Táo bón là biểu hiện của bệnh gì, phải làm sao khi bị táo bón

Táo bón là biểu hiện của bệnh gì, phải làm sao khi bị táo bón

Chào bác sĩ, tôi là Tâm, năm nay 35 tuổi. Khoảng 1 tháng nay tôi thường bị táo bón, đi ngoài hết sức khó khăn. Tôi không biết làm sao để khắc phục tình trạng này, mong bác sĩ cho tôi lời khuyên. Cảm ơn bác sĩ.

Trả lời: 

Chào bạn Tâm, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Câu hỏi của bạn có lẽ cũng là thắc mắc chung của rất nhiều người do táo bón là triệu chứng mà rất nhiều người gặp phải. Bạn có thể sẽ biết được câu trả lời sau khi tham khảo những thông tin dưới đây:

1. Táo bón là gì

2. Biểu hiện của táo bón

3. Phải làm sao khi bị táo bón

4. Khi nào nên đi khám bác sĩ?

5. Ngăn ngừa táo bón

Bác sĩ tham vấn thông tin:

✍ Các bác sĩ Tiêu Hoá Hello Doctor

☎ Gọi Bác sĩ - 19001246

 

1. Triệu chứng táo bón là gì?

Táo bón có nghĩa là sự khó khăn khi đi cầu hoặc ít đi cầu hơn bình thường. Hầu như mọi người đều có táo bón chỉ là sớm hay muộn thôi.

Mặc dù táo bón không nghiêm trọng nhưng bạn sẽ cảm thấy khỏe hơn nhiều khi cơ thể bạn trở lại bình thường.
Khoảng thời gian bình thường giữa những lần đi tiêu rất khác nhau giữa mỗi người. Một số người có thể đi cầu ba lần một ngày. Nhưng những người khác chỉ có thể đi một hoặc hai lần trong tuần.

Từ 3 ngày hoặc nhiều hơn mà không đi cầu một lần, thì khoảng thời gian này là quá lâu. Sau 3 ngày, phân hoặc các chất cẳn lắng của cơ thể trở nên cứng hơn và khó đi ra ngoài gây ra tình trạng táo bón.

2. Biểu hiện của triệu chứng táo bón

Các triệu chứng táo bón là gì?

Bạn có thể có:

  • Không thường xuyên hoặc ít khi đi cầu
  • Phải rặn nhiều khi đi cầu (cực kì căng thẳng khi đi)
  • Phân cứng hoặc nhỏ
  • Cảm giác rằng không thể đi phân ra được
  • Chướng bụng hoặc đau bụng
  • Nôn 

Biểu hiện của táo bón

3. Nguyên nhân gây ra triệu chứng táo bón

Tại sao lại xảy ra táo bón?

Một số nguyên nhân của táo bón bao gồm:

  • Do đang dùng thuốc kháng axit có chứa canxi hoặc nhôm
  • Thay đổi chế độ ăn uống hoặc các hoạt động thông thường
  • Ung thư đại tràng
  • Ăn nhiều sản phẩm từ sữa
  • Rối loạn ăn uống
  • Hội chứng ruột kích thích
  • Các tình trạng bệnh thần kinh như bệnh Parkinson hay bệnh đa xơ cứng
  • Ít hoạt động thể lực
  • Không uống đủ nước hoặc ăn đủ chất xơ trong chế độ ăn uống của bạn
  • Lạm dụng thuốc nhuận tràng
  • Mang thai
  • Thần kinh và cơ trong hệ tiêu hóa có vấn đề
  • Thường xuyên kiềm lại nhu động ruột, đặc biệt là ở người có bệnh trĩ
  • Một số loại thuốc (đặc biệt là thuốc giảm đau mạnh như thuốc ngủ, thuốc chống trầm cảm, hoặc thuốc viên sắt)
  • Căng thẳng
  • Tuyến giáp hoạt động kém (hay còn gọi là nhược giáp)

Nên ăn nhiều rau xanh để điều trị táo bón

4. Phải làm sao khi bị táo bón

Thực hiện các bước sau:

  • Uống từ 2 đến 4 ly nước mỗi ngày, trừ khi  bạn có các bệnh lý mà bác sĩ bảo bạn hạn chế lượng dịch uống vào mỗi ngày.
  • Thử uống nước ấm, đặc biệt là vào buổi sáng.
  • Ăn nhiều trái cây và rau quả trong chế độ ăn uống của bạn.
  • Ăn mận và ngũ cốc.
  • Nếu cần, có thể sử dụng thuốc chống táo bón không cần kê toa hoặc thuốc nhuận tràng. Không sử dụng thuốc nhuận tràng trong hơn 2 tuần mà không có chỉ định từ bác sĩ. Vì nếu bạn uống quá liều, các triệu chứng của bạn không những không cải thiện mà còn có thể tồi tệ hơn.

5. Khi nào nên đi khám bác sĩ?

Đi khám bác sĩ ngay nếu bạn đột ngột bị táo bón đi kèm với đau bụng hoặc quặn bụng và bạn không thể xì hơi hoặc đi cầu.

Ngoài ra, cũng cần đi khám bác sĩ nếu:

  • Lần đầu tiên bạn bị táo bón
  • Đi cầu thấy máu trong phân.
  • Bạn bị giảm cân mặc dù không ăn kiêng.
  • Bạn rất đau khi đi cầu.
  • Táo bón kéo dài hơn 2 tuần.
  • Phân nhỏ như bút chì.

Bác sĩ có thể đề nghị các xét nghiệm này để tìm nguyên nhân táo bón:

  • Xét nghiệm máu để kiểm tra lượng hóc môn trong cơ thể
  • Chụp Xquang đại tràng có cản quang để tìm bất kỳ tắc nghẽn nào trong lòng đại tràng 
  • Nội soi đại tràng để tìm tắc nghẽn trong lòng đại tràng

6. Làm thế nào để ngăn ngừa táo bón?

Trong nhiều trường hợp, bạn có thể ngăn ngừa táo bón xảy ra. Những điều này có thể giúp:

  • Ăn một chế độ ăn uống cân bằng với nhiều chất xơ: Nguồn chất xơ chủ yếu là từ hoa quả, rau củ, đậu, bánh mì nguyên hạt và ngũ cốc (đặc biệt là cám).
  • Uống từ 1,5 đến 2 lít nước và các loại chất lỏng khác mỗi ngày (trừ khi bác sĩ đề nghị bạn thực hiện chế độ ăn uống hạn chế chất lỏng). Sự kết hợp giữa chất xơ và nước giúp cho bạn luôn đi cầu đều đặn.
  • Tránh caffeine: Chúng có thể khiến bạn bị mất nước.
  • Hạn chế những sản phẩm từ sữa: Một số người có thể cần tránh chúng vì các sản phẩm từ sữa có thể gây táo bón cho họ.
  • Tập thể dục đều đặn: Hoạt động thể lực ít nhất 30 phút mỗi ngày, hầu hết các ngày trong tuần.
  • Đi vệ sinh ngay khi bạn cảm thấy muốn đi.

Bạn Tâm thân mến, đa phần táo bón có thể tự chữa trị. Tuy nhiên khi táo bón kéo dài và đi cùng các triệu chứng đau quặn bụng hoặc gây ra những ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của bạn thì bạn nên đi khám bác sĩ. Rất hy vọng những thông tin chúng tôi cung cấp sẽ hữu ích cho bạn. Nếu bạn cần giúp đỡ, bạn có thể liên hệ đặt khám với các bác sĩ của Hello Doctor theo số điện thoại: 1900 1246, chúng tôi luôn sẵn lòng được hỗ trợ cho bạn.

Cảm ơn bạn đã quan tâm!

Nếu bạn cần hỗ trợ hay có câu hỏi cần gửi tới bác sĩ Hello Doctor vui lòng gửi thông tin tại đây.



Đọc thêm

Triệu chứng nghe tiếng nói trong đầu nguyên nhân và cách điều trị
Ảo thanh là một triệu chứng nghe tiếng nói trong đầu thường gặp ở bệnh nhân tâm thần phân liệt. Thực chất, nó thường gặp đến mức được xem là một trong...
Chứng co giật cơ môi - Nguyên nhân và cách phòng bệnh
Đôi khi, bạn sẽ cảm thấy môi của mình bị co giật một cách không kiểm soát được. Thường nguyên nhân phổ biến gây giật cơ môi ở 10...
Nguyên nhân gây ra triệu chứng đau đầu hai bên thái dương
Chào bác sĩ. Tôi tên là Thu Hương, là nhân viên văn phòng. Thời gian gần đây tôi có tình trạng bị đau đầu hai...
Triệu chứng chán nản kéo dài là dấu hiệu của bệnh gì?
Chào bác sĩ, tôi tên là Ngọc. Tôi thấy một số bệnh như trầm cảm, stress thường có dấu hiệu đó là chán nản. Vậy bác sĩ...
Triệu chứng run tay khó thở
Triệu chứng run rẩy tay chân và khó thở  kết hợp có thể được gây ra bởi rất nhiều nguyên nhân khác nhau, như: rối loạn lo âu, rối...

Đánh giá bài viết Gửi đánh giá

  • Phan Trọng Dũng

    Tôi cũng đã từng bị táo bón. Là người đã từng bị cái này, tôi có lời khuyên các bạn. Sau này có người khuyên nên uống thật nhiều nước, tốt nhất là 2 lít nước mỗi ngày. Đặc biệt thường xuyên đi vệ sinh. Tôi thử áp dụng và thấy đúng là có đỡ hơn thật.

    10/02/2018
  • Nguyễn Thị Thanh

    Tôi bị trĩ nên thường xuyên gặp phải triệu chứng này. Tôi sẽ thử áp dụng các biện pháp bác sĩ đưa ra để khắc phục tình trạng này.

    26/09/2017
Đặng Quốc Bình (10/02/2018)
Tôi nhớ có đợt tôi bị táo bón. Tôi luôn cảm thấy chướng bụng, trong khi đó tôi không thể nào đi ngoài được. Tôi nhớ hơn 2 tuần tôi không đi được. Đợt đấy tôi phải đi thông thì mới đi ngoài được, rõ khổ.

Bình luận, đặt câu hỏi

Các thông tin cá nhân của bạn sẽ không bị công khai

Nội dung