Chảy máu trực tràng là dấu hiệu của bệnh gì?
Chào bác sĩ, tôi tên là Phạm Minh Tuấn, năm nay tôi 28 tuổi. Gần đây, tôi thường xuyên bị chảy máu khi đi vệ sinh. Bác sĩ có thể tư vấn giúp tôi có phải tôi đang bị chảy máu trực tràng không và triệu chứng này có nguy hiểm không? Rất mong nhận được sự tư vấn của các bác sĩ. Tôi xin chân thành cảm ơn!
Trả lời:
Chào bạn Phạm Minh Tuấn!
Rất vui vì nhận được câu hỏi và sự tin tưởng của bạn đối với chúng tôi. Để giải đáp cho câu hỏi của bạn, chúng tôi đã liên hệ với đội ngũ bác sĩ để tư vấn thêm cho bạn về tình trạng của bạn như sau:
2. Nguyên nhân gây ra chảy máu trực tràng
3. Điều trị chảy máu trực tràng
1. Chảy máu trực tràng là gì?
Trực tràng là một cơ quan nằm ở cuối ruột già. Chảy máu trực tràng liên quan đến tình trạng đại tiện ra máu ở hậu môn, trong đó máu thường trộn lẫn với phân và hoặc các cục máu đông. Máu chảy ra từ trực tràng có thể có màu đỏ tươi, đỏ sẫm hay nâu sẫm.
Bác sĩ tham vấn thông tin:
✍ Các bác sĩ Tiêu Hoá Hello Doctor
2. Nguyên nhân gây ra triệu chứng chảy máu trực tràng
Các nguyên nhân gây chảy máu trực tràng thường gặp:
- Bệnh trĩ. (1.4-3.6%)
- Bệnh ung thư và khối u trực tràng và đại tràng.( 7-14%)
- Túi thừa. (16-56%)
- Bất thường mạch máu (angiodysplasia). (2,7-30%)
- Các viêm nhiễm đại tràng (2-16%)
>>>Mời bạn xem thêm thông tin về bệnh trĩ tại BỆNH TRĨ.
Một số xét nghiệm cơ bản giúp chẩn đoán bệnh lý:
- Công thức máu
- Chức năng gan, chức năng thận
- Nội soi hậu môn trực tràng
3. Các phương pháp điều trị chảy máu trực tràng
Để chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây chảy máu trực tràng cần áp dụng kết hợp một số phương pháp xét nghiệm như:
- Nội soi
- Enteroscopy
- Thụt Bari chụp Xquang đại tràng
Chảy máu trực tràng khi ở mức độ nhẹ có thể điều trị bằng những biện pháp đơn giản như điều chỉnh chế độ ăn uống hợp lý, ăn nhiều rau xanh, trái cây tươi để bổ sung vitamin và chất xơ, uống đủ nước; hạn chế uống bia rượu, chất kích thích, tránh ăn đồ cay nóng và thực phẩm nhiều dầu mỡ; tập thể dục đều đặn giúp tăng nhu động ruột.
Khi chảy máu trực tràng là biến chứng của một số căn bệnh khác thì người bệnh cần điều trị theo pháp đồ điều trị của bác sỹ để đạt kết quả tốt nhất.
4. Khi nào bạn nên khám bác sĩ?
Nếu chảy máu trực tràng kéo dài và xuất hiện kèm các triệu chứng sau thì cần đưa bệnh nhân đến bệnh viện ngay lập tức:
- Ngất xỉu
- Buồn nôn
- Da nhợt nhạt, lạnh, và ướt do đổ mồ hôi
- Thở nhanh
- Chóng mặt hoặc lâng lâng sau khi đứng lên (Xem thêm về triệu chứng này tại đây)
- Mờ mắt
- Đầu óc không còn minh mẫn
- Nước tiểu ít
- Đau bụng
- Chuột rút dữ dội
- Đau hậu môn kèm theo chảy máu liên tục và nhiều
Nếu tình trạng chảy máu hậu môn chỉ xảy ra 1,2 lần và không tái phát khi không có những biểu hiện trên thì bạn cũng không nên quá lo lắng. Hãy gọi điện tư vấn hoặc đến gặp bác sĩ nếu tình trạng chảy máu trực tràng kéo dài hơn 1, 2 ngày, hoặc sớm hơn nếu bạn lo lắng vì tình trạng chảy máu của bạn khá nghiêm trọng.
Nhìn chung, những người dưới 40 tuổi bị chảy máu trực tràng là do nguyên nhân rõ ràng, ví dụ như táo bón, phân cứng… thì có thể không cần kiểm tra hay xét nghiệm. Tuy nhiên, đối với những người lớn từ 40 tuổi trở lên, bác sĩ đôi khi sẽ chỉ định thực hiện kiểm tra nội soi để xác định nguyên nhân gây chảy máu trực tràng có phải là do ung thư hay không.
Đối với trường hợp của bạn Phạm Minh Tuấn, những dấu hiệu của bạn chưa đủ để kết luận tình trạng và nguyên nhân bệnh. Chúng tôi khuyên bạn nên đến gặp bác sĩ để được khám chữa và chẩn đoán chính xác nhất. Nếu bạn cần giúp đỡ, hãy gọi cho Hello Doctor chúng tôi theo số điện thoại: 1900 1246, chúng tôi luôn sẵn lòng được hỗ trợ cho bạn.
Cảm ơn bạn đã quan tâm!
Nếu bạn cần hỗ trợ hay có câu hỏi cần gửi tới bác sĩ Hello Doctor vui lòng gửi thông tin tại đây.
Bình luận, đặt câu hỏi