Ám ảnh sợ đặc hiệu

Ám ảnh sợ đặc hiệu

Ám ảnh sợ đặc hiệu là một trong các rối loạn lo âu thường gặp nhất và không phải tất cả các rối loạn ám ảnh đều cần được điều trị. Nhưng đối với một số ám ảnh sợ ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của người bệnh thì cần được điều trị.

1. Bệnh ám ảnh sợ đặc hiệu là gì?

2. Triệu chứng của bệnh ám ảnh sợ đặc hiệu

3. Tác hại của bệnh ám ảnh sợ đặc hiệu

4. Nguyên nhân gây ra bệnh ám ảnh sợ đặc hiệu

5. Điều trị bệnh ám ảnh sợ đặc hiệu

6. Phòng chống bệnh ám ảnh sợ đặc hiệu

7. Bác sĩ điều trị

1. Bệnh ám ảnh sợ đặc hiệu là gì?

Ám ảnh sợ đặc hiệu là nỗi sợ hãi quá mức và vô lý với các sự vật hay tình huống không thật sự quá đáng sợ, nhưng lại gây ra sự lo âu và buộc phải tránh né. Không giống các lo âu ngắn hạn, bạn có thể cảm thấy sợ hãi khi nói trước đám đông hay làm bài kiểm tra, ám ảnh sợ đặc hiệu xảy ra kéo dài, gây ra các phản ứng tâm thần và thể chất mạnh mẽ và có thể tác động đến khả năng làm việc, học tập và đối thoại bình thường.

Nhưng đối với các trường hợp ám ảnh sợ đặc hiệu tác động đến cuộc sống hằng ngày, một số liệu pháp hiện có có thể giúp bạn giải quyết và vượt qua nổi sợ của bản thân, thường là vĩnh viễn.  

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

2. Các dấu hiệu, biểu hiện và triệu chứng của bệnh ám ảnh sợ đặc hiệu

Ám ảnh sợ gây ra một sự sợ hãi lớn, kéo dài về một sự vật hay tình huống đặc trưng quá mức so với nguy cơ thực tế. Có rất nhiều loại ám ảnh sợ và việc có ám ảnh sợ đặc hiệu với nhiều hơn một sự vật hay sự việc vẫn thường xảy ra. Ám ảnh sợ đặc hiệu có thể xảy ra cùng với các rối loạn lo âu khác.

Các loại ám ảnh sợ đặc hiệu thường gặp là nỗi sợ với:

  • Cách tình huống như máy bay, không gian đóng kính hay đi tới trường
  • Tự nhiên như sấm xét hay độ cao
  • Động vật hay côn trùng như chó hay nhện
  • Máu, việc bị tiêm hay chấn thương như kim tiêm, các tai nạn hay các kiểm tra y khoa
  • Khác như việc bị mắc nghẹn, ói, tiếng ồn to hay chú hề

Mỗi ám ảnh sợ đặc hiệu đều được gọi tên bằng các thuật ngữ riêng. Một số ví dụ về các thuật ngữ thường gặp: acrophobia – sợ độ cao và claustrophobia – sợ khoảng không gian nhỏ.

Không quan trọng bạn bị ám ảnh sợ đặc hiệu với cái gì, các phản ứng sau thường xảy ra:

  • Cảm thấy sợ hãi, lo lắng và hoảng hốt cực kì ngay lập tức khi tiếp xúc hay thậm chí chỉ nghĩ đến nguyên nhân gây sợ.
  • Nhận ra rằng sự sợ hãi của bạn là vô lý và quá lớn nhưng không có khả năng kiểm soát
  • Lo lắng tăng dần khi tình huống hay sự vật đến gần hay sắp xảy ra
  • Khó hoạt động bình thường vì sợ
  • Có các phản ứng của cơ thể và các cảm giác bao gồm đổ nhiều mồ hôi, tim đập nhanh, đau thắt ngực hay khó thở
  • Cảm thấy buồn nôn, hoa mắt hay ngất xỉu khi chảy máu hay bị thương
  • Trẻ em có thể giận dữ, bám víu, khóc hay không muốn rời mẹ khi gặp nỗi sợ của mình

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

Dấu hiệu, biểu hiện và triệu chứng của bệnh ám ảnh sợ đặc hiệu

Khi nào nên đi khám bác sĩ?

Các nỗi sợ vô lý có thể gây phiền hà vì khi sợ thang máy thì phải đi thang bộ hay lái xe đến trường bằng con đường dài thay vì đi đường cao tốc. Tuy nhiên, không cần để ý đến ám ảnh sợ đặc hiệu trừ khi việc đó làm xáo trộn nghiêm trọng cuộc sống của bạn. Nếu lo âu gây tác động xấu đến việc làm, học tập và các tình huống xã hội của bạn, hãy trao đổi với bác sĩ hay chuyên gia về sức khỏe tâm thần.

Các nỗi sợ thời thơ ấu như sợ bóng tối, quái vật hay sợ bị bỏ một mình là bình thường, đa số trẻ tự khỏi khi lớn lên. Nhưng nếu con bạn có nỗi sợ kéo dài và nghiêm trọng ảnh hưởng đến cuộc sống hằng ngày tại nhà  hay trường học, hãy trao đổi với bác sĩ của trẻ.

Đa số người bệnh có thể được giúp đỡ với giải quyết sớm các triệu chứng với các liệu pháp điều trị đặc hiệu.

===

Bác sĩ tham vấn thông tin và hỗ trợ khám bệnh:

✍ Sài Gòn: Các bác sĩ Bv Tâm Thần HCM, Đại Học Y Dược, Đại học Phạm Ngọc Thạch

✍ Hà Nội: Viện Tâm Thần Bạch Mai- Đại Học Quốc Gia (khoa Y) - Đại Học Y Hà Nội.

✍ Đà Nẵng: Bệnh viện tâm thần Đà Nẵng.

☎ Gọi điện tư vấn miễn phí và hẹn khám Bác sĩ: 19001246

⌨ CHAT FACEBOOK

Tư vấn qua CHAT ZALO

===

3. Tác hại của bệnh ám ảnh sợ đặc hiệu

Mặc dù ám ảnh sợ đặc hiệu có vẻ vớ vẫn với những người khác, bệnh có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến người bệnh, gây ra nhiều vấn đề ảnh hưởng đến nhiều mặt của cuộc sống.

- Cô lập xã hội: Tránh các nơi và các vật bạn sợ có thể gây ra các vấn đề trong quan hệ, việc làm và học tập. Trẻ bị các rối loạn này có nguy cơ có các vấn đề về học tập và trở nên cô đơn và chúng sẽ có các vấn đề trong các kỹ năng xã hội nếu các hành vi của chúng quá khác so với các bạn khác.

- Rối loạn khí sắc: Nhiều người bị ám ảnh sợ đặc hiệu cũng bị trầm cảm hay các rối loạn lo âu khác. 

- Lạm dụng chất: Căn thẳng khi đối đầu với ám ảnh sợ đặc hiệu nghiêm trọng có thể dẫn đến việc lạm dụng thuốc và chất cồn.

- Tự tử: một số người bị ám ảnh sợ đặc hiệu có thể có nguy cơ tự tử.

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

4. Nguyên nhân gây ra bệnh ám ảnh sợ đặc hiệu

Nhiều điều còn chưa biết về nguyên nhân thật sự gây ra ám ảnh sợ đặc hiệu, các nguyên nhân có thể bao gồm:

  • Các trải nghiệm tiêu cực: rất nhiều ám ảnh sợ là kết quả của việc có một trải nghiệm tiêu cực hay cơn hoảng loạn liên quan đến một đồ vật hay tình huống đặc trưng.
  • Gen và môi trường: Dường như có mối liên hệ giữa việc bạn ám ảnh sợ đặc hiệu với việc bố mẹ bạn bị ám ảnh sợ đặc hiệu hay lo âu – đó có thể là do gen hay hành vi học được.
  • Chức năng não: Các thay đổi về chức năng của não cũng có thể có vai trò trong việc gây ra ám ảnh sợ đặc hiệu. 

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

Yếu tố nguy cơ gây bệnh ám ảnh sợ đặc hiệu

Các yếu tố tăng nguy cơ ám ảnh sợ đặc hiệu bao gồm:

- Tuổi: Ám ảnh sợ đặc hiệu thường xuất hiền lần đầu vào thời thơ ấu, thường khoảng 10 tuổi, nhưng cũng có thể xuất hiện ở các giai đoạn trễ hơn của cuộc đời.

- Tiền sử gia đình: Nếu gia đình bạn có người bị ám ảnh sợ đặc hiệu hay rối loạn lo âu, bạn cũng có thể bị các bệnh đó. Đó có thể thể là một yếu tố được thừa hưởng hoặc trẻ có thể học được thông qua việc quan sát phản ứng trước một đồ vật hay tình huống của một thành viên  bị ám ảnh sợ đặc hiệu trong gia đình.

- Tính khí: Nguy cơ mắc bệnh có thể tăng khi bạn là người hay nhạy cảm, hay tức giận hay thường tiêu cực hơn người thường.

- Một trải nghiệm tiêu cực: Trải qua một chấn thương khủng khiếp như bị nhốt trong thang máy hay bị tấn công bởi động vật, có thể khởi phát ám ảnh sợ đặc hiệu.

- Tìm hiểu về các trải nghiệm tiêu cực: Nghe về các thông tin hay trải nghiệm xấu như rơi máy bay, có thể dẫn đến việc mắc ám ảnh sợ đặc hiệu.

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

5. Các phương pháp điều trị bệnh ám ảnh sợ đặc hiệu

Chẩn đoán

Chẩn đoán ám ảnh sợ đặc hiệu dựa vào một cuộc phỏng vấn y khoa kỹ lưỡng và hướng dẫn chẩn đoán (guideline). Bác sĩ sẽ hỏi các câu hỏi về các triệu chứng và tiền căn dùng thuốc, tâm thần và xã hội. Bác sĩ có thể dùng tiêu chuẩn chẩn đoán trong Hướng dẫn Chẩn đoán và thống kê các Rối loạn tâm thần (DSM-5), được soạn thảo bởi Hiệp hội Tâm thần Hoa Kì.

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

Điều trị

Điều trị tốt nhất cho ám ảnh sợ đặc hiệu là một liệu pháp tâm lý gọi là liệu pháp tiếp xúc. Đôi lúc bác sĩ có thể sẽ đề nghị bạn các liệu pháp hay thuốc khác. Tìm hiểu nguyên nhân của ám ảnh sợ đặc hiệu thật sự không quan trọng nhiều bằng việc tập trung vào tìm cách điều trị hành vi trốn tránh nặng dần theo thời gian.

Mục tiêu điều trị là cải thiện chất lượng sống để bạn không còn bị giới hạn bởi ám ảnh sợ đặc hiệu. Thông qua việc học cách kiểm soát và sống với các phản ứng, suy nghĩ và cảm giác của bản thân, bạn sẽ tìm ra cách giảm lo âu và sợ hãi đang ảnh hưởng cuộc sống của bạn. Điều trị sẽ tập trung trực tiếp vào một nỗi sợ đặc hiện trong một lần.

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

Liệu pháp tâm lý

Trao đổi với chuyên gia sức khỏe tâm thần có thể giúp bạn kiểm soát ám ảnh sợ đặc hiệu. Liệu pháp tiếp xúc và liệu pháp nhận thức hành vi là các điều trị hiệu quả nhất.

- Liệu pháp tiếp xúc tập trung vào thay đổi phản ứng của bạn trước đồ vật hay tình huống mà bạn sợ. Tiếp xúc từ từ và lập đi lập lại với nguồn gây ám ảnh sợ đặc hiệu và các suy nghĩ, cảm giác và cảm nhận liên quan có thể giúp bạn học cách kiểm soát lo âu. Ví dụ nếu bạn sợ thang máy, nhà trị liệu có thể sẽ tiến hành từ suy nghĩ đơn giản về việc đi vào thang máy, đến việc nhìn hình thang máy, đến việc đứng gần thang máy rồi việc bước vào thang máy. Tiếp theo, bạn có thể đi lên 1 tầng, vài tầng và sau cùng là đi trong một thang máy đông đúc.

- Liệu pháp nhận thức hành vi bao gồm việc tiếp xúc kết hợp với kỹ thuật khác để học cách nhìn và đối đầu với nổi sợ. Bạn học được các niềm tin thay thế về các nổi sợ, các cảm giác của cơ thể  và các tác động của chúng đến cuộc sống của bạn. Liệu pháp này chú trọng đến việc học cách làm chủ và tự tin trong các suy nghĩ và cảm nhận hơn là vượt qua chúng.

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

Điêu trị bệnh ám ảnh sợ đặc hiệu

Thuốc

Thông thường, liệu pháp tiếp xúc thường thành công trong việc điều trị ám ảnh sợ đặc hiệu. Mặc dù vậy, đôi lúc các thuốc có thể có ích để giảm các triệu chứng lo âu và hoảng loạn mà bạn gặp phải khi nghĩ về hay tiếp xúc với các vật và tình huống gây sợ.

Các thuốc có thể được dùng như điều trị ban đầu hay trong các giai đoạn ngắn hạn khi gặp các tình huống cụ thể như đi máy bay, nói trước đám đông hay đi chụp MRI.

- Beta Blocker: Loại thuốc này khóa các tác dụng kích thích của aldrenaline, như tăng nhịp tim, tăng huyết áp, đánh trống ngực và rung giọng và chi gây ra bởi sự lo âu.

- Thuốc an thần: Các thuốc này giúp bạn thư giãn bằng cách giảm lo âu. Thuốc an thần nên được dùng cẩn trọng bởi vì chúng gây ra lệ thuộc và nên tránh nếu bạn có tiền sử phụ thuộc rượu hay thuốc.

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

Biện pháp khắc phục và tự chăm sóc

Lối sống và điều trị tại nhà

Trao đổi với bác sĩ và các chuyên gia chăm sóc sức khỏe khác để biết lối sống và các chiến lược khác để giúp bạn kiểm soát lo âu liên quan đến ám ảnh sợ đặc hiệu. Ví dụ như:

- Chiến lược sự lưu tâm có thể giúp bạn học cách làm thế nào giảm sự lo lắng và các hành vi trốn tránh.

-Các kỹ thuật thư giãn như thở sâu, giãn cơ hay yoga có thể giúp đối đầu với stress và lo âu.

- Tập thể dục và hoạt động thể chất có thể có ích trong việc kiểm soát nỗi lo âu liên quan tới ám ảnh sợ đặc hiệu. 

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

Đối đầu và hỗ trợ

Điều trị chuyên sâu có thể giúp bạn vượt qua ám ảnh sợ đặc hiệu hay kiểm soát bệnh hiệu quả nên đừng trở thành tù nhân của nổi sợ. Bạn cũng có thể tự thực hện các bước sau:

- Cố gắng không tránh các tình huống gây sợ: Tập ở gần các tình huống gây sợ thật thường xuyên thay vì tránh chúng. Gia đình, bạn bè và nhà trị liệu có thể giúp bạn làm việc đó. Tập các kỹ thuật bạn học được khi tiến hành liệu pháp và làm việc với nhà trị liệu để lên kế hoạch điều trị nếu triệu chứng tệ đi.

- Tiếp xúc với người khác: Cân nhắc tham gia nhóm tự giúp đỡ hay hỗ trợ nơi mà bạn có thể kết nối với những người khác hiểu được những gì bạn đang nghĩ.

- Tự chăm sóc bản thân: Nghĩ ngơi đầy đủ, ăn uống lành mạnh và cố gắng hoạt động thể chất mỗi ngày. Tránh caffrine, vì nó có thể làm lo âu trở nên nặng hơn. Và đừng quên chúc mừng thành công khi bạn cảm thấy khỏe hơn.

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

Giúp con bạn đối đầu với nổi sợ

Có rất nhiều thứ mà ba mẹ có thể làm để giúp cơn đối đầu với nỗi sợ. Ví dụ như:

- Nói về các nỗi sợ một cách cỡi mở: Để cho con bạn biết rằng mọi người đều có suy nghĩ và cảm giác sợ hãi trong một lúc nào đó, nhưng nhiều người sợ nhiều hơn những người còn lại. Đừng tầm thường hóa vấn đề hay coi thường con vì chúng sợ. Thay vào đó nói với chúng về suy nghĩ và cảm nhận của bản thân chúng và để con biết rằng bạn đang lắng nghe để giúp đỡ.

- Đừng làm tăng thêm ám ảnh sợ đặc hiệu: Tạo ra cơ hội để giúp trẻ vượt qua nỗi sợ. Nếu con bạn sợ chú chó hàng xóm, đừng để chúng tránh xa động vật. Thay vào đó giúp con giáp mặt với chó và chỉ chúng cách để trở nên dũng cảm. Bạn có thể cho con một nền tảng gia đình, chờ đợi và hỗ trợ con từng bước nhỏ để đến gần chó hơn và sau đó trở lại với bạn một cách an toàn. Theo thời gian, cổ vũ con thu gắn khoảng cách đến chú chó.

- Tấm gương hành vi tích cực: Bởi vì trẻ học bằng cách quan sát, bạn có thể thể hiện cách đáp ứng của bạn khi đối đầu với nổi sợ của con hay nổi sợ của bạn. Trước tiên, bạn có thể chứng minh nổi sợ hãi và sau đó chỉ cách thể nào đề vượt qua.

Nếu nỗi sợ của con nghiêm trọng, kéo dài và ảnh hưởng đến cuộc sống hằng ngày, hãy nói với bác sĩ để tìm các lời khuyên chẩn đoán và điều trị chuyên nghiệp có ích.

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

6. Cách phòng chống bệnh ám ảnh sợ đặc hiệu

Nếu bạn bị ám ảnh sợ đặc hiệu, cân nhắc sự giúp đỡ của nhà tâm lý học, đặc biệt là đối với trẻ em. Mặc dù gen dường như có vai trò trong việc gây bệnh, nhìn thấy việc một người nào đó phản ứng sợ hãi nhiều lần cũng có thể khởi phát bệnh ở trẻ.

Bằng cách đối đầu nổi sợ của bản thân, bạn sẽ dạy cho trẻ những kỹ năng đối đầu tuyệt vời và động viên trẻ làm những hành động dũng cảm như bạn.

Bạn nên học cách đối mặt và khắc phục với những nỗi sợ của bản thân. Tuy nhiên, khi nỗi sợ hãi làm ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của bạn thì bạn nên tìm đến các bác sĩ tâm lý để được chữa trị bệnh. Bạn có thể liên hệ đặt khám với Hello Doctor chúng tôi theo số điện thoại 1900 1246 để được các bác sĩ hỗ trợ avà giúp đỡ. Với nhiều năm kinh nghiệm, các bác sĩ của chúng tôi sẽ giúp đỡ được cho bạn.

Bác sĩ khám, điều trị

Lê Thành Nhân

Thạc sĩ - Bác sĩ Lê Thành Nhân

Khoa: Tâm thần, Nội thần kinh

Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy

Kinh nghiệm: 7 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Nguyễn Thi Phú

Thạc sĩ - Bác sĩ Nguyễn Thi Phú

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Đại Học Y Dược

Kinh nghiệm: 21 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Nguyễn Trọng Tuân

Bác sĩ Nguyễn Trọng Tuân

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần TP Hồ Chí Minh

Kinh nghiệm: 23 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Lê Duy

Bác sĩ Lê Duy

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Trung tâm Pháp Y Tâm thần Khu vực TP. Hồ Chí Minh

Kinh nghiệm: 15 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Vũ Ngọc Anh Thư

Bác sĩ Vũ Ngọc Anh Thư

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Hello Doctor

Kinh nghiệm: 11 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Vũ Thị Lan

Bác sĩ Chuyên khoa II Vũ Thị Lan

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Viện Sức khỏe Tâm thần Quốc gia - Bệnh viện Bạch Mai

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Phạm Công Huân

Bác sĩ Chuyên khoa II Phạm Công Huân

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Bạch Mai

Kinh nghiệm: 12 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Nguyễn Viết Chung

Thạc sĩ Nguyễn Viết Chung

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Khoa Y Dược - Đại học Quốc Gia Hà Nội.

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Phan Đình Huệ

Bác sĩ Phan Đình Huệ

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần thành phố Đà Nẵng

Kinh nghiệm: 19 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Phạm Thị Hoài Mai

Bác sĩ Phạm Thị Hoài Mai

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần Đà Nẵng

Kinh nghiệm: 4 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Nguyễn Thúy Anh

Bác sĩ Nguyễn Thúy Anh

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần Hà Nội

Kinh nghiệm: 16 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Lê Thị Phương Thảo

Thạc sĩ - Bác sĩ nội trú Lê Thị Phương Thảo

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Bạch Mai

Kinh nghiệm: 11 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Đánh giá, chia sẻ Gửi đánh giá

    Bình luận, đặt câu hỏi

    Các thông tin cá nhân của bạn sẽ không bị công khai

    Nội dung

    Đọc thêm

    Bài viết đang được cập nhật...