dụng của các loại thuốc này có thể:

  • Giãn mạch máu: Thuốc huyết áp làm giãn mạch máu có thể giúp ngăn ngừa các vấn đề về phổi và thận và điều trị bệnh Raynaud.
  • Ức chế miễn dịch: Thuốc ức chế miễn dịch như các thuốc uống sau khi cấy ghép nội tạng giúp giảm các triệu chứng xơ cứng bì.
  • Giảm acid dạ dày.
  • Phòng ngừa nhiễm trùng: Bôi kháng sinh loại mỡ làm sạch và giúp ngăn ngừa nhiễm trùng do loét ngón tay do hội chứng Raynaud gây ra. Thường xuyên chủng ngừa cúm và viêm phổi có thể giúp bảo vệ các phổi bị tổn thương do xơ cứng bì.
  • Giảm đau: Nếu những thuốc giảm đau không bán theo toa không đủ, bạn có thể yêu cầu bác sĩ kê toa thuốc mạnh hơn.

Liệu pháp vật lý

Liệu pháp tâm lý sẽ giúp bạn:

  • Kiểm soát cơn đau
  • Cải thiện sức mạnh và khả năng cử động của những vùng bị tổn thương
  • Duy trì sự độc lập với công việc hàng ngày

Phẫu thuật

Được sử dụng như là phương án cuối cùng, các giải pháp phẫu thuật cho biến chứng của xơ cứng bì bao gồm:

  • Cắt cụt: Nếu loét ngón tay do bệnh Raynaud nghiêm trọng phát triển thành hoại tử, có thể cần đến cắt cụt bộ phận đó.
  • Cấy ghép phổi: Những người đã tiến triển thành tăng huyết áp phổi có thể là ứng cử viên cho việc cấy ghép phổi.

Thay đổi lối sống

Bạn có thể thực hiện một số bước sau để kiểm soát các triệu chứng của bệnh xơ cứng bì:

  • Vận động cơ thể: Tập thể dục giúp cơ thể bạn mềm dẻo, cải thiện tuần hoàn và giảm căng cứng. Các bài tập tập thể dục có thể giúp giữ cho da và khớp của bạn mềm dẻo.
  • Không hút thuốc lá: Nicotin làm cho mạch máu co lại, làm cho bệnh Raynaud trở nên tồi tệ hơn. Hút thuốc cũng có thể làm hẹp vĩnh viễn các mạch máu của bạn. Rút thuốc lá là rất khó - yêu cầu bác sĩ giúp đỡ.
  • Kiểm soát ợ nóng: Tránh các loại thực phẩm làm bạn bị ợ nóng. Cũng nên tránh ăn lúc tối muộn. Nâng đầu giường ngủ lên cao để tránh trào ngược acid dạ dày khi ngủ. Thuốc kháng acid có thể giúp làm giảm các triệu chứng.
  • Giữ ấm cơ thể: Mang găng tay ấm để bảo vệ bất cứ khi nào tay bạn bị lạnh - thậm chí khi bạn mở tủ lạnh. Khi bạn ở ngoài trời lạnh, hãy che mặt và đầu và mặc những bộ quần áo ấm.

Bệnh xơ cứng bì là một căn bệnh nguy hiểm cần được điều trị sớm. Để điều trị bệnh xơ cứng bì, hãy gọi cho Hello Doctor chúng tôi theo số điện thoại: 1900 1246, chúng tôi luôn sẵn lòng được hỗ trợ cho bạn.

Bác sĩ khám, điều trị

Nguyễn Văn Hào

Thạc sĩ Nguyễn Văn Hào

Khoa: Cơ xương khớp, Nội thần kinh, Ngoại thần kinh

Nơi làm việc: Phòng Quân y – Bộ Tư lệnh Pháo binh

Kinh nghiệm: 22 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa cấp 2

Đỗ Trung Thành

Bác sĩ Đỗ Trung Thành

Khoa: Cơ xương khớp

Nơi làm việc: Bệnh Viện 115

Kinh nghiệm: 16 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Đánh giá, chia sẻ Gửi đánh giá

  • Hải Duy

    Không nên coi thường bệnh này, hãy đến khám bệnh ngay nếu có triệu chứng của bệnh.

    02/11/2017
  • Nguyễn Duy Hải

    Rất mong được chia sẻ thêm chế độ dinh dưỡng phòng cho bệnh này

    16/10/2017
  • Lê Thị Hồng

    Nếu thực hiện phẫu thuật thì có nguy hiểm không bác sĩ

    05/10/2017
  • Nguyễn Tuấn

    Bài viết chia sẻ về bệnh rất hay, hy vọng sẽ có thêm nhiều bài như thế này nữa

    28/09/2017
  • Nguyễn Thành Đông

    Ông của tôi cũng đang mắc phải căn bệnh này, da cứ trở nên sần sùi, khô cứng lên. Cũng may mà gặp được bác sĩ Minh nên ông tôi đã đỡ hơn nhiều.

    11/09/2017

Bình luận, đặt câu hỏi

Các thông tin cá nhân của bạn sẽ không bị công khai

Nội dung

Đọc thêm

Bài viết đang được cập nhật...