Động kinh khi ngủ

Động kinh khi ngủ

Động kinh là tình trạng xuất hiện hoạt động điện bất thường tại một vùng trong não gây ra các cơn co giật hoặc thay đổi hành vi, ý thức, nhận thức của người bệnh

1. Động kinh là gì?

2. Động kinh khi ngủ là gì?

3. Tại sao lại xảy ra động kinh khi ngủ?

4. Chẩn đoán

5. Động kinh khi ngủ có thể xảy ra vào ban ngày không?

6. Họ đã kiểm soát các cơn động kinh khi ngủ như thế nào?

===

Tham vấn thông tin, tư vấn và hẹn khám bệnh:

Bác sĩ Nguyễn Tường Vũ

Bác sĩ Lê Thành Nhân

===

động kinh khi ngủ

Động kinh khi ngủ là cơn động kinh có cơn co giật hầu hết chỉ xảy ra khi ngủ và có liên hệ mật thiết với tình trạng rối loạn giấc ngủ

1. Động kinh là gì?

Động kinh là một bất thường của hệ thần kinh trung ương. Một vùng của não bộ bị tổn thương, làm cho các nơron phóng điện bất thường, gây ra các cơn co giật hoặc các hành vi, cảm giác bất thường, đôi khi làm người bệnh mất ý thức. Động kinh có thể xảy ra ở cả nam lẫn nữ, không phân biệt màu da hoặc sắc tộc.

Triệu chứng của động kinh biến đổi rất nhiều. Một số người mắc bệnh động kinh chỉ đơn giản nhìn chằm chằm vào khoảng không trong một khoảng thời gian ngắn, trong khi những người khác lại bị co giật chân tay. Chỉ một cơn co giật đơn giản không đồng nghĩa bạn bị động kinh mà phải có ít nhất hai cơn co giật không yếu tố kích thích trở lên mới nghĩ tới bệnh động kinh.

2. Động kinh khi ngủ là gì?

Động kinh có mối liên hệ phức tap với giấc ngủ. Co giật khi ngủ có thể xảy ra với bất kì kiểu động kinh nào. Một số bệnh nhân chỉ có co giật khi ngủ, trong khi những người khác lại có thể lên cơn động kinh ngay cả khi thức và ngủ. Những người chỉ bị co giật khi ngủ đêm được xem là mắc bệnh động kinh khi ngủ. Hiệp hội Chống động kinh Châu Âu (ILAE) định nghĩa “Động kinh khi ngủ là khi các cơ co giật hầu hết xảy ra hoặc xảy ra đa phần trong giấc ngủ”. Theo thống kê, có khoảng 12% số bệnh nhân mắc động kinh là động kinh khi ngủ.

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

3. Tại sao lại xảy ra động kinh khi ngủ?

Các cơn co giật của chứng động kinh thường bị ảnh hưởng khá nặng nề bởi đồng hồ sinh học của cơ thể. Khi chúng ta đi ngủ, chúng ta đi từ trạng thái thức sang trạng thái nghỉ ngơi. Nhưng trong lúc ngủ, não vẫn hoạt động và thay đổi trạng thái hoạt động, gọi là các giai đoạn của giấc ngủ. Người ta cho rằng sự thay đổi này ảnh hưởng tới não bộ của những người mắc bệnh động kinh. Một vài cơn co giật xảy ra chủ yếu ở một giai đoạn nào đó của giấc ngủ.

Các nhà khoa học tin rằng động kinh khi ngủ được kích hoạt bởi các thay đổi xung điện trong não khi chuyển sang các giai đoạn khác nhau của giấc ngủ và thay đổi từ trạng thái ngủ sang trạng thái thức. Ví dụ, khi thức, sóng não của chúng ta duy trì ở mức cân bằng, nhưng khi ngủ lại có sự thay đổi đáng kể trong sóng điện não. Chúng ta đi ngủ và đi vào chu kì giấc ngủ từ lúc ru ngủ, chuyển sang giai đoạn ngủ nông rồi tới ngủ sâu, sau đó tiến tới giai đoạn giấc ngủ sâu mắt chuyển động nhanh (giấc ngủ REM) và chu kì này lặp lại 3 – 4 lần mỗi đêm và có sự thay đổi đáng kể của sóng điện não trong các giai đoạn giấc ngủ.

Các giai đoạn của giấc ngủ

Giấc ngủ được chia thành 5 giai đoạn: giai đoạn giấc ngủ không có mắt chuyển động nhanh (Non REM sleep) gồm giai đoạn 1 tới giai đoạn 4, và giai đoạn giấc ngủ mắt chuyển động nhanh (REM sleep).

Các cơn động kinh có vẻ như không bao giờ xảy ra trong giai đoạn giấc ngủ mắt chuyển động nhanh, nhưng có thể xảy ra ở bất kì lúc trong chu kì giấc ngủ, thường gặp trong giai đoạn giấc ngủ nông (giai đoạn 1 và 2). Động kinh khi ngủ cũng có thể xảy ra khi thức giấc hay giật mình giữa đêm.

Điều này có nghĩa là có nhiều khung thời gian xảy ra các cơn động kinh lúc ngủ như:

  • Trong 1 – 2h đầu sau khi đi ngủ (động kinh khi ngủ sớm)

  • 1 – 2h giờ sau khi thức dậy (động kinh vào sáng sớm)

  • Trong vòng 1h hoặc hơn sau khi thức giấc

Động kinh khi ngủ còn có thể xảy ra khi ngủ trưa và không chỉ giới hạn vào ban đêm.

4. Chẩn đoán

Bệnh động kinh khi ngủ có thể rất khó để chẩn đoán vì chúng xảy ra khi ngủ, và người mắc bệnh thường không biết được điều đó. Ngoài ra, chứng bệnh này còn có thể nhầm lẫn với một vài rối loạn giấc ngủ khác như mất ngủ, bao gồm các triệu chứng như mộng du, nghiến rang và hội chứng chân không yên.

Cũng như các kiểu động kinh khác, việc khai thác bệnh sử về triệu chứng co giật, hay tốt hơn nữa là có nhân chứng là một yếu tố rất quan trọng để chẩn đoán. Bác sĩ cũng có thể yêu cầu thực hiện ghi hình điện não đồ khi ngủ, thường được thực hiện sau khi có rối loạn giấc ngủ.

Nếu như không được chẩn đoán và điều trị, người mắc bệnh có thể phải chịu đựng nhiều đợt buồn ngủ vào ban ngày. Điều này có thể ảnh hưởng tới sự tập trung, học tập và công việc cũng như các hành vi và cảm xúc, biểu hiện ra bên ngoài là sự giảm sút chất lượng cuộc sống.

Động kinh khi ngủ có thể xảy ra với bất kì ai bị bệnh động kinh, nhưng chúng thường kết hợp với một vài kiểu động kinh khác như:

  • Động kinh múa giật trẻ vị thành niên

  • Động kinh cơn lớn

  • Động kinh Rolandic lành tính

  • Hội chứng Landau – Kleffner

  • Động kinh khi ngủ thùy trán

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

5. Động kinh khi ngủ có thể xảy ra vào ban ngày không?

Nếu một người đã bị động kinh khi ngủ nhiều năm, khả năng cơn động kinh xuất hiện khi thức là rất nhỏ. Tuy nhiên, điều này không đồng nghĩa là các cơn động kinh không xuất hiện vào ban ngày. Ví dụ, trong trường hợp người bệnh cực kì căng thẳng hay bị mất ngủ, thay đổi thuốc hay cai nghiện thuốc, nguy cơ mắc động kinh tăng lên, không kể đêm hay ngày. Các cơn động kinh khi ngủ xuất hiện vào ban ngày nếu một bệnh nhân mắc bệnh động kinh khi ngủ quyết định ngủ trưa hoặc cảm thấy cực kì buồn ngủ vào ban ngày. Nhưng với những biện pháp kiểm soát cơn động kinh và lối sống tốt, nguy cơ này có thể giảm xuống đáng kể.

6. Họ đã kiểm soát các cơn động kinh khi ngủ như thế nào?

Việc kiểm soát các cơn động kinh khi ngủ là một vấn đề quan trọng cần thực hiện vì chứng bệnh này có thể làm gián đoạn giấc ngủ, gây ảnh hưởng tới chu kì giấc ngủ và có thể dẫn tới rối loạn chu kì giấc ngủ. Đây là một trong những yếu tố kích thích co giật, và có thể tạo ra vòng xoắn bệnh lí. Phương thức điều trị động kinh khi ngủ cũng khá giống với các kiểu động kinh khác, có một vài chuyên gia cho rằng nên tăng liều thuốc chống động kinh ở những bệnh nhân này để kiểm soát triệu chứng tốt nhất.

Dưới đây là một số mẹo nhỏ để tạo nên thói quen đi ngủ tốt cho sức khỏe:

  • Duy trì thói quen đi ngủ và thức dậy vào một khoảng thời gian cố định trong ngày

  • Làm theo đồng hồ sinh học của cơ thể: đừng phớt lờ cơn mệt mỏi, thay vào đó hãy đi ngủ khi cơ thể cần giấc ngủ để phục hồi lượng năng lượng đã mất.

  • Đảm bảo phòng ngủ yên tĩnh: đủ tối để ngủ và đủ sáng khi thức dậy

  • Không nên làm việc theo ca vì có thể ảnh hưởng tới chất lượng giấc ngủ và thời điểm đi ngủ

  • Tránh dùng thuốc ngủ vì có thể làm nặng thêm các triệu chứng, thay vào đó hãy sử dụng các phương pháp dỗ giấc ngủ tự nhiên.

  • Tránh dùng các chất kích thích sau bữa ăn trưa vì chúng có thể ảnh hưởng tới chất lượng giấc ngủ

  • Tập thể dục thường xuyên nhưng tránh tập trong vòng 4 tiếng trước khi ngủ

  • Nên tham gia các hoạt động nhẹ nhàng vào buổi chiều hoặc sử dụng các biện pháp thư giãn để có một giấc ngủ sảng khoái.

Để đảm bảo an toàn cho bệnh nhân mắc bệnh động kinh khi ngủ, các biện pháp dưới đây nên được thực hiện:

  • Chọn giường thấp, tránh ngủ ở giường tầng, giữ các đồ vật nội thất nặng ở xa giường ngủ để tránh chấn thương khi bị ngã từ giường xuống

  • Cân nhắc sử dụng các tấm thảm có độ trơn trượt thấp (các tấm thảm dùng để tập yoga) ở gần giường nếu người bệnh có xu hướng té khỏi giường trong cơn động kinh.

  • Sử dụng đèn treo tường thay vì đèn bàn

  • Sử dụng các thiết bị báo động cơn động kinh để cảnh báo bệnh nhân và người nhà khi bệnh nhân có cơn động kinh khi ngủ

  • Nên có một người thân biết cách sơ cứu khi bệnh nhân lên cơn động kinh và để sẵn số điện thoại cấp cứu khi cơn động kinh biểu hiện khác thường hay bệnh nhân gặp chấn thương trong quá trình co giật.

Động kinh khi ngủ là một kiểu của bệnh động kinh. Để điều trị căn bệnh này cần nhiều sự phối hợp giữa bệnh nhân và bác sĩ, nhất là phát hiện sớm để điều trị sớm và ngăn ngừa các tình huống đáng tiếc có thể xảy ra.

Để điều trị bệnh động kinh với các bác sĩ của Hello Doctor, gia đình bạn có thể liên hệ đặt khám theo số điện thoại 1900 1246
 


Bác sĩ khám, điều trị

Nguyễn Tường Vũ

Thạc sĩ-Bác sĩ Nguyễn Tường Vũ

Khoa: Nội thần kinh, Ngoại thần kinh

Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy

Kinh nghiệm: 28 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Nguyễn Văn Hào

Thạc sĩ Nguyễn Văn Hào

Khoa: Cơ xương khớp, Nội thần kinh, Ngoại thần kinh

Nơi làm việc: Phòng Quân y – Bộ Tư lệnh Pháo binh

Kinh nghiệm: 22 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa cấp 2

Thông tin thêm về Động kinh

Bệnh động kinh ở nam giới
Đàn ông trải qua các vấn đề về động kinh mà chỉ có duy nhất đối với giới tính của họ. Những điều này có thể là khá phức...
Chăm sóc bệnh nhân động kinh
Hầu hết các cơn động kinh xảy ra trong cộng đồng (ngoài bệnh viện) nên việc nắm vững các kiến thức xử trí trong và chăm sóc sau cơn động kinh xảy ra...
Thuốc điều trị động kinh
Bệnh động kinh là bệnh mãn tính và rất khó để chữa khỏi hoàn toàn. Phương pháp điều trị được ưu tiên hàng đầu hiện nay...
Bệnh động kinh có di truyền không?
1. Di truyền và ảnh hưởng đến bệnh động kinh 2. Nguy cơ khi có người nhà mắc bệnh động kinh 3. Động kinh có nên có con hay không ? 4....
Bệnh động kinh nên ăn gì
Bệnh động kinh là một rối loạn thần kinh bắt nguồn từ các tín hiệu điện trong não, gây co giật tái diễn. Hoặc sự phóng điện não bộ quá...

Đánh giá bài viết Gửi đánh giá

    Nguyễn đình hoành (25/06/2023)
    Chào bác sĩ, nhà em có ng bị co giật trong giấc ngủ. Cứ khoảng 1 tháng bị 1 lần và bình thường mỗi lần sẽ bị vào 2 giấc ngủ gần nhau. Ví dụ như tối nay bij thì trưa mai sẽ bị lại. Bác sĩ tư vấn giúp e với ạ.
    Phạm thị ban (15/04/2023)
    Bác sĩ ơi em bé nhà em bị có giật ko sốt cách nhau 20 ngày. Hiện tượng co giật trong 1 đến 2 phút. Cháu trai năm nay 6 tuổi ăn. Bác sĩ cho em xin lời khuyên cần làm gì ạ
    luc thân (23/07/2018)
    chào bác sĩ.tôi bị động kinh lúc ngủ cứ mỗi lần lên cơn cơn động kinh xong la thấy người sốt nóng khát nước và buồn tiểu sau đó tôi cảm thấy rất lạnh phải đắp chăn bông 1luc sau người mới ấm lên được va trở lại bình thường được sau đó thì chân tay đau mỏi khắp người

    Bình luận, đặt câu hỏi

    Các thông tin cá nhân của bạn sẽ không bị công khai

    Nội dung