Trĩ
Bệnh trĩ hay dân gian còn gọi là lòi dom có tên tiếng Anh là Hemorrhoids, đây là căn bệnh khá phổ biến hiện nay và đem đến nhiều đau đớn và bất tiện cho người bệnh.
2. Nguyên nhân gây ra bệnh trĩ
Bác sĩ tham vấn thông tin:
✍ Các bác sĩ Tiêu Hoá Hello Doctor
1. Bệnh trĩ là gì?
Bệnh trĩ có tên tiếng Anh là Hemorrhoids, là bệnh được tạo thành do sự căng giãn quá mức của các đám rối tĩnh mạch trĩ (hay sự phình tĩnh mạch) ở mô xung quanh hậu môn hậu môn. Ở trạng thái bình thường các mô này sẽ hỗ trợ kiểm soát phân thải ra ngoài khi tĩnh mạch hậu môn hoạt động kém, máu đi đến đây sẽ không lưu thông được, ứ đọng làm cho tĩnh mạch bị dãn, phình ra do sưng hoặc viêm thì gọi làbệnh trĩ.
Bệnh trĩ không chỉ gây phiền toái cho người bệnh trong cuộc sống hàng ngày, mà còn có thể dẫn tới những biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng đến sức khỏe, thậm chí là đe dọa tính mạng nếu người bệnh không được chữa trị kịp thời. Bởi vậy, ngay khi có những biểu hiện của bệnh trĩ thì bệnh nhân nên chủ động khám và điều trị càng sớm càng tốt.
2. Các dấu hiệu, biểu hiện và triệu chứng của bệnh trĩ
Bệnh trĩ có hai biểu hiện cụ thể nhất đó là chảy máu, sa búi trĩ. Để nhận biết chính xác bệnh trĩ, cần dựa trên các triệu chứng sau:
- Đại tiện ra máu: ban đầu người bệnh chảy ít máu, chỉ phát hiện máu dính trên dấy vệ sinh sau khi đại tiện. Lâu về sau, chảy máu càng nhiều, thậm chí thành tia.
- Sa lồi búi trĩ: mỗi khi đại tiện thì sẽ thấy có những khối thịt nhỏ lồi ra ở khu vực hậu môn, những khối này có thể tự tụt vào trong được.
- Ngứa, nóng rát quanh lỗ hậu môn.
- Thiếu máu
- ...
Khi nào cần đi khám bác sĩ?
Chảy máu khi đi vệ sinh là dấu hiệu phổ biến nhất của bệnh trĩ. Bác sĩ có thể khám sức khoẻ và thực hiện các xét nghiệm khác để xác định bệnh trĩ và loại trừ các bệnh hoặc tình trạng nghiêm trọng hơn.
Bạn cũng nên nói với bác sĩ nếu như bạn bị bệnh trĩ và tình trạng chảy máu xảy ra thường xuyên, không thể tự khắc phục tại nhà.
Đừng cho rằng chảy máu trực tràng là do bệnh trĩ, đặc biệt nếu bạn trên 40 tuổi. Chảy máu trực tràng có thể xảy ra với các bệnh khác, bao gồm ung thư đại trực tràng và ung thư hậu môn. Nếu bạn bị chảy máu cùng với sự thay đổi rõ rệt trong ruột hoặc nếu phân của bạn thay đổi màu sắc hay tính nhất quán, hãy hỏi ý kiến bác sĩ.
Tìm kiếm sự chăm sóc khẩn cấp nếu bạn chảy một lượng lớn máu trực tràng, buồn nôn, chóng mặt hoặc ngất đi.
3. Nguyên nhân gây ra bệnh trĩ
Các tĩnh mạch quanh hậu môn của có xu hướng căng ra dưới áp lực và có thể phồng lên hoặc sưng. Các tĩnh mạch bị sưng (bệnh trĩ) có thể phát triển từ áp lực tăng lên ở trực tràng dưới do:
- Bất ổn trong ruột
- Ngồi trong thời gian dài trong nhà vệ sinh
- Tiêu chảy mạn tính hoặc táo bón
- Béo phì
- Mang thai
- Quan hệ tình dục
- Chế độ ăn ít chất xơ
- Rối loạn tiêu hóa
- Tâm sinh lý
- Nghề nghiệp
- ...
4. Các phương pháp điều trị bệnh trĩ
Hầu hết thời gian điều trị bệnh trĩ liên quan đến các bước tự chăm sóc, chẳng hạn như thay đổi lối sống. Nhưng đôi khi dùng thuốc hoặc phẫu thuật là cần thiết. Bác sĩ có thể đề xuất một số các phương pháp điều trị phù hợp với mức độ bị bệnh của bạn.
Thuốc: Tuỳ theo tình trạng của bạn, bác sĩ có thể sử dụng các loại thuốc sau:
- Tăng cường tính bền thành mạch
- Giảm đau và chống ngứa
- Chống phù nề
- Chống nhiễm trùng: các loại kháng sinh và các oxit kim loại…
- Chống tắc mạch
Ngoài thuốc, tùy thuộc vào từng tình trạng của người bệnh mà bác sĩ sẽ đưa ra các phương pháp điều trị khác nhau như:
- Chích xơ
- Thắt trị
- Phẫu thuật
5. Phòng chống bệnh trĩ
Biện pháp phòng chống bệnh trĩ được hiệu quả, bạn cần có thói quen sống tốt, chế độ dinh dưỡng hợp lý và cách vận động phù hợp.
Tham khảo thêm thông tin hữu ích:
- Dấu hiệu, biểu hiện và triệu chứng nhận biết của bệnh trĩ
- Phân loại và nguyên nhân gây ra bệnh trĩ lòi dom
- Cách điều trị và chữa bệnh trĩ lòi dom hiệu quả hiện nay
- Các biện pháp phòng chống bệnh trĩ lòi dom hiệu quả
Để được hỗ trợ điều trị bệnh trĩ, bạn có thể liên hệ với Hello Doctor theo số điện thoại 1900 1246, các bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm của chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ cho bạn.
Bác sĩ khám, điều trị
Khoa: Nội tiết, Tiêu hóa - Gan mật
Nơi làm việc: Bệnh viện Đaị học Quốc gia Hà nội
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Khoa: Tiêu hóa - Gan mật, Nội tổng quát
Nơi làm việc: Bệnh viện Trưng Vương
Kinh nghiệm: 11 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Bình luận, đặt câu hỏi