Cơn hoảng sợ và bệnh rối loạn hoảng sợ

Cơn hoảng sợ và bệnh rối loạn hoảng sợ

Hầu hết mọi người chỉ có một hay hai cơn hoảng sợ trong đời và các vấn đề đó sẽ biến mất khi tình huống căng thẳng kết thúc. Nhưng sẽ là vấn đề khi những cơn hoảng sợ này tiếp tục đeo bám bạn.

1. Cơn hoảng sợ là gì

2. Triệu chứng của cơn hoảng sợ

3. Tác hạị của bệnh rối loạn hoảng sợ

4. Nguyên nhân gây ra cơn hoảng sợ

5. Điều trị cơn hoảng sợ và bênh rối loạn hoảng sợ

6. Phòng chống bệnh rối loạn hoảng sợ

7. Bác sĩ điều trị

8. Chia sẻ của bệnh nhân

1. Cơn hoảng sợ là gì? Bệnh rối loạn hoảng sợ là gì?

Một cơn hoảng sợ (A panic attack) là một giai đoạn hoảng sợ cực độ xảy ra bất ngờ gây ra các phản ứng cơ thể dữ dội khi không có sự đe dọa thật sự hay nguyên nhân rõ ràng. Cơn hoảng sợ có thể rất khủng khiếp. Khi cơn hoảng sợ diễn ra, bạn có thể sẽ mất kiểm soát, lên cơn đau tim hoặc thậm chí tử vong.

Mỗi người thường chỉ có một hay hai cơn hoảng sợ trong đời và các vấn đề đó sẽ biến mất khi tình huống căng thẳng kết thúc. Nhưng nếu bạn có những cơn hoảng sợ không mong muốn và kéo dài không ngớt, bạn có thể mắc một tình trạng gọi là rối loạn hoảng sợ (panic disorder).

Mặc dù cơn hoảng sợ không đe dọa đến tính mạng nhưng chúng có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng sống của bạn. Việc điều trị bệnh không quá khó khăn, vì vậy bạn nên đi khám để điều trị dứt điểm căn bệnh này.

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

Dấu hiệu và triệu chứng của cơn hoảng sợ và bệnh rối loạn hoảng sợ

2. Các dấu hiệu, biểu hiện và triệu chứng của cơn hoảng sợ

Cơn hoảng sợ thường bắt đầu bất ngờ không có cảnh báo trước. Chúng có thể tới bất cứ lúc nào và xuất hiện không theo một chu kì nào cả.

Cơn hoảng sợ có thể xảy ra rất đa dạng nhưng triệu chứng thường ở đỉnh điểm sau vài phút. Bạn có thể cảm thấy mệt mỏi và kiệt sức sau khi trải qua cơn hoảng.

Cơn hoảng sợ thường bao gồm một số triệu chứng sau:

Một trong những điều tối tệ của cơn hoảng sợ là sự sợ hãi khủng khiếp đó có thể sẽ lặp lại. Bạn có thể sợ hãi việc lên cơn thế nên bạn sẽ tránh xa các tình huống khiến cơn diễn ra.

Lưu ý rằng: Khi những cơn hoảng sợ có dấu hiệu lặp lại và mức độ ngày càng tăng thì bạn cần đến gặp bác sĩ. Bởi những cơn hoảng sợ đó có thể phát triển thành bệnh rối loạn hoảng sợ. 

===

Bác sĩ tham vấn thông tin và hỗ trợ khám bệnh:

✍ Sài Gòn: Các bác sĩ Bv Tâm Thần HCM, Đại Học Y Dược, Đại học Phạm Ngọc Thạch

✍ Hà Nội: Viện Tâm Thần Bạch Mai- Đại Học Quốc Gia (khoa Y) - Đại Học Y Hà Nội.

✍ Đà Nẵng: Bệnh viện tâm thần Đà Nẵng.

☎ Gọi điện tư vấn miễn phí và hẹn khám Bác sĩ: 19001246

⌨ CHAT FACEBOOK

Tư vấn qua CHAT ZALO

===

3. Nguyên nhân gây ra cơn hoảng sợ và rối loạn hoảng sợ

Mặc dù nguyên nhân của cơn hoảng sợ và rối loạn hoảng sợ chưa được tìm ra nhưng các yếu tố sau có thể đóng một vai trò gây bệnh:

  • Di truyền
  • Thường phải chịu những căng thẳng lớn
  • Tính khí dễ nhạy cảm với căng thẳng hay dễ ảnh hưởng bởi các cảm xúc tiêu cực.
  • Các thay đổi nhất định trong cấu tạo chức năng của não

Cơn hoảng sợ có thể bắt đầu bất ngờ không cảnh báo trước nhưng đa số trường hợp chúng bị kích hoạt bởi các tình huống nhất định.

Một vài nghiên cứu chỉ ra rằng cơ chế  phản ứng tự nhiên “chống lại hoặc chạy trốn” trước sự nguy hiểm có liên quan đến cơn sợ hãi. Nhưng việc tại sao cơn hoảng sợ xảy ra khi các nguy hiểm không tồn tại thì chưa được xác định.

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

Yếu tố nguy cơ mắc phải bệnh rối loạn hoảng sợ

Các triệu chứng rối loạn hoảng sợ thường bắt đầu ở cuối tuổi thiếu niên hay giai đoạn sớm tuổi trưởng thành và thường ảnh hưởng lên nữ nhiều hơn nam. 

Các yếu tố này có thể tăng nguy cơ mắc cơn hoảng sợ hay rối loạn hoảng sợ bao gồm:

  • Tiền sử gia đình có người mắc cơn hoảng sợ hay rối loạn hoảng sợ
  • Các căng thẳng (stress) lớn như cái chết hay bệnh nghiêm trọng của một người bạn thương
  • Các chấn thương tâm lý như tấn công tình dục hay tai nạn nghiêm trọng
  • Các thay đổi lớn trong cuộc sống như ly dị hay có thêm một đứa con
  • Hút thuốc hay hâp thụ caffeine  nhiều
  • Bị lạm dụng tình dục hay thân thể thời thơ ấu

4. Tác hại của cơn sợ hãi và rối loạn sợ hãi

Nếu không được điều trị, các cơn hoảng sợ và rối loạn hoảng sợ có thể tác động đến mọi khía cạnh đời sống và phá hủy chất lượng cuộc sống của bạn.

Những tác hại mà các cơn hoảng sợ có thể gây ra là:

  • Hình thành một sự ám ảnh cụ thể như sợ lái xe, sợ rời khỏi nhà
  • Cần chăm sóc y tế thường xuyên 
  • Tránh các tình huống xã hội
  • Các vấn đề trong công việc và học tâp
  • Mắc bệnh trầm cảm, rối loạn lo âu và các rối loạn tâm thần khác
  • Tăng nguy cơ tự tử và có ý nghĩ tự tử
  • Nghiện rượu hoặc lạm dụng chất kích thích
  • Các vấn đề tài chính

Đối với một số người, rối loạn hoảng sợ có thể bao gồm chứng sợ nơi đông người (agoraphobia) khiến họ tránh các nơi các tình huống có thể xảy ra khiến họ lo âu bởi vì họ sợ không thể thoát ra hay tìm giúp đỡ nếu họ lên cơn hoảng sợ. Hay bạn có thể trở nên phụ thuộc vào một người khác khi phải rời khỏi nhà. 

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Nếu có những triệu chứng của một cơn sợ hãi, hãy gặp bác sĩ càng sớm càng tốt. Các cơn sợ hãi có thể không dễ chịu nhưng không nguy hiểm. Thế nhưng càng ngày, các cơn sợ hãi sẽ ngày càng khó kiểm soát hơn và trở nên tồi tệ hơn.

Bởi vì các triệu chứng có thể không dẫn tới các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng khác như đau tim chẳng hạn, nên cần có một đánh giá từ bác sĩ nếu bạn không chắc nguyên nhân gây các triệu chứng là gì.

Liên hệ với Hello Doctor theo số điện thoại 1900 1246 để đặt lịch khám với các bác sĩ giỏi của chúng tôi. 

Điều trị cơn hoảng sợ và bệnh rối loạn hoảng sợ

5. Các phương pháp điều trị cơn hoảng sợ và bệnh rối loạn hoảng sợ

Chẩn đoán

Bác sĩ có thể xác định việc bạn có cơn hoảng sợ, rối loạn hoảng sợ hay các tình trạng khác tương tự ví dụ như vấn đề về tim mạch hay tuyến giáp.

Để chẩn đoán bạn có mắc bệnh rối loạn hoảng sợ hay không, bạn có thể phải làm:

  • Khám cơ thể toàn diện
  • Xét nghiệm máu để kiểm tra tuyến giáp và các tình trạng khác cũng như kiểm tra tim bằng điện tim (ECG)
  • Một đánh giá tâm lý để trò chuyện đế xác định các triệu chứng, các tình trạng căng thẳng, các nỗi sợ, lo lắng, các vấn đề trong quan hệ và khía cạnh khác ảnh hưởng đến cuộc sống của bạn.

Bạn có thể điền vào một bản tự đánh giá hay một bảng câu hỏi. Bạn cũng có thể được hỏi về việc dùng rượu và chất khác

Xác định chẩn đoán rối loạn hoảng sợ

Không phải mọi người có cơn hoảng sợ đều mắc rối loạn hoảng sợ. Để chẩn đoán rối loạn hoảng sợ, người bệnh cần có các điểm sau:

- Có các cơn hoảng sợ không mong muốn thường xuyên.
- Có ít nhất một cơn trong 1 tháng, hoặc

  • Lo lắng nhiều hơn về các cơn hoảng loạn khác; tiếp tục sợ hãi hậu quả của một cơn hoảng sợ như mất kiểm soát, tim đập nhanh, điên loạn.
  • Thay đổi hành vi nghiêm trọng như tránh các tình huống bạn nghĩ rằng có thể kích thích cơn hoảng sợ.

- Cơn hoảng sợ không do thuốc hay do một bệnh lý nào đó,  hoặc do một tình trạng rối loạn tâm thần khác như ám ảnh xã hội hoặc rối loạn ám ảnh cưỡng chế.

Nếu bạn có cơn hoảng sợ nhưng không được chẩn đoán là bị rối loạn hoảng sợ, bạn vẫn cần được điều trị. Nếu không, chúng sẽ tệ hơn và phát triển thành rối loạn hoảng sợ hay ám ảnh.

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

Điều trị

Điều trị có thể giúp bạn giảm cường độ và tần số cơn hoảng sợ đồng thời tăng chất lượng cường cuộc sống hằng ngày. Bác sĩ của Hello Doctor có thể đưa ra phương án điều trị dựa vào thuốc hoặc liệu pháp tâm lý. Một hoặc cả hai phương pháp này có thể được áp dụng, tùy vào lựa chọn của bạn, tiền sử của bạn, độ nặng của rối loạn hoảng sợ và việc bạn có tìm đến một chuyên gia trị liệu về rối loạn hoảng sợ không.

Liệu pháp tâm lý

Liệu pháp tâm lý hay còn là liệu pháp trò chuyện được xem là một lựa chọn hiệu quả đầu tiên cho cơn hoảng sợ và rối loạn hoảng sợ. Liệu pháp tâm lý có thể giúp bạn hiểu cơn hoảng sợ, rối loạn hoảng sợ và học cách đối diện với chúng.

Một dạng trị liệu tâm lý gọi là liệu pháp nhận thức hành vi (cognitive behavioral therapy) có thể giúp bạn học hỏi thông qua việc trải nghiệm để biết rằng các triệu chứng sợ hãi là không hề nguy hiểm. Suốt quá trình điều trị, bác sĩ sẽ giúp bạn dần dần tạo lại các triệu chứng của cơn hoảng sợ một cách an toàn và lặp đi lặp lại. Khi các cảm giác cơ thể lúc hoảng sợ không còn khủng khiếp nữa, có nghĩa là bệnh của bạn bắt đầu được giải quyết. Điều trị thành công có thể giúp bạn vượt qua nỗi sợ các tình huống bạn thường phải tránh vì cơn hoảng sợ.

Để thấy được kết quả điều trị cần nhiều thời gian và nỗ lực. Bạn có thể cảm thấy các triệu chứng trong cơn hoảng sợ giảm sau vài tuần và giảm nhiều hay biến mất trong vài tháng. Bạn nên lên kế hoạch duy trì các cuộc tái khám thường xuyên để chắc chắn rằng các cơn hoảng sợ của bạn được kiểm soát hay để điều trị sự tái phát.

Thuốc

Thuốc có thể giúp giảm các triệu chứng liên quan đến cơn hoảng sợ cũng như sự trầm cảm nếu bạn mắc phải. Một vài thuốc đã cho thấy hiệu quả kiểm soát các triệu chứng cơn hoảng sợ bao gồm:

  • Các chất ức chế tái hấp thu chọn lọc SSRI: SSRI chống trầm cảm là lựa chọn thuốc đầu tiên được đề nghị khi cần điều trị cơn hoảng sợ, ít có tác dụng phụ nghiêm trọng. 
  • Các chất ức chế tái hấp thu SNRIs: các thuốc này là một loại chống trầm cảm khác.
  • Thuốc an thần: các thuốc an thần là các chất ức chế hệ thần kinh trung ương. Sử dụng thuốc an thần có thể trở thành một thói quen gây ra phụ thuộc về vật chất và tinh thần, đặc biệt khi uống  thuốc quá lâu và trong thời gian dài. Nếu bạn cần cấp cứu khi lên cơn hoảng sợ, bạn có thể sẽ được cho dùng thuốc an thần để cắt cơn. Thuốc an thần thường được sử dụng ngắn hạn. Bởi vì chúng có thể gây nghiện, các thuốc này không phải là lựa chọn tốt nếu bạn nghiện rượu hay lạm dụng thuốc. Thuốc có thể tương tác với các thuốc khác gây tác dụng phụ nguy hiểm.

Nếu một thuốc không có tác dụng tốt trên bạn, bác sĩ có thể đề nghị đổi thuốc hoặc kết hợp thuốc đề đẩy mạnh hiệu quả. Lưu ý rằng có thể mất vài tuần để một thuốc bắt đầu có hiệu quả và cải thiện các triệu chứng.

Tất cả các thuốc đều có nguy cơ gây tác dụng phụ và một số không được khuyên dùng trong một số trường hợp ví dụ như mang thai. Trao đổi với bác sĩ về các tác dụng phụ có thể xảy ra và nguy cơ khi dùng thuốc.

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

Thay đổi lối sống và biện pháp tự khắc phục

Khi các điều trị y khoa có tác dụng lên các cơn hoảng sợ và rối loạn sợ hãi, bạn có thể tự kiểm soát các triệu chứng. Một số lối sống và các bước chăm sóc bản thân bạn có thể thực hiện bao gồm:

  • Bám sát kế hoạch điều trị: đối mặt với các sợ hãi có thể khó khăn nhưng điều trị có thể giúp bạn cảm thấy không phải là con tin trong chính ngôi nhà của mình.
  • Tham gia một nhóm hỗ trợ: tham gia một nhóm những người có các cơn hoảng sợ hay rối loạn lo âu có thể liên kết bạn với những người khác đối mắc cùng những vấn đề.
  • Tránh caffeine, chất cồn, thuốc lá và các thuốc kích thích: tất cả các điều trên có thể kích hoạt và làm tệ hơn các cơn hoảng sợ.
  • Rèn luyện khắc phục stress và các kĩ thuật thư giản: như yoga, tập thở sâu, thư giãn cơ dần dần cũng có thể có ích – tập trung vào một cơ mỗi lần tập và sau đó giải phóng hoàn toàn căng thẳng cho đến khi mọi cơ trong cơ thể thư giãn. 
  • Tập thể dục: tập aerobic có thể tác động tốt đến tinh thần bạn.
  • Ngủ đủ: ngủ đủ để bạn không cảm thấy uể oải cả ngày.

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

6. Phòng chống cơn hoảng sợ và rối loạn hoảng sợ

Không có cách chắc chắn để phòng cơn hoảng sợ và rối loạn hoảng sợ. Thế nhưng, các đề nghị sau có thể có ích:

  • Điều trị các cơn hoảng sợ sớm nhất có thể để chấm dứt việc nặng hơn và trở nên thường xuyên hơn của cơn.
  • Bám sát kế hoạch điều trị để phòng tái phát hay nặng hơn các triệu chứng cơn hoảng hoảng sợ.
  • Tập thể dục thường xuyên có thể đóng vai trò bảo vệ chống lại sự lo âu.

Bạn hãy tìm đến bác sĩ ngay khi thấy các cơn hoảng sợ không có dấu hiệu kết thúc. Vui lòng liên hệ: 1900 1246 để đặt khám bác sĩ chuyên khoa Hello Doctor, chúng tôi luôn sẵn lòng được hỗ trợ cho bạn.

Bác sĩ khám, điều trị

Lê Thành Nhân

Thạc sĩ - Bác sĩ Lê Thành Nhân

Khoa: Tâm thần, Nội thần kinh

Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy

Kinh nghiệm: 7 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Nguyễn Thi Phú

Thạc sĩ - Bác sĩ Nguyễn Thi Phú

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Đại Học Y Dược

Kinh nghiệm: 21 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Nguyễn Trọng Tuân

Bác sĩ Nguyễn Trọng Tuân

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần TP Hồ Chí Minh

Kinh nghiệm: 23 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Phạm Hồng Phát

Bác sĩ Phạm Hồng Phát

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Hello Doctor

Kinh nghiệm: 10 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Lê Duy

Bác sĩ Lê Duy

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Trung tâm Pháp Y Tâm thần Khu vực TP. Hồ Chí Minh

Kinh nghiệm: 15 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Vũ Ngọc Anh Thư

Bác sĩ Vũ Ngọc Anh Thư

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Hello Doctor

Kinh nghiệm: 11 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Vũ Thị Lan

Bác sĩ Chuyên khoa II Vũ Thị Lan

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện tuyến Trung Ương

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Phạm Công Huân

Bác sĩ Chuyên khoa II Phạm Công Huân

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện tuyến Trung Ương

Kinh nghiệm: 12 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Nguyễn Viết Chung

Thạc sĩ Nguyễn Viết Chung

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Khoa Y Dược - Đại học Quốc Gia Hà Nội.

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Phan Đình Huệ

Bác sĩ Phan Đình Huệ

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần thành phố Đà Nẵng

Kinh nghiệm: 19 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Phạm Thị Hoài Mai

Bác sĩ Phạm Thị Hoài Mai

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần Đà Nẵng

Kinh nghiệm: 4 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Nguyễn Thúy Anh

Bác sĩ Nguyễn Thúy Anh

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần Hà Nội

Kinh nghiệm: 16 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Lê Thị Phương Thảo

Thạc sĩ - Bác sĩ nội trú Lê Thị Phương Thảo

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện tuyến Trung Ương

Kinh nghiệm: 11 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Lê Thị Mỹ Giang

Thạc sĩ Tâm Lý Gia Lê Thị Mỹ Giang

Khoa: Tâm lý, Tâm thần

Nơi làm việc: Hello Doctor

Kinh nghiệm: 10 năm

Vị trí: Chuyên gia

Đánh giá, chia sẻ Gửi đánh giá

  • Hoàng Nghĩa

    Tôi thường hay cảm thấy hoảng sợ trong đời sống hàng ngay. Như khi tôi đang đi trên đường hay đang ngồi nói chuyện với bạn, tôi hay thấy hoảng sợ. Cho nên tôi đã đi khám và được biết mình mắc bệnh rối loạn hoảng sợ. Sau khi được điều trị, tôi cảm thấy đỡ hơn rất nhiều

    16/10/2017
  • Nguyễn Mạnh Hùng

    Nhờ bài viết mà tôi đã biết cách xử lý khi vợ tôi bị lên cơn hoảng loạn. Cô ấy kể từ khi bị tai nạn thỉnh thoảng vẫn xuất hiện các cơn hoảng loạn. Có lẽ tôi nên đưa vợ mình đi khám.

    05/10/2017
  • Minh Luân

    Em tôi mới đây cũng xuất hiện những cơn hoảng sợ như vậy. Sau khi tham khảo bài viết, tôi đã biết cách phải xử lý như thế nào khi em tôi lên cơn hoảng sợ.

    21/09/2017
  • Lương Minh Tiến

    Tôi có người bạn thân sau một lần tai nạn xe đến giờ thì thường bị lên những cơn hoảng sợ như vậy. Đến nỗi gia đình phải kiên quyết đưa đi khám và điều trị. Đến giờ cô ấy cũng đã đỡ hơn nhiều

    11/09/2017
Nguyễn thị Dung (21/06/2020)
Tôi ớ Đà Nẵng muốn khám bệnh tại BS Huệ, xin hỏi tôi phải đến đâu ạ

Bình luận, đặt câu hỏi

Các thông tin cá nhân của bạn sẽ không bị công khai

Nội dung

Đọc thêm

Dấu hiệu giúp nhận biết và điều trị bệnh rối loạn hoảng sợ sớm
Triệu trứng
Hoảng sợ là điều mà ai trong chúng ta cũng đã từng trải qua. Tuy nhiên, khi những cơn hoảng sợ này xuất hiện đột ngột và thường xuyên lặp lại...
6 cách phòng chống bệnh rối loạn hoảng sợ không nên bỏ qua
Phòng chống
Cơn hoảng sợ là tình trạng tâm lý kích động, không ổn định. Khi những cơn hoảng sợ thường xuyên xuất hiện thì khi đó bạn có thể...
Làm gì để giúp một người đang lên cơn hoảng loạn?
Kinh nghiệm - chia sẻ
Nếu bạn hoặc những người xung quanh bị rối loạn hoảng sợ, có thể bạn đã biết rằng loại rối loạn này có một số khác biệt so với các chứng rối loạn lo...