Rối loạn lo âu lan tỏa
Thường xuyên cảm thấy lo lắng là điều không còn xa lạ với chúng ta, đặc biệt là khi cuộc sống đang ngày càng có nhiều căng thẳng. Tuy nhiên, lo âu kéo dài và quá mức gây cản trở các hoạt động thường ngày có thể là dấu hiệu của chứng rối loạn lo âu lan toả.
1. Bệnh rối loạn lo âu lan tỏa là gì
2. Triệu chứng của bệnh rối loạn lo âu lan tỏa
3. Nguyên nhân gây ra bệnh rối loạn lo âu lan tỏa
4. Tác hạị của bệnh rối loạn lo âu lan tỏa
5. Điều trị bệnh rối loạn lo âu lan tỏa
6. Phòng chống bệnh rối loạn lo âu lan tỏa
1. Bệnh rối loạn lo âu lan tỏa là gì?
Chứng rối loạn lo âu lan tỏa là một dạng trong nhóm bệnh rối loạn lo âu. Trẻ em hay người lớn đều có khả năng mắc chứng bệnh này. Rối loạn lo âu lan tỏa có các triệu chứng khá giống với chứng hoảng sợ, chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế và các kiểu trạng thái lo âu khác, nhưng chúng là những bệnh khác nhau.
Sống chung với chứng rối loạn lo âu lan tỏa có thể là một thử thách vô cùng khó khăn đối với người bệnh. Bệnh có thể xảy ra đồng thời với nhiều rối loạn cảm xúc khác. Trong hầu hết các trường hợp, rối loạn lo âu được cải thiện khi dùng thuốc hoặc trị liệu tâm lý. Bên cạnh đó, người bệnh cần thay đổi lối sống, học cách chung sống với nó và sử dụng các kĩ thuật giúp thư giãn để có thể vượt qua căn bệnh.
>>>Để biết thêm thông tin về các dạng rối loạn lo âu khác, bạn có thể xem thêm tại: BỆNH RỐI LOẠN LO ÂU.
_____________________________
☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246
☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor
☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
_____________________________
2. Các dấu hiệu, biểu hiện và triệu chứng của bệnh rối loạn lo âu lan tỏa
Triệu chứng của chứng rối loạn lo âu lan tỏa thay đổi rất nhiều, bao gồm :
- Luôn lo lắng hoặc ám ảnh liên tục về một sự kiện.
- Không thể gạt sang một bên hoặc dẹp bỏ sự lo lắng
- Không thể thư giãn, luôn bồn chồn và có cảm giác hồi hộp
- Khó tập trung hoặc có cảm giác đầu óc trống rỗng
- Căng thẳng trong việc đưa ra các quyết định vì sợ sẽ lựa chọn sai
- Thực hiện tất cả các lựa chọn cho một tình huống để tìm ra sai sót có thể xảy ra
- Khó xử lí những việc không chắc chắn
Các triệu chứng thực thể bao gồm :
- Mệt mỏi
- Cáu gắt
- Căng cơ hoặc đau cơ
- Run giật cơ
- Dễ giật mình
- Khó ngủ
- Đổ nhiều mồ hôi
- Buồn nôn, tiêu chảy hay hội chứng ruột kích thích
- Đau đầu
Đôi khi một sự việc nào đó không hoàn toàn ảnh hưởng tới người bệnh nhưng họ bạn vẫn cảm thấy lo lắng ngay cả khi không có bất kì lí do nào.
Lưu ý rằng: Sự lo âu có thể chuyển từ mối quan tâm này sang mối quan tâm khác và chúng có thể thay đổi theo thời gian và độ tuổi. Càng để lâu, các triệu chứng của bệnh càng trở nên nặng nề hơn, nỗi lo âu càng được củng hơn. Chính vì vậy, khi thấy bản thần có các dấu hiệu của bệnh rối loạn lo âu lan tỏa, người bệnh nên đi khám để được chẩn đoán và điều trị.
===
Bác sĩ tham vấn thông tin và hỗ trợ khám bệnh:
✍ Sài Gòn: Các bác sĩ Bv Tâm Thần HCM, Đại Học Y Dược, Đại học Phạm Ngọc Thạch
✍ Hà Nội: Viện Tâm Thần Bạch Mai- Đại Học Quốc Gia (khoa Y) - Đại Học Y Hà Nội.
✍ Đà Nẵng: Bệnh viện tâm thần Đà Nẵng.
☎ Gọi điện tư vấn miễn phí và hẹn khám Bác sĩ: 19001246
===
3. Nguyên nhân gây ra bệnh rối loạn lo âu lan tỏa
Cũng như các tình trạng rối loạn tâm thần khác, không có nguyên nhân chính xác gây ra chứng rối loạn lo âu lan tỏa, nhưng nó có thể bao gồm các vấn đề về di truyền cũng như các yếu tố nguy cơ khác.
_____________________________
☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246
☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor
☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
_____________________________
Yếu tố nguy cơ mắc bệnh rối loạn lo âu lan tỏa
Một người có nguy cơ cao mắc chứng rối loạn lo âu lan tỏa khi có các yếu tố nguy cơ dưới đây:
- Tính cách: một người nhút nhát, hay nhìn nhận mọi thứ tiêu cực hoặc người trốn tránh bất kì thứ gì nguy hiểm có thể dễ mắc chứng bệnh này hơn các nhóm đối tượng khác.
- Di truyền: chứng rối loạn lo âu lan tỏa có thể di truyền trong gia đình.
- Nữ giới: phụ nữ thường được chẩn đoán chứng rối loạn lo âu nhiều hơn nam giới.
_____________________________
☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246
☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor
☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
_____________________________
4. Tác hại của chứng rối loạn lo âu lan tỏa
Rối loạn lo âu lan tỏa gây ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống của người bệnh. Rối loạn loa âu lan tỏa có thể khiến cho người bệnh:
- Thiếu tập trung, làm ảnh hưởng đến chất lượng công việc
- Làm bạn mất nhiều năng lượng
- Ảnh hưởng đến giấc ngủ của bạn
Sự bồn chồn, lo lắng khiến cho đầu óc người bệnh luôn căng thẳng, mệt mỏi. Lâu dần sẽ khiến họ mắc phải những vấn đề về tâm thần khác như:
- Mắc bệnh trầm cảm (thường hay đi chung với rối loạn lo âu)
- Lạm dụng các chất kích thích
- Mất ngủ
- Các rối loạn tiêu hóa
- Đau đầu
- Các vấn đề về tim mạch
_____________________________
☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246
☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor
☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
_____________________________
Lời khuyên của bác sĩ
Hãy đi khám bác sĩ ngay khi bạn gặp phải các vấn đề sau:
- Bạn cảm giác rằng bạn đang lo lắng quá mức và nó gây ảnh hưởng tới công việc, các mối quan hệ hay các mặt khác trong cuộc sống của bạn.
- Bạn cảm thấy chán nản, thường xuyên tìm đến rượu bia, các chất kích thích hoặc bạn có các mối quan tâm về các rối loạn tâm thần khác ngoài lo âu.
Nếu bạn có suy nghĩ muốn tự tử hay có các hành vi tự tử, bạn hãy tìm kiếm sự giúp đỡ ở những người xung quanh, người thân gần bạn nhất.
Các mối lo lắng của bạn không thể tự xóa bỏ được và chúng sẽ càng lúc càng tồi tệ hơn. Hãy tìm sự giúp đỡ của chuyên gia tâm thần trước khi chúng trở nên trầm trọng. Nếu người thân của bạn đang có các dấu hiệu của căn bệnh này, hãy thuyết phục họ đi khám và điều trị bệnh. Trong trường hợp người bệnh vì một số lý do không thể đến phòng khám được, có thể đặt lịch khám từ xa.
_____________________________
☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246
☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor
☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
_____________________________
5. Các phương pháp điều trị bệnh rối loạn lo âu lan tỏa
Chuẩn bị trước khi gặp bác sĩ
Bạn cần phải gặp chuyên gia tâm lý hoặc bác sĩ tâm thần nếu bạn bị lo âu nghiêm trọng hoặc nếu bạn có thêm rối loạn tâm thần khác như trầm cảm.
Trước khi gặp bác sĩ, bạn nên lập một danh sách bao gồm :
- Các triệu chứng của bạn: khi nào các triệu chứng của bệnh xảy ra, điều gì làm nó tốt hơn hoặc nặng hơn, và chúng ảnh hưởng tới các hoạt động hàng ngày như công việc, học tập, các mối quan hệ của bạn như thế nào.
- Điều gì làm bạn căng thẳng: bao gồm những thay đổi chính yếu trong cuộc sống hoặc các sự kiện căng thẳng bạn phải đối phó trong thời gian gần đây và bất kì chấn thương tâm lý trong quá khứ.
- Các vấn đề về sức khỏe mà bạn đang có, cả thể chất và tinh thần.
- Tất cả loại thuốc bạn đang sử dụng kể cả vitamin hay các thuốc bổ khác, và những đơn thuốc gần đây.
- Những câu hỏi cần hỏi bác sĩ
_____________________________
☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246
☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor
☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
_____________________________
Chẩn đoán
Khi bạn đến khám tại Hello Doctor, để giúp chẩn đoán chứng rối loạn lo âu lan tỏa, bác sĩ của chúng tôi có thể :
- Khám tổng quát để tìm các dấu hiệu cho thấy tình trạng lo âu của bạn có thể dẫn tới một bệnh tiềm ẩn.
- Cho làm xét nghiệm máu hoặc xét nghiệm nước tiểu nếu bác sĩ nghi ngờ đang có bệnh tiềm ẩn khác.
- Hỏi kĩ hơn về các triệu chứng của bạn, tiền sử gia đình và tiền sử bệnh lý trước đó.
- Sử dụng bảng câu hỏi tâm lý để giúp quyết định chẩn đoán.
Rối loạn lo âu lan tỏa thường xảy ra cùng lúc với các rối loạn tâm thần khác khiến việc chẩn đoán và điều trị trở nên khó khăn hơn. Một vài chứng rối loạn tâm thần hay xảy ra chung với rối loạn lo âu lan tỏa bao gồm :
- Ám ảnh
- Rối loạn hoảng sợ
- Trầm cảm
- Lạm dụng chất kích thích
- Rối loạn căng thẳng sau chấn thương
_____________________________
☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246
☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor
☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
_____________________________
Điều trị
Hai cách điều trị chủ yếu cho chứng rối loạn lo âu lan toả là liệu pháp tâm lý và dùng thuốc. Nếu có những bệnh lý khác, bác sĩ có thể kết hợp điều trị những bệnh lý đó hoặc điều trị những bệnh lý đó trước khi điều trị rối loạn lo âu lan tỏa. Dựa vào tình trạng bệnh và những kết quả đạt được sau khi chẩn đoán bệnh, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp cho người bệnh.
Liệu pháp tâm lý
Liệu pháp tâm lý, còn được biết tới với cái tên tư vấn tâm lý. Bệnh nhân cần làm việc với bác sĩ để làm giảm các triệu chứng lo lắng. Đây có thể là một cách điều trị hiệu quả cho chứng rối loạn lo âu lan tỏa.
Liệu pháp nhận thức hành vi là một trong những liệu pháp điều trị tâm lý hiệu quả nhất cho chứng rối loạn lo âu lan tỏa. Đây là liệu pháp điều trị ngắn ngày, tập trung vào việc dạy bệnh nhân những kĩ năng cụ thể để họ dần dần quay trở lại với những hoạt động mà họ đã trốn tránh vì lo sợ. Thông qua quá trình này, các triệu chứng của người bệnh được cải thiện khi họ đã có được những thành công bước đầu.
Dùng thuốc
Một vài loại thuốc được sử dụng để điều trị chứng rối loạn lo âu lan tỏa. Bác sĩ sẽ trao đổi với bệnh nhân về lợi ích cũng như rủi ro và tác dụng phụ có thể gặp phải khi sử dụng thuốc.
Những thuốc đó bao gồm :
- Thuốc chống trầm cảm : thuốc chống trầm cảm như thuốc ức chế tái hấp thu SSRI và thuốc ức chế thu hồi SSRI là thuốc điều trị hàng đầu cho chứng rối loạn lo âu. Bác sĩ cũng có thể đề nghị sử dụng thuốc tùy vào mức độ bệnh và thể trạng bệnh của bệnh nhân.
- Thuốc chống lo âu:có thể được sử dụng để điều trị duy trì. Như hầu hết các thuốc chống trầm cảm khác, loại thuốc này thường mất vài tuần để phát huy tác dụng triệt để.
- Thuốc an thần: trong một số ít trường hợp, bác sĩ có thể kê một số loại thuốc an thần để làm giảm các triệu chứng lo âu.
Lưu ý với bệnh nhân: Trong quá trình điều trị, bệnh nhân cần lưu ý rằng:
- Người bệnh cần tuân thủ liệu trình điều trị của bác sĩ.
- Không tự ý sử dụng thuốc để tránh gây những biến chứng nguy hiểm.
- Không được tự ý ngưng sử dụng thuốc.
- Nếu có tác dụng phụ của thuốc, cần báo ngay cho bác sĩ để có những điều chỉnh phù hợp.
_____________________________
☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246
☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor
☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
_____________________________
Khám chữa bệnh rối loạn lo âu lan tỏa hết bao nhiêu tiền?
Bệnh rối loạn lo âu lan tỏa là bệnh cần chữa trị lâu dài và phụ thuộc và tình trạng của người bệnh. Bởi vậy không có câu trả lời cụ thể cho chi phí khám, trị liệu bệnh là bao nhiêu. Tuy nhiên, Hello Doctor muốn nhấn mạnh rằng, để an toàn cho bản thân, KHÔNG tự ý dùng thuốc, hãy gặp bác sĩ để được khám, chẩn đoán, lên phác đồ, liệu trình thuốc điều trị cho phù hợp càng sớm càng tốt.
_____________________________
☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246
☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor
☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
_____________________________
6. Phòng chống bệnh rối loạn lo âu lan tỏa
Bạn có thể sử dụng những cách dưới đây để giảm thiểu sự ảnh hưởng của các triệu chứng nếu bạn đang cảm thấy lo lắng:
- Tìm sự giúp đỡ sớm: Lo âu, như các chứng rối loạn tâm thần khác, có thể rất khó chữa trị nếu như bạn để lâu.
- Ghi nhật kí: theo dõi cuộc sống cá nhân có thể giúp bạn và chuyên gia tâm lý xác định được điều gì làm bạn cảm thấy căng thẳng và thứ gì có thể giúp bạn cảm thấy tốt hơn.
- Ưu tiên các vấn đề trong cuộc sống của bạn: bạn có thể giảm lo âu bằng cách cẩn thận quản lý thời gian và năng lượng của bạn.
- Tránh sử dụng các chất không lành mạnh: sử dụng rượu và chất kích thích và thậm chí sử dụng caffeine hay nicotine có thể là nguyên nhân hoặc làm nặng hơn tình trạng lo âu. Nếu bạn nghiện một trong những thứ kể trên, ngừng sử dụng chúng có thể làm bạn căng thẳng. Nếu bạn không thể tự mình cai nghiện được, hãy gặp bác sĩ hoặc tìm một chương trình điều trị hay nhóm hỗ trợ để được giúp đỡ.
>>>Để biết cách tự vượt qua căn bệnh rối loạn lo âu lan tỏa, bạn nên tham khảo thêm Tự điều trị bệnh rối loạn lo âu lan tỏa.
Nếu bạn đang tìm kiếm sự giúp đỡ, hãy liên hệ đặt khám ngay với Hello Doctor chúng tôi theo số điện thoại 1900 1246 để được các bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm giúp đỡ và hỗ trợ.
Bác sĩ khám, điều trị
Thạc sĩ - Bác sĩ Lê Thành Nhân
Khoa: Tâm thần, Nội thần kinh
Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy
Kinh nghiệm: 7 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Thạc sĩ - Bác sĩ Nguyễn Thi Phú
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện Đại Học Y Dược
Kinh nghiệm: 21 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần TP Hồ Chí Minh
Kinh nghiệm: 23 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Trung tâm Pháp Y Tâm thần Khu vực TP. Hồ Chí Minh
Kinh nghiệm: 15 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Bác sĩ Chuyên khoa II Vũ Thị Lan
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện tuyến Trung Ương
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Bác sĩ Chuyên khoa II Phạm Công Huân
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện tuyến Trung Ương
Kinh nghiệm: 12 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần thành phố Đà Nẵng
Kinh nghiệm: 19 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Thạc sĩ - Bác sĩ nội trú Lê Thị Phương Thảo
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện tuyến Trung Ương
Kinh nghiệm: 11 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Em tên Hà Như Ý 30 tuổi, em bị chóng mặt, người mất thăng bằng, mệt mỏi kéo dài khoảng 3 tháng không khỏi mặt dù đã làm nhiều xét nghiệm nhưng vẫn không có bệnh vậy em có phải bị rối loạn lo âu không ạ?