Triệu chứng lo âu - nguyên nhân và cách chữa trị
Chào bác sĩ, dạo gần đây tôi thường cảm thấy lo âu về một vấn đề mà chính tôi cũng không rõ, bất cứ việc gì cũng có thể khiến cho tôi cảm thấy bất an. Tình trạng này đã kéo dài hơn 5 tháng nay, xin hỏi bác sĩ không biết tôi có phải đang mắc bệnh hay không. Cảm ơn bác sĩ.
Trả lời:
Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Qua những gì mà bạn cung cấp, chúng tôi thấy rằng có thể bạn đang có triệu chứng lo âu. Bạn hãy tham khảo một số thông tin về triệu chứng này và sớm có phương án khắc phục nhé.
Nếu bạn cảm thấy bạn lo lắng quá nhiều không đúng sự thật bạn có thể đang mắc bệnh hoang tưởng và nó ảnh hưởng tới công việc, bạn hãy tìm cách giảm căng thẳng, stress và lo âu hiệu quả. Bạn hãy liên hệ đến bác sĩ chuyên về tâm lý để được chuẩn đoán nguyên nhân và tư vấn thêm theo số 1900 1246
Hotline phòng khám tâm lý HCM: 028 7305 0022
Hotline phòng khám tâm lý HN: 024 7305 0022
2. Biểu hiện của triệu chứng lo âu
===
Bác sĩ tham vấn thông tin và hỗ trợ khám bệnh:
✍ Sài Gòn: Các bác sĩ Bv Tâm Thần HCM, Đại Học Y Dược, Đại học Phạm Ngọc Thạch
✍ Hà Nội: Viện Tâm Thần Bạch Mai- Đại Học Quốc Gia (khoa Y) - Đại Học Y Hà Nội.
✍ Đà Nẵng: Bệnh viện tâm thần Đà Nẵng.
☎ Gọi điện tư vấn miễn phí và hẹn khám Bác sĩ: 19001246
===
1. Triệu chứng lo âu là gì?
Lo âu là một triệu chứng thường gặp trong cuộc sống hàng ngày, đặc biệt nếu bạn là người hay gặp căng thẳng. Cảm giác lo âu có thể gây ảnh hưởng tới các hoạt động sống hàng ngày và có thể gây nguy hiểm về lâu về dài. Lo âu là cảm giác căng thẳng, không thoải mái. Người có chứng lo âu thường hay sợ hãi, lo lắng về các tình huống xảy ra trong cuộc sống hàng ngày. Lo âu khiến bạn có thể tránh các nơi hoặc các tình huống làm bạn cảm thấy lo lắng và nó có thể kéo dài trong nhiều năm.
_____________________________
☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246
☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor
☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
_____________________________
2. Biểu hiện của triệu chứng lo âu
Lo âu là một từ chung dùng để chỉ các triệu chứng như:
- Cảm thấy lo lắng, bồn chồn hoặc căng thẳng
- Có cảm giác nguy hiểm sắp xảy ra
- Nhịp tim tăng lên, thở nhanh hơn, đổ nhiều mồ hôi, lắp bắp
- Cảm thấy mệt mỏi, yếu đuối
- Gặp vấn đề trong việc tập trung hoặc suy nghĩ về bất kì thứ khác do đang có mối lo ngại ở hiện tại
- Mất ngủ
- Gặp các rối loạn tiêu hóa
- Có vấn đề trong việc kiểm soát sự lo lắng
- Có khao khát né tránh những việc kích hoạt sự lo âu
Lo âu kéo dài là một dấu hiệu điển hình của bệnh rối loạn lo âu. Để biết rõ hơn các triệu chứng của bệnh rối loạn lo âu, bạn có thể xem tại Triệu chứng bệnh rối loạn lo âu.
Dưới đây là một vài kiểu rối loạn lo âu thường gặp:
- Chứng sợ không gian rộng: rối loạn này làm bạn sợ hãi và né tránh những chỗ hoặc các tình huống có thể làm bạn hoảng loạn và làm bạn cảm thấy bị mắc kẹt, vô vọng hoặc mắc cỡ.
- Rối loạn lo âu do dùng thuốc.
- Rối loạn lo âu lan tỏa: lo âu kéo dài và dai dẳng về các hoạt động hoặc sự kiện xảy ra hàng ngày. Rối loạn này khó kiểm soát, ảnh hưởng tới sức khỏe của bản thân bạn.
- Rối loạn hoảng loạn: bao gồm các chuỗi sự kiện lặp lại như cảm giác lo âu nặng nề và lo sợ hoặc hoảng loạn bắt đầu xuất hiện và đạt đỉnh trong vòng vài phút. Bạn có thể cảm thấy cái chết sắp đến, khó thở, đau ngực hoặc tim đập nhanh.
- Chứng im lặng có chọn lọc: hay gặp ở trẻ em. Trẻ từ chối nói chuyện trong các tình huống nhất định như ở trường nhưng lại nói chuyện khi ở nhà với các thành viên trong gia đình. Chứng bệnh này có thể ảnh hưởng tới việc học tập, làm việc và các mối quan hệ xã hội sau này.
- Rối loạn lo âu sau chia tay: đây là một rối loạn ở trẻ em đặc trưng bởi sự lo âu ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ và có liên quan tới việc cha mẹ ly hôn hoặc sự chia ly của những người có vai trò làm cha mẹ.
- Chứng sợ hãi đám đông có mức độ lo âu cao, sợ hãi, ngại giao tiếp và né tránh các hoạt động xã hội vì cảm thấy mắc cỡ, không thoải mái và lo lắng vì sợ bị phán xét hoặc nhìn nhận một cách tiêu cực bởi người khác.
- Ám ảnh sợ hãi đặc trưng bởi sự sợ hãi tột độ khi tiếp xúc với một vật hoặc tình huống cụ thể và làm bạn có mong muốn tránh xa nó. Chứng ám ảnh sợ hãi có thể kích hoạt cơn hoảng loạn ở một vài người.
- Rối loạn lo âu do sử dụng chất gây nghiện đặc trưng bởi các triệu chứng lo âu cực độ hoặc hoảng loạn có liên quan trực tiếp tới việc lạm dụng chất kích thích, dùng thuốc, phơi nhiễm với chất độc hoặc do cai nghiện thuốc.
- Các rối loạn lo âu khác
_____________________________
☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246
☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor
☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
_____________________________
Biểu hiện của triệu chứng lo âu
3. Nguyên nhân gây ra triệu chứng lo âu
Hiện tại thì nguyên nhân gây ra chứng lo âu vẫn chưa được hiểu hết. Những trải nghiệm trong cuộc sống như các sự kiện đau thương xảy ra có xu hướng kích hoạt các rối loạn lo âu kể trên ở những người có xu hướng lo lắng nhiều.
Nguyên nhân y tế
Ở một số người, lo âu có thể có liên quan với một bệnh nền chưa được tìm ra. Trong một số trường hợp, lo âu là dấu hiệu đầu tiên để bạn biết mình đang có bệnh. Các bệnh có thể gây ra chứng lo âu như:
- Bệnh tim
- Bệnh tiểu đường
- Bệnh trầm cảm
- Bệnh tuyến giáp như cường giáp
- Bệnh phổi như bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) hoặc hen suyễn
- Lạm dụng thuốc hoặc cai nghiện thuốc
- Cai nghiện rượu, thuốc chống lo âu hoặc các thuốc khác
- Đau mạn tính hoặc hội chứng ruột kích thích
- Các khối u não hiếm gặp có thể sản xuất ra các nội tiết tố làm bạn lo âu
Nếu bạn thuộc nhóm dưới đây thì có thể chứng lo âu của bạn là do dùng thuốc:
- Bạn không có người thân có rối loạn lo âu
- Bạn không có rối loạn lo âu lúc nhỏ
- Bạn không né tránh các vật cụ thể hoặc tình huống cụ thể vì lo âu
- Chứng lo âu của bạn tới bất ngờ và có vẻ không liên quan tới các sự kiện xảy ra trong cuộc sống của bạn gần đây và bạn không có tiền sử mắc chứng lo âu.
_____________________________
☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246
☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor
☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
_____________________________
4. Khi nào nên đi khám bác sĩ
Hãy đi gặp bác sĩ nếu bạn:
- Cảm thấy bạn lo lắng quá nhiều và nó ảnh hưởng tới công việc, các mối quan hệ và các phần khác của cuộc sống bạn
- Sự sợ hãi, lo âu làm bạn cảm thấy buồn phiền và khó để kiểm soát chúng
- Bạn cảm thấy chán nản, sử dụng rượu bia hoặc chất kích thích hoặc có các rối loạn tâm thần khác đi kèm với chứng lo âu
- Bạn nghĩ chứng lo âu của mình có liên quan tới một bệnh nền khác
- Bạn có suy nghĩ hoặc hành vi tự tử
Với những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp, hy vọng bạn sẽ xác định được tình trạng hiện tại của mình. Nếu chứng lo âu ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của bạn, bạn nên đi khám để được điều trị, tránh những hậu quả xấu do nó mang lại. Bạn có thể liên hệ với các bác sĩ của Hello Doctor chúng tôi để nhận được sự hỗ trợ và giúp đỡ qua số điện thoại 1900 1246.
Cảm ơn bạn đã quan tâm!
Nếu bạn cần hỗ trợ hay có câu hỏi cần gửi tới bác sĩ Hello Doctor vui lòng gửi thông tin tại đây.
Bác sĩ khám, điều trị
Thạc sĩ - Bác sĩ Lê Thành Nhân
Khoa: Tâm thần, Nội thần kinh
Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy
Kinh nghiệm: 7 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Thạc sĩ - Bác sĩ Nguyễn Thi Phú
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện Đại Học Y Dược
Kinh nghiệm: 21 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần TP Hồ Chí Minh
Kinh nghiệm: 23 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Trung tâm Pháp Y Tâm thần Khu vực TP. Hồ Chí Minh
Kinh nghiệm: 15 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Bác sĩ Chuyên khoa II Vũ Thị Lan
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện tuyến Trung Ương
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Bác sĩ Chuyên khoa II Phạm Công Huân
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện tuyến Trung Ương
Kinh nghiệm: 12 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần thành phố Đà Nẵng
Kinh nghiệm: 19 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Thạc sĩ - Bác sĩ nội trú Lê Thị Phương Thảo
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện tuyến Trung Ương
Kinh nghiệm: 11 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Em 30 tuổi, em bị cao huyết áp, kết quả siêu âm tim là hở van 2 lá 1/4, mri não bình thường, nhưng khoảng 2 tháng nay cảm thấy choáng váng, chóng mặt, người mệt mỏi, mắt mờ như có ruồi bay trước mặt dù đã kiểm soát tốt huyết áp.
Bác sĩ cho em hỏi em bi như vậy có phải rối loạn lo âu không ạ?