Viêm màng ngoài tim

Viêm màng ngoài tim

Bệnh viêm màng ngoài tim thường khởi phát triệu chứng rất đột ngột nhưng không kéo dài (cấp tính). Tuy vậy, khi các triệu chứng xảy ra thường xuyên, viêm màng ngoài tim sẽ chuyển từ dạng cấp tính sang mạn tính.

1. Bệnh viêm màng ngoài tim là gì

2. Triệu chứng của bệnh viêm màng ngoài tim

3. Nguyên nhân gây ra bệnh viêm màng ngoài tim

4. Biến chứng của bệnh viêm màng ngoài tim

5. Điều trị bệnh viêm màng ngoài tim

6. Bác sĩ điều trị

7. Chia sẻ của bệnh nhân

1. Bệnh viêm ngoài màng tim là gì?

Viêm màng ngoài tim có tên tiếng Anh là Pericarditis, là tình trạng lớp màng bao quanh tim cấu tạo từ tế bào có hiện tượng bị kích thích và sưng phồng lên, tình trạng này là nguyên nhân của triệu chứng đau ngực cũng như các triệu chứng khác. Khi các lớp màng tim bị kích thích, cọ xát vào nhau sẽ gây ra tình trạng đau thắt ngực ở người bệnh.  

Đa số người mắc bệnh ở thể nhẹ và có thể không cần đến can thiệp y khoa. Ở những trường hợp nặng hơn, việc điều trị có thể là thuốc, hoặc ngay cả phẫu thuật can thiệp. Cho nên việc chẩn đoán và điều trị sớm có thể giúp làm giảm nguy cơ xuất hiện các biến chứng lâu dài của bệnh.

2. Các dấu hiệu, biểu hiện và triệu chứng của bệnh viêm ngoài màng tim

Viêm màng ngoài tim được phân loại thành nhiều dạng khác nhau, tùy thuộc vào tính chất và thời gian kéo dài của các triệu chứng. Viêm màng ngoài tim cấp thường kéo dài dưới 3 tuần, trong khi viêm màng ngoài tim kéo dài có thể lâu hơn, khoản 4 tới 6 tuần và nhưng không kéo dài quá 3 tháng.

Dạng viêm màng ngoài tim tái diễn xuất hiện ở tuần thứ 4 tới thứ 6 sau khi trải qua tình trạng viêm màng ngoài tim cấp tính và không xuất hiện triệu chứng trong suốt 4-6 tuần đó. Dạng viêm màng ngoài tim mạn tính được chẩn đoán khi các triệu chứng kéo dài quá 3 tháng.

Khi bạn có tình trạng viêm màng ngoài tim cấp tính, triệu chứng quan trọng nhất là một cơn đau nhói và có tính đột ngột sau xương ức hoặc ngực trái. Tuy nhiên, những người đã trải qua viêm màng ngoài tim cấp tính lại mô tả cơn đau của họ là âm ỉ, nhức ,có cảm giác nặng ngực và độ đau không giống nhau.

Cơn đau ngực do viêm màng ngoài tim cấp có thể lan sang vai trái hay vùng cổ. Hoặc đau nhiều hơn khi ho, nằm hoặc hít thở sâu. Ở trạng thái đứng hay cúi người thường góp phần làm dịu cơn đau. Một điểm cần lưu ý là đôi lúc rất khó phân biệt giữa cơn đau ngực do viêm màng ngoài tim hay cơn đau xuất hiện khi bị đau tim.

Viêm màng ngoài tim mạn tính thường kèm theo tình trạng nhiễm trùng mạn tính và có thể dẫn đến tình trạng tràn dịch màng ngoài tim (pericardial effusion). Triệu chứng thường gặp của viêm màng ngoài tim mạn là đau ngực.

Dựa vào phân loại, dấu hiệu và triệu chứng của viêm màng ngoài tim bao gồm như sau:

  • Cơn đau đột ngột, nhói lên ở giữa ngực hay ngực trái, và thường đau nhiều hơn khi hít vào.
  • Khó thở khi nằm
  • Đánh trống ngực
  • Sốt nhẹ
  • Tổng trạng yếu, kèm mệt mỏi
  • Ho
  • Phù ở chân hay bụng

Khi nào nên gặp bác sĩ?

Hãy nhờ đến sự can thiệp y tế tức thời khi bạn có các dấu hiệu của cơn đau ngực. Có thể các triệu chứng của viêm màng ngoài tim tương đồng với các triệu chứng của các bệnh tim, phổi khác. Khi bạn cảm nhận được chính xác diễn tiến và tính chất cơn đau, bạn càng sớm được chẩn đoán và việc điều trị diễn ra tốt hơn. Mặc dù cơn đau ngực cấp có thể là do viêm màng ngoài tim, nhưng thực chất nguyên do lại do cơn đau tim hay tắt mạch phổi do huyết khối (pulmonary embolus).

Bác sĩ tham vấn thông tin:

✍ Các bác sĩ Tim Mạch Hello Doctor 

☎ Gọi Bác sĩ

유 Chat Bác sĩ trên Facebook

3. Nguyên nhân gây ra bệnh viêm màng ngoài tim

Ở tình trạng bình thường, giữa hai lớp màng ngoài tim sẽ có một lớp dịch bôi trơn tránh tình trạng cọ xát. Còn khi có tình trạng viêm màng ngoài tim, hai lớp màng sưng lên có tình trạng cọ xát, gây ra hiện tượng đau ngực.

Nguyên nhân của bệnh thường rất khó xác định. Thông thường bác sĩ có thể không tìm ra được nguyên nhân (bệnh tự phát) hay chuyển hướng sang nguyên nhân nhiễm trùng.

Viêm màng ngoài tim có thể tiến triển từ từ sau một cơn đau tim, từ các kích thích của lớp cơ tim bị tổn thương. Ngoài ra, dạng viêm màng ngoài tim tiến triển chậm có thể xuất hiện sau một cơn đau tim hay một cuộc phẫu thuật tim.

Dạng này thường được gọi là hội chứng Dressler, hay có tên gọi khác là hội chứng hậu phẫu màng ngoài tim (postpericardiotomy), hội chứng hậu nhồi máu cơ tim (post-myocardial infarction syndrome) hay hội chứng hậu tổn thương tim (post-cardiac injury syndrome).

Nguyên nhân gây ra viêm màng ngoài tim

Các nguyên nhân khác có thể kể đến:

  • Bệnh tự miễn: như bệnh lupus ban đỏ hay bệnh thấp khớp.
  • Chấn thương: Có ảnh hưởng đến tim, ngực sau tai nạn giao thông hay các tai nạn khác.
  • Các rối loạn của tim: Bao gồm suy thận, AIDS, lao hay ung thư
  • Do thuốc: Một số loại thuốc có thể gây viêm màng ngoài tim, tuy nhiên rất ít gặp.

4. Biến chứng và tác hại của bệnh viêm màng ngoài tim

Các biến chứng của viêm màng ngoài tim bao gồm: 

Viêm màng ngoài tim co thắt (constrictive pericarditis):  Dù không phổ biến, tuy nhiên ở một vài trường hợp bị viêm màng ngoài tim, đặc biệt có tình trạng viêm kéo dài và tiếp diễn, có thể làm dày, hóa sẹo hay co màng ngoài tim.

Ở trường hợp này, màng ngoài tim mất đi tính đàn hồi và co hẹp khoảng không quanh tim, làm tim hoạt động không hiệu quả. Tình trạng này được gọi là viêm màng ngoài tim co thắt, triệu chứng thường là sưng phù ở chân hay bụng, cũng như gây khó thở cho bệnh nhân.

Chèn ép tim (cardiac tamponade): Khi lượng dịch ở màng ngoài tim quá lớn, tình trạng chèn ép tim sẽ xuất hiện ở bệnh nhân.

Lượng dịch quá mức tạo áp lực cho tim và gây chèn ép, làm lượng máu tới tim giảm, gây giảm huyết áp nghiêm trọng, có thể dẫn đến tử vong nếu không chữa trị kịp thời.

5. Các phương pháp điều trị bệnh viêm màng ngoài tim

Chẩn đoán

Bác sĩ điều trị sẽ khai thác bệnh sử và cơn đau ngực của bạn cũng như các triệu chứng khác. Và bác sĩ cũng sẽ tiến hành khám thực thể và kiểm tra tiếng tim của bạn như một phần của việc theo dõi tình trạng bệnh.

Khi nghe tiếng tim, bác sĩ sẽ dùng ống nghe áp vào ngực và kiểm tra tiếng cọ màng tim (pericardial rub), diễn ra khi hai lớp màng tim cọ xát vào nhau.

Bác sĩ cũng sẽ dùng các bài kiểm tra để xác định có phải bạn đã bị đau tim, hay dịch ứ đông ở hai lớp màng ngoài tim, hoặc có dấu hiệu nhiễm trùng hay không. Xét nghiệm máu cũng sẽ cho kết quả có sự hiện diện của vi khuẩn hay các yếu tố gây nhiễm trùng hay không.

Các xét nghiệm chẩn đoán bao gồm:

Điện tâm đồ (ECG): Các điện cực sẽ được gắn vào các vị trí cố định để đo lại xung điện của tim.

Xung điện sẽ hiển thị lên màn hình hay được ghi ra giấy. Điện tâm đồ có thể giúp chẩn đoán viêm màng ngoài tim, hay chẩn đoán bạn đã trải qua đau tim.

Xquang ngực: Với chẩn đoán hình ảnh này, bác sĩ có thể nhìn ra hình dạng và kích thước của tim, kiểm tra xem có tình trạng lớn tim do lượng dịch quá mức ở màng ngoài tim hay không.

Siêu âm tim (Echocardiogram): Dùng song siêu âm để phản ánh hình ảnh quả tim và cấu trúc của nó, cả lượng dịch có trong màng ngoài tim. Bác sĩ có thể nhìn thấy và hình dung được qua màn hình siêu âm.

Chụp cắt lớp (CT): Dùng kỹ thuật Xquang để cho hình ảnh cắt lớp chi tiết  của tim và màng ngoài tim.

Chẩn đoán hình ảnh này có thể giúp tìm ra các nguyên nhân khác gây đau ngực cấp, như tắt mạch máu phổi do huyết khối (pulmonary embolus) hay rách động mạch chủ (aortic dissection). Ngoài ra còn hữu ích trong việc xem xét tình trạng dầy màng ngoài tim có dẫn đến viêm màng ngoài tim có thắt hay chưa.

Cộng hưởng từ (MRI): Kỹ thuật này dủng từ trường và sóng vô tuyến để thuật lại hình ảnh của tim có tình trảng dầy, viêm hay có sự thay đổi khi bị viêm màng ngoài tim.

Điều trị bệnh viêm màng ngoài tim

Điều trị

Điều trị viêm màng ngoài tim phụ thuộc vào nguyên nhân cũng như độ nặng của bệnh. Các ca viêm màng ngoài tim thể nhẹ có thể không cần điều trị.

Biện pháp dùng thuốc

Sử dụng thuốc nhằm giảm đau và tình trạng sưng phù do viêm màng ngoài tim, bao gồm:

  • Giảm đau: Các cơn đau do viêm màng ngoài tim thường đáp ứng tốt với các thuốc giảm đau không cần kê toa. Các thuốc này cũng giúp giảm tình trạng viêm. Ngoài ra các thuốc giảm đau mạnh cũng có thể được sử dụng cho bệnh nhân.
  • Thuốc kháng viêm: thường được kê cho tình trạng viêm màng ngoài tim cấp hay điều trị triệu chứng tái lại.
  • Nếu thuốc giảm đau hay kháng viêm không đáp ứng, hay bạn có các triệu chứng tái lại, bác sĩ sẽ kê cho bạn thuốc steroid.

Tình trạng viêm màng ngoài tim cấp chỉ diễn ra trong vài tuần, tuy nhiên các dạng khác có thể xuất hiện sau đó. Một số bệnh nhân bị viêm màng ngoài tim có hiện tượng tái lại sau nhiều tháng.

Khi tình trạng nhiễm trùng là nguyên nhân cũa viêm màng ngoài tim, việc điều trị bằng kháng sinh và dẫn lưu dịch là cần thiết.

Điều trị nội trú và can thiệp 

Bạn cần phải điều trị nội trú do bác sĩ phát hiện có tình trạng chèn ép tim do lượng dịch quá mức ở màng ngoài tim, là biến chứng nguy hiểm của bệnh.

Nếu được chẩn đoán có chèn ép tim, bác sĩ sẽ có các can thiệp sau để thoát đi lượng dịch quá mức, như:

  • Dẫn lưu dịch màng ngoài tim (pericardiocentesis); phương pháp này dùng một ống dẫn dài kèm kim tiêm, để thoát dịch ra khỏi khoang màng ngoài tim. Bạn có thể sẽ được gây mê cục bộ trước khi dẫn lưu, kèm theo đó là sự trợ giúp của màn hình và đầu dò siêu âm. Dẫn lưu có thể kéo dài nhiều ngày khi bạn đang điều trị tại bệnh viện.
  • Cắt màng ngoài tim (pericardiectomy): Nếu bạn được chẩn đoán là viêm màng ngoài tim chèn , bạn có thể sẽ phải phẫu thuật cắt bỏ màng ngoài tim, khi ấy đã dầy và chèn ép khiến tim không thể bơm và tống máu được.

Khi bạn điều trị bệnh viêm màng ngoài tim tại Hello Doctor, bạn sẽ nhận được hỗ trợ từ nhiều bác sĩ từ nhiều chuyên khoa để có thể khám, chữa toàn diện bệnh tật của mình. Liên hệ đặt khám ngay với các bác sĩ của chúng tôi theo số điện thoại: 1900 1246.

Bác sĩ khám, điều trị

Phan Thị Kim Ngân

Thạc sĩ - Bác sĩ Phan Thị Kim Ngân

Khoa: Tim mạch

Nơi làm việc: Bệnh viện Viện Tim Hồ Chí Minh

Kinh nghiệm: 18 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Đánh giá, chia sẻ Gửi đánh giá

  • Nguyễn Thị Hoa

    Dạo gần đây ông tôi khi nằm cảm thấy khó thở, còn cơ thể thì cảm thấy mệt mỏi. Gia đình tôi mới cho ông đi khám thì phát hiện ra ông bị bệnh viêm màng ngoài tim. Hiện nay ông vẫn đang được điều trị, nhưng tôi thấy ông tôi đã bắt đầu đỡ hơn.

    06/10/2017
  • Nguyễn Hải

    Bệnh viêm màng ngoài tim rất nguy hiểm, mọi người đừng nên chủ quan mà không đi chữa trị nhé.

    28/09/2017
  • Mỹ Vân

    Bệnh viêm màng ngoài tim cũng rất nguy hiểm nên mọi người đừng chủ quan với nó nhé. Nên điều trị từ khi còn nhẹ.

    15/09/2017

Bình luận, đặt câu hỏi

Các thông tin cá nhân của bạn sẽ không bị công khai

Nội dung

Đọc thêm

Bài viết đang được cập nhật...