Dấu hiệu giúp nhận biết và điều trị bệnh rối loạn hoảng sợ sớm

Dấu hiệu giúp nhận biết và điều trị bệnh rối loạn hoảng sợ sớm

Hoảng sợ là điều mà ai trong chúng ta cũng đã từng trải qua. Tuy nhiên, khi những cơn hoảng sợ này xuất hiện đột ngột và thường xuyên lặp lại thì bạn đang có nguy cơ bị bệnh rối loạn hoảng sợ. Để biết cách nhận biết nhanh bệnh rối loạn hoảng sợ, bạn cần tham khảo những thông tin dưới đây.

===

Bác sĩ tham vấn thông tin và hỗ trợ khám bệnh:

✍ Sài Gòn: Các bác sĩ Bv Tâm Thần HCM, Đại Học Y Dược, Đại học Phạm Ngọc Thạch

✍ Hà Nội: Viện Tâm Thần Bạch Mai- Đại Học Quốc Gia (khoa Y) - Đại Học Y Hà Nội.

✍ Đà Nẵng: Bệnh viện tâm thần Đà Nẵng.

☎ Gọi điện tư vấn miễn phí và hẹn khám Bác sĩ: 19001246

⌨ CHAT FACEBOOK

Tư vấn qua CHAT ZALO

===

1. Bệnh rối loạn hoảng sợ là gì?

Những người mắc chứng rối loạn hoảng sợ thường có cảm xúc sợ hãi xuất hiện đột ngột, lặp đi lặp lại và hầu như không có dấu hiệu báo trước. Tần suất xuất hiện và mức độ nghiêm trọng của chứng hoảng sợ có thể thay đổi. Người mắc chứng bệnh này thường không thể đoán được khi nào cơn hoảng sợ sẽ xảy ra, nhiều người trở nên căng thẳng cao độ giữa những cơn hoảng sợ này, lo lắng khi nào và ở đâu cơn hoảng sợ tiếp theo sẽ diễn ra. Giữa những cơn hoảng sợ, người bệnh tồn tại một nỗi lo kéo dài rằng cơn tiếp theo có thể đến bất cứ lúc nào.

Triệu chứng của bệnh rối loạn hoảng sợ chủ yếu xoay quanh những cơn hoảng sợ. Những cơn hoảng sợ thường bao gồm các triệu chứng như đánh trống ngực, toát mồ hôi, cảm giác yếu mệt, choáng hay chóng mặt. Tay có thể tê hay mất cảm giác, người bệnh có thể cảm thấy nóng bừng hay lạnh run. Ngoài ra, cơn đau ngực hay cảm giác ngột ngạt, không thực, hoặc mất kiểm soát có khả năng xảy ra. Điều này khiến cho người bệnh cảm giác như mình bị nhồi máu cơ tim, đột quỵ, mất trí, hay đang cận kề cái chết. 

Những cơn hoảng sợ có thể xuất hiện bất kì lúc nào, ngay trong những giấc ngủ không mơ. Trong khi đa số những cơn hoảng sợ xuất hiện trung bình khoảng vài phút, vẫn có thể có những cơn kéo dài đến 10 phút. Trong một số trường hợp hiếm gặp, chúng có thể kéo dài vài giờ hay hơn.

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

Bệnh rối loạn hoảng sợ có thể xuất hiện ở bất kì độ tuổi nào nhưng thường bắt đầu ở những người trẻ tuổi. Không phải ai có những cơn hoảng cũng đều mắc bệnh rối loạn hoảng sợ. Ví dụ, rất nhiều người chỉ có một cơn hoảng sợ duy nhất và không bao giờ gặp những cơn khác. Tuy nhiên đối với những người mắc bệnh rối loạn hoảng sợ, việc chữa trị là rất quan trọng. Nếu không, rối loạn này có thể khiến cơ thể bị suy nhược.

Ở Mỹ và Châu Âu, ước lượng có khoảng ½ người mắc chứng rối loạn hoảng sợ có những cơn hoảng sợ đoán trước cũng như không đoán trước được. Nên, đã có một số thay đổi trong tiêu chuẩn DSM-5 thời gian gần đây, sự hiện diện của những cơn hoảng sợ dự đoán trước có thể dự đoán là rối loạn hoảng sợ. Thay đổi này thừa nhận rằng nhiều khi một cơn hoảng sợ xảy ra từ một trạng thái lo lắng sẵn có.           

Rối loạn hoảng sợ thường đi kèm những tình trạng khác như trầm cảm hay sử dụng rượu/thuốc để đối phó hay ngăn ngừa triệu chứng. Nó có thể sinh ra những ám ảnh, hình thành từ các tình huống hay tại một số nơi mà những cơn hoảng sợ đã từng xảy ra. Ví dụ: nếu cơn hoảng sợ xảy ra khi bạn đang đi thang máy, bạn có khả năng mắc chứng sợ thang máy và có thể bắt đầu tránh chúng.      

Cuộc sống của một số người trở nên bị giới hạn rất nhiều – họ tránh những hoạt động bình thường hằng ngày như đi mua thực phẩm, lái xe hay tránh cả việc rời khỏi nhà trong một vài trường hợp. Mặt khác, họ chỉ có thể đối mặt với tình huống làm họ sợ khi có sự đồng hành của người nhà hay một người mà họ tin tưởng. Về cơ bản, họ tránh mọi trường hợp có thể gây sợ hãi, khiến họ cảm thấy bất lực khi cơn hoảng sợ xảy ra. Khi cuộc sống trở nên quá giới hạn bởi rối loạn này, chiếm 1/3 trường hợp ở những người mắc chứng rối loạn hoảng sợ, tình trạng này sẽ được gọi là chứng sợ khoảng rộng. Chứng rối loạn hoảng sợ và sợ khoảng rộng có xu hướng xảy ra theo cơ chế di truyền. Hơn nữa, điều trị sớm rối loạn hoảng sợ thường có thể ngăn nó tiến triển thành chứng ám ảnh sợ không gian rộng

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

Dấu hiệu nhận diện bệnh rối loạn hoảng sợ

2. Dấu hiệu và triệu chứng của bệnh rối loạn hoảng sợ

Một người mắc chứng rối loạn hoảng sợ trải qua những cơn hoảng sợ tái diễn đoán trước hay không đoán trước được và ít nhất một trong những cơn này xảy ra 1 tháng (hay hơn) sau một hay hơn những điều dưới đây:

- Sự lo lắng dai dẳng về những điều liên quan đến cơn hoảng sợ như hậu quả của chúng (mất kiểm soát, lên cơn đau tim, “hóa điên”) hay nỗi sợ có những cơn tiếp theo.

- Một sự thay đổi đáng kể trong hành vi liên quan tới những cơn hoảng sợ này (như tránh tập thể dục hay có những hành vi khác thường).

Những cơn hoảng sợ có thể không xuất phát từ những ảnh hưởng sinh lý trực tiếp do sử dụng, lạm dụng chất (cồn, thuốc) hay một tình trạng bệnh lý nói chung (như bệnh suy giáp).

Dù những cơn hoảng sợ có thể xảy ra trong những rối loạn tâm thần khác (thường nhất là những rối loạn liên quan đến lo lắng), các cơn hoảng sợ trong rối loạn này bản thân nó không thể xảy ra độc lập mà cần có sự hiện diện của những triệu chứng khác trong một số rối loạn khác. Chẳng hạn nhưrối loạn ám ảnh sợ xã hội (xảy ra khi tiếp xúc những tình huống gây sợ hãi trong xã hội), ám ảnh sợ đặc hiệu (khi tiếp xúc với một số tình huống gây sợ nhất định), rối loạn ám ảnh cưỡng chế (khi tiếp xúc với bụi đất đối với một số người bị ám ảnh bởi sự nhiễm bẩn), rối loạn stress sau chấn thương (như đáp ứng với những kích thích liên quan đến những yếu tố gây căng thẳng mạnh) hay rối loạn lo âu phân ly (đáp ứng với việc rời xa nhà hay những người thân quen).  

Khi thấy bản thân có các dấu hiệu của bệnh rối loạn hoảng sợ, bạn nên đi khám bác sĩ sớm để được điều trị bệnh kịp thời. Để được giúp đỡ trong việc điều trị bệnh rối loạn hoảng sợ, bạn có thể liên hệ với các bác sĩ của Hello Doctor chúng tôi theo số điện thoại 1900 1246. 



Bác sĩ khám, điều trị

Nguyễn Thi Phú

Thạc sĩ - Bác sĩ Nguyễn Thi Phú

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Đại Học Y Dược

Kinh nghiệm: 21 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Nguyễn Trọng Tuân

Bác sĩ Nguyễn Trọng Tuân

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần TP Hồ Chí Minh

Kinh nghiệm: 23 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Thông tin thêm về Cơn hoảng sợ và bệnh rối loạn hoảng sợ

6 cách phòng chống bệnh rối loạn hoảng sợ không nên bỏ qua
Cơn hoảng sợ là tình trạng tâm lý kích động, không ổn định. Khi những cơn hoảng sợ thường xuyên xuất hiện thì khi đó bạn có thể...
Làm gì để giúp một người đang lên cơn hoảng loạn?
Nếu bạn hoặc những người xung quanh bị rối loạn hoảng sợ, có thể bạn đã biết rằng loại rối loạn này có một số khác biệt so với các chứng rối loạn lo...

Đánh giá bài viết Gửi đánh giá

    Lý thị lan (06/07/2020)
    Hôm thứ sáu vừa qua tôi có đánh con trai 13 tuổi. Tôi thấy cháu có biểu hiện lạ Sau đó tôi Cho cháu vào viện tâm thẩn trung ương khám bs chuẩn đoán cháu bị rối loạn hoảng sợ. Xin cho tôi hỏi liệu cháu có khỏi bệnh k và thời gian bao lâu. GĐ tôi rất hoang mang từ một đứa trẻ nhanh nhẹn hoạt bát thì bây giờ cháu lại thế này
    Tiến (07/07/2020)
    Nếu tình trạng này kéo dài thường xuyên thì bạn cần đi khám bác sĩ chuyên khoa để được điều trị sớm.

    Bình luận, đặt câu hỏi

    Các thông tin cá nhân của bạn sẽ không bị công khai

    Nội dung