Làm gì để giúp một người đang lên cơn hoảng loạn?
Nếu bạn hoặc những người xung quanh bị rối loạn hoảng sợ, có thể bạn đã biết rằng loại rối loạn này có một số khác biệt so với các chứng rối loạn lo âu khác. Những người có rối loạn hoảng sợ thường xuất hiện các cơn hoảng sợ, xảy ra không rõ nguyên nhân và rất ít các dấu hiệu cảnh báo.
===
Bác sĩ tham vấn thông tin và hỗ trợ khám bệnh:
✍ Sài Gòn: Các bác sĩ Bv Tâm Thần HCM, Đại Học Y Dược, Đại học Phạm Ngọc Thạch
✍ Hà Nội: Viện Tâm Thần Bạch Mai- Đại Học Quốc Gia (khoa Y) - Đại Học Y Hà Nội.
✍ Đà Nẵng: Bệnh viện tâm thần Đà Nẵng.
☎ Gọi điện tư vấn miễn phí và hẹn khám Bác sĩ: 19001246
===
1. Thế nào là rối loạn hoảng sợ
Các cơn hoảng sợ có thể gây ảnh hưởng đến công việc hàng ngày chẳng hạn như việc đi làm hoặc lái xe. Trong nhiều trường hợp, những người từng lên cơn hoảng sợ cũng có thể phát triển ám ảnh về các sự việc hoặc hành động xung quanh các cơn hoảng sợ trong quá khứ. Những cơn hoảng sợ này rất khủng khiếp, chúng được biểu hiện qua các triệu chứng cơ năng lẫn cảm xúc. May mắn thay, rối loạn này có thể điều trị, và khi được điều trị đúng cách, những người có rối loạn hoảng sợ có thể sống một cuộc sống bình thường, không bị ảnh hưởng bởi các cơn hoảng sợ.
>>>Để hiểu rõ hơn về bệnh rối loạn hoảng sợ, bạn có thể xem thêm thông tin TẠI ĐÂY.
_____________________________
☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246
☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor
☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
_____________________________
2. Làm cách nào để nhận biết một cơn hoảng sợ?
Để xác định xem bạn hoặc người thân có rối loạn hoảng sợ hay không, bạn cần phải đánh giá xem các cơn hoảng sợ của người đó như thế nào. Trong hầu hết các trường hợp, cơn hoảng sợ được biểu hiện bằng sự khởi phát đột ngột của các triệu chứng sau đây:
- Tăng nhịp tim
- Tức ngực
- Khó thở
- Chóng mặt
- Cảm giác ngứa ran
- Lo lắng, căng thẳng
Nếu bạn đang có bất kỳ triệu chứng nào của một cơn hoảng sợ được liệt kê ở trên, bạn có thể đang bị rối loạn hoảng sợ hoặc rối loạn lo âu. Nếu điều này xảy ra với bạn, hãy nhớ rằng bạn không đơn độc, bạn có thể nhận được sự trợ giúp từ các chuyên gia tâm lý. Các chuyên gia tâm lý sẽ giúp bạn tìm ra cách để vượt qua các rối loạn hoảng sợ. Với cách điều trị đúng, bạn sẽ kiểm soát được các cơn hoảng sợ và có thể tận hưởng trọn vẹn cuộc sống của mình một lần nữa.
Trẻ em và thanh thiếu niên
Các cơn hoảng sợ rất hiếm gặp ở trẻ em, nhưng thường xảy ra với thanh thiếu niên. Theo Viện Tâm thần Trẻ em, thanh thiếu niên khi xuất hiện cơn hoảng sợ có thể gặp các triệu chứng sau:
- Cảm giác căng thẳng và sợ hãi
- Các triệu chứng tương tự như cơn đau tim, chẳng hạn như đánh trống ngực hoặc thở hụt hơi
- Thôi thúc muốn thoát khỏi tình trạng hiện tại
- Cảm giác thế giới xung quanh không phải là thật
- Chóng mặt
- Buồn nôn
- Mỗi cơn hoảng sợ có thể kéo dài đến 10 phút. Trong nhiều trường hợp, người đó có thể cảm thấy sợ hãi nơi đã xảy ra cơn hoảng sợ. Khi các thanh thiếu niên lên cơn hoảng sợ, nhiều bậc cha mẹ đưa con của họ đến phòng cấp cứu. Ở đó, những triệu chứng này thường bị nhầm lẫn với các bệnh khác trước khi nhận ra đó là một vấn đề tâm lý.
_____________________________
☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246
☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor
☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
_____________________________
3. Các bước để giúp người đang lên cơn hoảng loạn
Khi một người nào đó đang lên cơn hoảng sợ, việc đó có thể rất khủng khiếp. Tuy nhiên, bạn có thể giúp người đó vượt qua cơn hoảng sợ một cách nhẹ nhàng hơn. WebMD cung cấp các lời khuyên như sau:
Những điều bạn nên làm
- Giữ bình tĩnh
- Ở bên cạnh khoảng 20-30 phút, cho đến khi cơn hoảng sợ qua đi
- Cố gắng thấu hiểu, động viên, tích cực
- Nếu người đó có sử dụng thuốc giảm lo lắng, hãy đưa thuốc cho họ
- Di chuyển người đó đến một nơi yên tĩnh.
- Trò chuyện với người đó bằng những câu ngắn và đơn giản
- Tránh làm điều gì kích động hoặc gây ngạc nhiên.
- Hướng dẫn làm những việc đơn giản như đưa hai tay lên cao.
- Cùng người đó hít thở từ từ để giữ nhịp thở chậm lại
- Khuyến khích bạn bè hoặc người thân tìm sự giúp đỡ chuyên môn
Những điều bạn không nên làm
- Đừng xem nhẹ. Sự hoảng sợ mà bạn nhìn thấy là thật đối với người đó, ngay cả khi nguyên nhân gây ra rất vô lý.
- Đừng đánh giá hoặc phê bình. Đổ lỗi cho người đó khi có một cơn hoảng sợ xảy ra sẽ không giúp được gì. Cũng đừng cố gắng giải thích chuyện đó với họ.
- Nếu bạn biết thứ gây ra cơn hoảng sợ cho người đó, thì đừng giúp họ tránh né tránh nó. Việc né tránh bây giờ có thể gây hại về sau. Nó có thể làm cho sự lo lắng trở nên tồi tệ hơn và tăng tần số xảy ra các cơn hoảng sợ. Họ cũng có thể trở nên lệ thuộc vào bạn, bắt bạn che chở cho họ mỗi khi sợ hãi.
_____________________________
☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246
☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor
☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
_____________________________
Nói chuyện với người đang lên cơn hoảng loạn
Bạn có thể hỏi về nguyên nhân của sự hoảng loạn. Điều đó có thể giúp họ bĩnh tĩnh lại và suy nghĩ hợp lý hơn. Bạn có thể hỏi:
- Bạn đã trải qua việc này bao nhiêu lần?
- Bạn nghĩ chuyện gì sẽ xảy ra?
- Điều gì thực sự đã xảy ra?
Những câu hỏi như thế sẽ giúp người đó thấy rằng những nỗi sợ hãi tồi tệ nhất của họ sẽ không xảy ra. Nó cũng nhắc họ nhớ về các cơn hoảng sợ mà họ đã vượt qua.
Giúp một người nào đó vượt qua được một cơn hoảng sợ sẽ cho họ thêm kinh nghiệm để đối mặt với điều này. Vượt qua cơn hoảng sợ trước sẽ giúp cho những lần tiếp theo đỡ sang chấn hơn. Thậm chí có thể làm giảm sự xuất hiện của các cơn hoảng sợ.
Đôi khi trò chuyện đúng lúc có thể giúp một người vượt qua được cơn hoảng sợ. Khi nói chuyện với người đang lên cơn hoảng sợ, bạn có thể nói một vài lời khuyến khích, động viên họ. Nói với họ rằng họ sẽ vượt qua nó hoặc bạn tự hào về họ có thể rất hữu ích.
Tốt nhất, mặc dù biết những gì họ đang trải qua rất đáng sợ, nhưng bạn nên nhẹ nhàng nhắc nhở cho họ hiểu rằng họ không gặp nguy hiểm gì cả. Để giúp họ bạn nên cố gắng giảm bớt căng thẳng, an ủi, khuyên nhủ họ và giúp họ thấy tình huống đang rất tích cực, có thể kiểm sóa được. Nói chung, hãy cố gắng kiên nhẫn và chấp nhận bạn sẽ giúp được họ rất nhiều.
Bác sĩ khám, điều trị
Thạc sĩ - Bác sĩ Lê Thành Nhân
Khoa: Tâm thần, Nội thần kinh
Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy
Kinh nghiệm: 7 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Thạc sĩ - Bác sĩ Nguyễn Thi Phú
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện Đại Học Y Dược
Kinh nghiệm: 21 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần TP Hồ Chí Minh
Kinh nghiệm: 23 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Trung tâm Pháp Y Tâm thần Khu vực TP. Hồ Chí Minh
Kinh nghiệm: 15 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Bác sĩ Chuyên khoa II Vũ Thị Lan
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện tuyến Trung Ương
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Bác sĩ Chuyên khoa II Phạm Công Huân
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện tuyến Trung Ương
Kinh nghiệm: 12 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần thành phố Đà Nẵng
Kinh nghiệm: 19 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Thạc sĩ - Bác sĩ nội trú Lê Thị Phương Thảo
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện tuyến Trung Ương
Kinh nghiệm: 11 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Bình luận, đặt câu hỏi