Rối loạn tiêu hóa
Rối loạn tiêu hóa là một hội chứng được tạo ra bởi sự co thắt bất bình thường của các cơ vòng trong hệ tiêu hóa làm cơ thể đau bụng và thay đổi vấn đề đại tiện. Bệnh không nguy hiểm đến tính mạng nhưng gây khó chịu, ảnh hưởng đến đời sống thường ngày của người bệnh.
1. Bệnh rối loạn tiêu hóa là gì
2. Triệu chứng của bệnh rối loạn tiêu hóa
3. Tác hại của bệnh rối loạn tiêu hóa
4. Nguyên nhân gây ra bệnh rối loạn tiêu hóa
5. Phòng và điều trị bệnh rối loạn tiêu hóa
1. Bệnh rối loạn tiêu hóa là gì?
Rối loạn tiêu hóa là tình trạng các cơ vòng trong của hệ tiêu hóa bị co thắt một cách bất thường, khiến các chức năng của hệ tiêu hóa bị biến đổi, từ đó gây nên tình trạng rôí loạn tiêu hóa. Bệnh rối loạn tiêu hóa nguyên nhân chủ yếu hầu hết xuất phát từ chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt không hợp lý ở người lớn, còn với trẻ em nguyên nhân là do sức đề kháng còn yếu, sử dụng thuốc kháng sinh quá nhiều.
2. Các dấu hiệu, biểu hiện và triệu chứng của bệnh rối loạn tiêu hóa
Thay đổi vấn đề đại tiện
Bệnh tiến triển chậm nhưng mỗi ngày một trầm trọng hơn. Sự thay đổi thói quen đại tiện trở nên rõ ràng hơn. Đi vệ sinh không còn đều đặn như trước. Hơn nữa, người bệnh cảm thấy đau bụng từng cơn, ngày táo bón nhưng ngày khác có thể tiêu chảy. Tùy theo bệnh tình, mà người bệnh có khuynh hướng táo bón nhiều hơn tiêu chảy hoặc ngược lại.
Đau bụng
Những cơn đau bụng thay đổi tùy theo cá nhân và được diễn tả như đau sơ sơ, lâm râm, quặn từng cơn, nặng bụng, sình bụng, xon xót, ran rát, đau như “dao cắt”. Đau có thể liên tục, âm ỉ suốt ngày, co thắt, nhức nhối từng cơn. Bệnh nhân thường đau bụng dưới bên tay trái, nhưng họ cũng có thể bị đau ở nhiều chỗ khác nhau. Đau cùng một lúc, hoặc mỗi ngày đau một chỗ khác nhau. Họ cũng có thể bị đau toàn bụng chứ không nhất thiết đau ở vị trí nào nhất định. Trong một vài trường hợp, cơn đau có thể lan ra sau lưng.
Một số dạng đau bụng mà bạn có thể gặp phải trong bệnh rối loạn tiêu hóa là:
Đầy hơi
Sình bụng là một trong những triệu chứng tiêu biểu của rối loạn tiêu hóa. Bụng người bệnh sẽ “căng to như cái trống”. Bệnh nhân ợ hơi liên tục hoặc trung tiện thường xuyên. Bụng thường rất thon nhỏ vào buổi sáng khi mới thức dậy, rồi to dần khi ngày từ từ trôi qua. Ngoài ra, một số bệnh nhân có những triệu chứng của bệnh đau dạ dày, với những cơn ợ chua, đắng hoặc hôi miệng, buồn nôn, nôn mửa, v.v...
Khi nào cần gặp bác sĩ?
Nếu như tình trạng trên kéo dài và có diễn tiến ngày càng tăng bạn cần đến cơ sở chuyên khoa để thăm khám và điều trị kịp thời.
Bác sĩ tham vấn thông tin:
✍ Các bác sĩ Tiêu Hoá Hello Doctor
3. Tác hại của bệnh rối loạn tiêu hóa
Rối loạn tiêu hóa gây ra cho người bệnh nhiều đau đớn, các cơn đau khiến cho người bệnh cảm thấy khó chịu, không thể tập trung vào công việc.
Ngoài ra, rối loạn tiêu hóa cũng khiến cho người bệnh bị đảo loạn thói quen đi vệ sinh, gây ra những xáo trộn trong cuộc sống.
Rối loạn tiêu hóa không gây nguy hiểm tính mạng nhưng thực sự làm bệnh nhân thấy mệt mỏi, kém thoải mái, thường xuyên trong tình trạng khó chịu.
4. Nguyên nhân gây ra bệnh rối loạn tiêu hóa
Do việc ăn uống: Đây là nguyên nhân hàng đầu gây rối loạn tiêu hóa. Việc ăn uống không hợp lí, tác động mạnh đến hoạt động của đương ruột, dạ dày như ăn uống không hợp vệ sinh, thức ăn chưa được sơ chế kĩ càng hoặc phân phối ăn uống không đúng cách, sử dụng quá nhiều thức ăn có tinh bột, đồ chiên rán, thức ăn khó tiêu hóa. Đồng thời ăn không đúng khoa học, ăn nhanh, nhai không kĩ, nuốt vội khiến thức ăn đưa xuống dạ dày khó bị phân hủy và thường gây ra đầy bụng, khó tiêu, nguyên nhân dẫn đến đau dạ dày.
Do nhiễm khuẩn: Việc nhiễm khuẩn thường gặp phải ở trẻ em, vì sức đề kháng của trẻ còn yếu chưa thể chống chọi lại môi trường bên ngoài nên khả năng bị nhiễm khuẩn cao hơn ở người trưởng thành.
Do các bệnh lí khác: Một số bệnh lý liên quan đến dạ dày, tá tràng, viêm ruột thừa cấp tính, sỏi đường tiết niệu, viêm ruột cấp tính, viêm đại tràng co thắt cũng có thể là nguyên nhân khiến hệ tiêu hóa bị rối loạn.
Do tác dụng phụ của thuốc: trong một số trường hợp người bệnh phải sử dụng thuốc điều trị bệnh đặc biệt là thuốc kháng sinh rất dễ gây phản ứng phụ là tiêu chảy hay rối loạn tiêu hóa. Một số trường hợp dùng kháng sinh liều cao kéo dài có thể gây tình trạng tiêu chảy nặng hơn được gọi là viêm đại tràng giả mạc.
5. Phòng chống và điều trị bệnh rối loạn tiêu hóa
Điều trị rối loạn tiêu hóa chủ yếu bằng phương pháp nội khoa. Tuy nhiên trong trường hợp rối loạn tiêu hóa, thuốc chỉ đóng một vai trò phụ trong việc chữa trị mà thôi, việc điều trị chủ yếu phụ thuộc vào chế độ ăn uống của bạn.
Để phòng và điều trị rối loạn tiêu hóa bạn cần lưu ý những điều sau:
- Chế độ ăn uống hợp lí: Nên ăn những thực phẩm, thức uống không gây ra rối loạn tiêu hóa, khó tiêu hoặc thực phẩm phải được đảm bảo vệ sinh. Tập thói quen ăn uống đúng giờ, đúng bữa, không nên ăn quá nhiều, bỏ bữa hoặc ăn nhanh, vội vàng.
- Nếu bị đầy hơi, chướng bụng, táo bón, có thể nên ăn nhiều rau xanh để bổ sung vitamin, đồng thời giúp hệ tiêu hóa hoạt động dễ dàng hơn. Tránh ăn nhiều thực phẩm dễ gây đầy bụng như cần tây, bắp cải, rau húng quế, chuối, mận…
- Không nên uống quá nhiều nước ngọt, thức uống chứa quá nhiều sorbitol (đây là loại đường dùng trong các loại nước ngọt ăn kiêng), kẹo cao su hoặc quá nhiều đường fructose (như trong mật ong và một số trái cây).
- Khi bị rối loạn hệ tiêu hóa nên bổ sung nhiều nước, đặc biệt đối với triệu chứng tiêu chảy cần phải hỗ trợ nước nhiều hơn so với thường ngày, tránh để mất nước.
- Thường xuyên tập thể dục, luôn giữ tinh thần, cơ thể khỏe khoắn, để có thể tăng sức đề kháng chống lại các vi khuẩn bên ngoài môi trường.
- Nên tránh các loại thuốc kháng sinh, hoặc thuốc ngủ, thuốc giảm đau, thuốc an thần.
Nếu bạn thực hiện các biện pháp điều trị mà tình trạng bệnh rối loạn tiêu hóa không thuyên giảm, bạn nên liên hệ với bác sĩ để được điều trị. Bạn có thể liên hệ đặt khám với các bác sĩ của Hello Doctor chúng tôi theo số điện thoại: 1900 1246, chúng tôi luôn sẵn lòng được hỗ trợ cho bạn.
Bác sĩ khám, điều trị
Khoa: Nội tiết, Tiêu hóa - Gan mật
Nơi làm việc: Bệnh viện Đaị học Quốc gia Hà nội
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Khoa: Tiêu hóa - Gan mật, Nội tổng quát
Nơi làm việc: Bệnh viện Trưng Vương
Kinh nghiệm: 11 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Bình luận, đặt câu hỏi