Triệu chứng đau thắt ngực - nguyên nhân và cách chữa trị

Triệu chứng đau thắt ngực - nguyên nhân và cách chữa trị

Chào bác sĩ, tôi tên là Nguyên. Mấy ngày gần đây tôi có triệu chứng đau thắt ngực mà không rõ nguyên nhân vì sao. Mỗi khi bị như vậy, tôi còn cảm thấy khó thở và hơi chóng mặt. Tôi rất lo lắng về tình trạng của mình và mong bác sĩ cho tôi lời khuyên.

Trả lời:

Chào bạn Nguyên, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Về triệu chứng mà bạn đang mắc phải, đó là đau thắt ngực và đi cùng một số triệu chứng khác như khó thở và chóng mặt. Trong trường hợp của bạn, chúng tôi khuyên bạn nên đi khám để được chẩn đoán xác định bệnh và sớm có phương án điều trị. Tuy nhiên, việc hiểu rõ về triệu chứng mà mình đang mắc phải là cần thiết. Chúng tôi xin cung cấp đến bạn một số thông tin như sau:

1. Đau thắt ngực là gì

2. Biểu hiện của đau thắt ngực

3. Nguyên nhân gây ra đau thắt ngực 

4. Yếu tố nguy cơ bị đau thắt ngực

5. Biến chứng của đau thắt ngực

6. Khi nào nên đi khám bác sĩ

7. Chẩn đoán

8. Điều trị

9. Phòng chống đau thắt ngực

10. Bác sĩ điều trị

Bác sĩ tham vấn thông tin:

✍ Các bác sĩ Tiêu Hoá Hello Doctor

☎ Gọi Bác sĩ - 19001246

1. Đau thắt ngực là gì

Đau thắt ngực là một thuật ngữ dùng để chỉ đau ngực gây ra bởi sự giảm tưới máu cho cơ tim. Nó là một triệu chứng của bệnh mạch vành. Đau thắt ngực được mô tả cụ thể gồm: cảm giác đè ép, bóp nghẹt, nặng ngực hay đau ngực.

Đau ngực tương đối phổ biến nhưng có thể khó phân biệt với các loại đau ngực khác, như là đau hoặc khó chịu do khó tiêu. Nếu bạn không giải thích được nguyên nhân đau ngực thì hãy đi khám ngay.

2. Biểu hiện đau thắt ngực

Các biểu hiện của đau thắt ngực bao gồm:

Đau ngực hay khó chịu ở ngực chung với chứng đau thắt ngực có thể được mô tả như cảm giác bị đè ép, bóp nghẹt, nặng hay đau ở giữa ngực. Một số người mô tả nó giống với cảm giác bị một cái kìm xiết ngực lại hoặc giống như bị một vật nằng đè lên ngực. Một số khác thì cho là giống như khó tiêu.

Mức độ nghiêm trọng, thời gian và loại đau thắt ngực có thể thay đổi. Điều quan trọng là phải nhận ra nếu bạn có cảm giác khó chịu ở ngực mới xảy ra hoặc thay đổi tính chất đau ở ngực so với những lần trước. Các triệu chứng mới hoặc khác nhau có thể báo hiệu một dạng đau thắt ngực nguy hiểm hơn (đau thắt ngực không ổn định) hoặc nhồi máu cơ tim.

Đau thắt ngực ổn định là dạng đau thắt ngực phổ biến nhất và thường xảy ra khi gắng sức, giảm đi khi bạn nghỉ ngơi. Nếu đau ngực mới xuất hiện ở bạn thì bạn nên đi khám để tìm ra nguyên nhân gây đau ngực và có điều trị thích hợp. Nếu cơn đau trở nên nặng hơn hay thay đổi, bạn hãy đến khám ngay.

Các vị trí đau lan của đau thắt ngực

Các vị trí đau lan của đau thắt ngực

Đặc điểm của đau thắt ngực ổn định

  • Xảy ra khi tim bạn làm việc gắng sức như khi bạn tập thể dục hay leo cầu thang. 
  • Thông thường có thể được dự đoán và thường tương tự như các cơn đau ngực trước đó đã xảy ra với bạn.
  • Thời gian xảy ra ngắn, có lẽ là 5 phút hay ít hơn.
  • Hết đau khi bạn nghỉ ngơi hay dùng thuốc đau thắt ngực.

Đặc điểm của cơn đau thắt ngực không ổn định (đây là một cấp cứu)

  • Xảy ra ngay cả khi nghỉ ngơi
  • Cơn đau thay đổi tính chất so với trước đây
  • Đột ngột
  • Thường trầm trọng hơn và kéo dài lâu hơn so với cơn đau thắt ngực ổn định, có thể là 30 phút
  • Không thể biến mất khi nghỉ ngơi hoặc sử dụng thuốc
  • Có thể là báo hiệu của một cơn nhồi máu cơ tim

Đau thắt ngực ở phụ nữ

Các triệu chứng đau thắt ngực của phụ nữ có thể khác với các triệu chứng đau thắt ngực cổ điển. Ví dụ, phụ nữ thường gặp các triệu chứng như buồn nôn, thở dốc, đau bụng hoặc mệt mỏi cùng cực, có hoặc không có đau ngực. Hoặc một người phụ nữ có thể cảm thấy khó chịu ở cổ, hàm, lưng hoặc đâm đau thay vì áp lực ngực thông thường hơn. Những khác biệt này có thể dẫn đến sự chậm trễ trong việc điều trị.

3. Nguyên nhân gây ra đau thắt ngực 

Đau thắt ngực gây ra bởi sự giảm lưu lượng máu đến cơ tim của bạn. Máu của bạn mang oxy mà cơ tim bạn cần để tồn tại. Khi cơ tim của bạn không nhận được đủ oxy, nó gây ra một tình trạng gọi là thiếu máu cục bộ. Nguyên nhân làm giảm lưu lượng máu đến cơ tim phổ biến nhất là bệnh mạch vành (CAD). Các động mạch ở tim (động mạch vành) của bạn có thể bị thu hẹp bởi các cặn lắng gọi là mảng bám. Đây được gọi là chứng xơ vữa động mạch.

Việc giảm lượng máu đến tim là do giảm cung cấp nên tim của bạn không nhận được đủ máu oxy giàu. Nhưng tại sao đau thắt ngực không xảy ra liên tục nếu động mạch tim của bạn bị thu hẹp do sự tích tụ mỡ. Điều này là do trong những khoảng thời gian nhu cầu oxy thấp( ví dụ như khi bạn nghỉ ngơi), có thể lượng máu dù bị giảm đi vẫn cung cấp đủ nhu cầu của cơ tim nên không gây ra các triệu chứng đau thắt ngực. Nhưng khi bạn tăng nhu cầu oxy, chẳng hạn như khi bạn tập thể dục khi đó có thể đau thắt ngực sẽ xuất hiện.

Đau thắt ngực ổn định

Đau thắt ngực ổn định thường xảy ra khi cơ thể gắng sức. Khi bạn leo lên cầu thang, tập thể dục hoặc đi bộ, tim bạn cần nhiều máu hơn, nhưng việc lấy đủ máu  bị cản trở do động mạch bị thu hẹp. Ngoài hoạt động thể chất, các yếu tố khác, như stress cảm xúc, nhiệt độ lạnh, hút thuốc, cũng có thể làm hẹp động mạch và gây đau thắt ngực.

Đau thắt không ổn định

Nếu mạch máu bị tổn thương có mảng xơ vữa và hình thành cục máu đông ngay trên mảng xơ vữa, mạch máu có thể nhanh chóng tắc hoặc giảm lưu lượng máu lưu thông, dẫn đến giảm lượng máu đến cơ tim của bạn đột ngột và nghiêm trọng. Đau thắt không ổn định cũng có thể là do cục máu đông làm tắc nghẽn hoàn toàn hay một phần các mạch máu của tim bạn.

Khi cơn đau thắt ngực không ổn định nặng hơn và không bị giảm khi nghỉ ngơi hoặc dùng thuốc mà bạn thường dùng trước đây. Nếu việc giảm lượng máu đến tim không cải thiện, cơ tim mất oxy sẽ chết (cơn nhồi máu cơ tim). Đau ngực không ổn định rất nguy hiểm và cần điều trị cấp cứu.

Đau thắt ngực biến thể

Còn được gọi là đau thắt ngực Prinzmetal, là do co thắt động mạch vành tạm thời đưa đến giảm lưu lượng máu đến tim gây đau ngực. Đau thắt ngực có thể xảy ra ngay cả khi bạn nghỉ ngơi và thường nghiêm trọng. Nó có thể khỏi khi bạn dùng thuốc.

4. Yếu tố nguy cơ bị đau thắt ngực

Các yếu tố nguy cơ sau đây làm tăng nguy cơ bệnh động mạch vành và đau thắt ngực:

- Hút thuốc lá: hút thuốc và tiếp xúc lâu dài với khói thuốc gián tiếp, nhai thuốc lá làm hỏng các động mạch vào tim từ đó lắng đọng cholesterol và ngăn chặn lưu thông máu.

- Bệnh đái tháo đường: là sự mất khả năng sản xuất đủ insulin hoặc mất khả năng đáp ứng với insulin( một hoocmon tiết ra bởi tuyến tụy của bạn, cho phép cơ thể bạn sử dụng glucose, một dạng đường từ thực phẩm). Bệnh tiểu đường làm tăng nguy cơ bệnh mạch vành, dẫn đến đau thắt ngực và nhồi máu cơ tim bằng cách gia tăng tạo xơ vữa động mạch.

-Tăng huyết áp: theo thời gian, huyết áp cao gây tổn thương động mạch.

- Tăng Cholesterol máu hoặc triglyceride: Cholesterol là một phần quan trọng của các trầm tích có thể làm hẹp các động mạch khắp cơ thể(bao gồm cả những động mạch cấp máu cho tim). Mức cholesterol "xấu" thường được gọi là LDL cao làm tăng nguy cơ đau thắt ngực và nhồi máu cơ tim. Khi triglyceride (một loại chất béo trong máu liên quan đến chế độ ăn uống của bạn) ở mức cao cũng là điều không mong muốn.

- Tiền sử bị bệnh tim mạch: Nếu bạn bị bệnh động mạch vành hoặc nếu bạn đã từng bị nhồi máu cơ tim, bạn có nguy cơ cao bị đau thắt ngực.

- Tuổi: Nam giới trên 45 tuổi và phụ nữ trên 55 tuổi có nguy cơ cao hơn người trẻ tuổi.

- Ít vận động: việc ít vận động góp phần làm tăng cholesterol, tăng huyết áp, bệnh đái tháo đường týp 2 và béo phì. Tuy nhiên, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi bắt đầu một chương trình tập thể dục.

- Béo phì: Béo phì làm tăng nguy cơ đau thắt ngực và bệnh tim vì nó liên quan đến mức cholesterol trong máu cao, tăng huyết áp và đái tháo đường. Ngoài ra, tim của bạn phải làm việc nhiều hơn để cung cấp máu cho mô thừa.

- Stress: có thể làm tăng nguy cơ bị đau thắt ngực và nhồi máu cơ tim. Khi bạn quá căng thẳng, cũng như tức giận cũng có thể làm tăng huyết áp của bạn. Các hoocmon sinh ra trong quá trình căng thẳng tăng lên góp phần làm hẹp động mạch và đau thắt ngực.

5. Biến chứng của đau thắt ngực

Khi đau thắt ngực xảy ra có thể gây bất tiện cho một số hoạt động bình thường (chẳng hạn như đi bộ). Tuy nhiên, biến chứng nguy hiểm nhất cần được chú ý là nhồi máu cơ tim.

Biến chứng của đau thắt ngực

Nhồi máu cơ tim

Dấu hiệu và triệu chứng thông thường của cơn nhồi máu cơ tim bao gồm:

  • Cảm giác đè ép, bóp nghẹt, nặng hay đau ở giữa ngực kéo dài hơn vài phút
  • Đau lan đến vai, cánh tay, lưng, hoặc thậm chí đến răng và xương hàm
  • Tăng các cơn đau ngực
  • Đau kéo dài ở vùng bụng trên
  • Khó thở
  • Lo âu
  • Vã mồ hôi
  • Ngất xỉu
  • Buồn nôn và nôn

6. Khi nào nên đi khám bác sĩ

Nếu cơn đau ngực của bạn kéo dài hơn vài phút và không hết khi nghỉ ngơi hay dùng thuốc đau ngực thì đó có thể là một dấu hiệu báo rằng bạn đang bị một cơn nhồi máu cơ tim. Hãy gọi ngay cấp cứu để được giúp đỡ. 

7. Chẩn đoán

Bác sĩ có thể hỏi bạn một số câu hỏi:

  • Khi nào bạn bắt bị các triệu chứng đầu tiên?
  • Bạn có đau không? Không thoải mái? Cảm giác đè ép? Nặng ngực? cảm giác như bị đâm?
  • Bạn đau ở đâu ? đau ở một vùng đặc biệt không, cụ thể là?
  • Cơn đau có lan ra đến cổ và cánh tay của bạn? Đau như thế nào và khi nào? đau khi gặp một kích thích cụ thể? Cơn đau xuất hiện đột ngột hay từ từ?
  • Cơn đau kéo dài bao lâu?
  • Đau tăng khi nào? khi hoạt động? Khi thở? Khi cử động?
  • Đau giảm khi nào? khi nghỉ ngơi? khi hít thở sâu? Khi ngồi thẳng lên?
  • Bạn có các triệu chứng khác không ? chẳng hạn như buồn nôn hoặc chóng mặt?
  • Bạn có khó nuốt không?
  • Bạn thường bị ợ nóng không? (có thể lầm với đau thắt ngực.)

Để chẩn đoán đau thắt ngực, bác sĩ sẽ bắt đầu bằng một cuộc khám sức khoẻ và hỏi về các triệu chứng của bạn. Bạn cũng sẽ được hỏi về bất kỳ yếu tố nguy cơ nào( bạn có tiền sử gia đình mắc bệnh tim hay không).

Có một số xét nghiệm:

- Điện tâm đồ (ECG hoặc EKG): Bác sĩ có thể tìm kiếm các sóng trên điện tim để xem liệu dòng máu qua tim của bạn đã bị làm chậm, bị gián đoạn hoặc liệu bạn có bị nhồi máu cơ tim không.

- Điện tim gắng sức: bạn tập thể dục bằng cách đi bộ trên máy chạy bộ hoặc đạp xe đạp. Trong khi luyện tập, huyết áp và ECG của bạn sẽ được theo dõi Nếu bạn không thể tập thể dục, bạn có thể được cho thuốc tăng nhịp tim hay tăng lưu lượng máu động mạch vành như là một thay thế cho việc tập thể dục.

- Siêu âm tim: Siêu âm tim sử dụng sóng âm để tạo hình ảnh của tim. Bác sĩ có thể sử dụng những hình ảnh này để xác định xem có những vùng cơ tim bị tổn thương do lưu lượng máu kém( một nguyên nhân gây ra chứng đau thắt ngực). Siêu âm tim đôi khi được thực hiện khi gắng sức.

- Chụp X-quang ngực: tìm kiếm xem liệu các triệu chứng của bạn có thể do bệnh khác gây ra không và để xem tim bạn có bị to không.

- Xét nghiệm máu: Một số men tim sẽ dần dần đi vào máu nếu tim bạn bị tổn thương do nhồi máu. Các mẫu máu của bạn có thể được kiểm tra sự hiện diện của các men này.

- Chụp mạch vành: sử dụng hình ảnh tia X để kiểm tra bên trong các mạch máu trong tim của bạn. Đây là một phần của thủ thuật thông tim. Tiêm vào các mạch máu trong tim một loại thuốc nhuộm có thể nhìn thấy bằng máy X quang được. Máy X-quang nhanh chóng lấy một loạt các hình ảnh từ đó cung cấp một cái nhìn chi tiết các mạch máu của bạn.

- CT scan: thu thập hình ảnh của tim và ngực của bạn, có thể cho thấy bất kỳ động mạch nào của tim bạn bị thu hẹp hoặc tim to.

8. Điều trị đau thắt ngực

Có nhiều lựa chọn để điều trị đau thắt ngực, bao gồm thay đổi lối sống, dùng thuốc, nong mạch và đặt stent( giá đỡ), hoặc phẫu thuật bắc cầu mạch vành. Mục tiêu điều trị là làm giảm tần số và mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng và để giảm nguy cơ bị nhồi máu cơ tim và tử vong.

Tuy nhiên, nếu bạn bị đau thắt ngực không ổn định hoặc đau thắt ngực mà khác với những gì bạn thường bị, chẳng hạn như xảy ra khi bạn nghỉ ngơi, bạn cần điều trị ngay tại bệnh viện.

Điều trị đau thắt ngực

Thay đổi lối sống

Nếu bạn bị đau thắt ngực nhẹ, bạn có thể chỉ cần thay đổi lối sống . Ngay cả khi bạn bị đau thắt ngực nặng, việc thay đổi lối sống vẫn có thể giúp ích. Những thay đổi này bao gồm:

  • Nếu bạn hút thuốc, hãy ngừng hút thuốc. Tránh tiếp xúc với khói thuốc.
  • Nếu bạn thừa cân, hãy trao đổi với bác sĩ về các lựa chọn giảm cân.
  • Nếu bạn mắc bệnh tiểu đường, đảm bảo rằng bệnh được kiểm soát tốt và bạn đang có chế độ ăn uống và kế hoạch tập luyện tối ưu.
  • Bởi vì đau thắt ngực thường xảy ra khi gắng sức, sẽ rất hữu ích khi bạn nghỉ ngơi.
  • Hạn chế stress là điều nói dễ hơn làm, nhưng cố gắng tìm cách để thư giãn. Nói chuyện với bác sĩ về các phương pháp giúp giảm stress.
  • Ăn một chế độ ăn uống lành mạnh với nhiều ngũ cốc nguyên hạt, nhiều trái cây và rau cải, và một lượng chất béo bão hòa hạn chế.
  • Tham khảo ý kiến bác sĩ về việc bắt đầu một kế hoạch tập thể dục an toàn.

Thuốc

Thuốc điều trị đau thắt ngực

Lưu ý: Những loại thuốc trên chỉ mang tính chất tham khảo, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng

Thủ thuật y tế và phẫu thuật

Thay đổi lối sống và thuốc thường được sử dụng để điều trị chứng đau thắt ngực ổn định. Nhưng các thủ thuật, như nong mạch, đặt stent và phẫu thuật bắc cầu động mạch vành, cũng được sử dụng để điều trị chứng đau thắt ngực.

- Nong mạch và đặt stent: Nong mạch (can thiệp mạch vành (PCI) ) là đưa một quả bóng nhỏ vào động mạch đã thu hẹp của bạn. Bong bóng được bơm phồng lên để mở rộng động mạch, và sau đó một dây kim loại nhỏ (stent) thường được chèn vào để giữ cho động mạch mở. Thủ tục này cải thiện lưu lượng máu trong tim, giảm hoặc loại bỏ chứng đau thắt ngực. Đây là một lựa chọn điều trị tốt nếu bạn bị đau thắt ngực không ổn định hoặc nếu thay đổi lối sống và thuốc không điều trị hiệu quả .

- Phẫu thuật bắc cầu động mạch vành: Trong quá trình phẫu thuật bắc cầu mạch vành, tĩnh mạch hoặc động mạch từ nơi khác trong cơ thể của bạn được sử dụng để ghép động mạch khỏe mạnh lấy từ tay, chân hoặc ngực của bạn -“bắc cầu”-bỏ qua động mạch tim bị tắc nghẽn hoặc thu hẹp. Nhờ đó làm tăng lưu lượng máu đến tim và làm giảm hoặc loại bỏ đau thắt ngực. Đây là một lựa chọn điều trị cho cả đau thắt ngực không ổn định và đau thắt ngực ổn định mà không đáp ứng các phương pháp điều trị khác.

9. Phòng chống đau thắt ngực

Thay đổi lối sống có thể giúp ngăn ngừa đau thắt ngực giống như có thể cải thiện các triệu chứng nếu bạn đã bị đau thắt ngực.

  • Bỏ hút thuốc
  • Theo dõi và kiểm soát các bệnh khác, như huyết áp cao, cholesterol cao và đái tháo đường
  • Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh
  • Tăng hoạt động thể chất khi nhận được sự đồng ý của bác sĩ
  • Duy trì cân nặng khỏe mạnh
  • Giảm stress.

Hy vọng những thông tin mà chúng tôi cung cấp sẽ hữu ích cho bạn Nguyên. Để được thăm khám và điều trị, bạn có thể liên hệ với các bác sĩ của Hello Doctor chúng tôi theo số điện thoại 1900 1246. Các bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm của chúng tôi luôn sẵn lòng được giúp đỡ cho bạn.

Nếu bạn cần hỗ trợ hay có câu hỏi cần gửi tới bác sĩ Hello Doctor vui lòng gửi thông tin tại đây.


Tag:Đau

Đọc thêm

Nguyên nhân gây ra triệu chứng đau đầu hai bên thái dương
Chào bác sĩ. Tôi tên là Thu Hương, là nhân viên văn phòng. Thời gian gần đây tôi có tình trạng bị đau đầu hai...
Tổng hợp: Bệnh đau đầu hay nhức đầu nguy hiểm hơn bạn nghĩ
Bệnh đau đầu (nhức đầu) là triệu chứng bệnh thường gặp trong cuộc sống, có thể là những bệnh lý mà cơ thể có thể tự khỏi. Tuy nhiên nó cũng...
Những sai lầm nghiêm trọng khi điều trị đau nửa đầu
Trong điều trị đau nửa đầu, người bệnh thường dễ mắc một số sai lầm nghiêm trọng như tự ý dùng thuốc, trì hoãn việc đi khám với bác sĩ, lạm dụng...
Điều trị triệu chứng đau nhói một bên đầu - đau nửa đầu ra sao
Chào bác sĩ, tôi tên là Tuấn, năm nay 29 tuổi. Thời gian gần đây tôi thường bị đau nhói một bên đầu, cơ thể mệt mỏi và thường hay...
Có phải tăng huyết áp gây ra triệu chứng đau nửa đầu?
Chúng ta thường cho rằng triệu chứng nhức đầu luôn đi kèm với các vấn đề liên quan tới mạch máu, đặc biệt là khi nhức đầu gây ra cảm...

Đánh giá bài viết Gửi đánh giá

  • Đào Duy Mạnh

    cảm ơn bác sĩ, bài viết rất hay và bổ ích

    06/11/2017

Bình luận, đặt câu hỏi

Các thông tin cá nhân của bạn sẽ không bị công khai

Nội dung