Có phải tăng huyết áp gây ra triệu chứng đau nửa đầu?
Chúng ta thường cho rằng triệu chứng nhức đầu luôn đi kèm với các vấn đề liên quan tới mạch máu, đặc biệt là khi nhức đầu gây ra cảm giác đau tức dữ dội. Vì vậy nhận định tăng huyết áp gây ra đau đầu được đưa ra và thực tế có phải như vậy không?
Tăng huyết áp là một bệnh xảy ra khi dòng máu chảy trong lòng động mạch với áp lực cao hơn bình thường. Tất nhiên, huyết áp của bạn có thể thay đổi do các tác nhân khác nhau, nhưng bệnh tăng huyết áp mà chúng ta đang nói tới là tình trạng áp lực dòng máu cao hơn mức bình thường trong dân số.
Vào năm 1931, bác sĩ Theodore C. Janeway đưa ra bằng chứng có sự liên quan giữa cao huyết áp và triệu chứng nhức đầu. Nhiều giả thuyết của Janeway vẫn được chấp nhận tới hiện nay, nhưng giả thuyết nhức đầu do tăng huyết áp hiện vẫn còn đang trong vòng nghi vấn.
Hiện nay người ta thấy rằng, trong đa số các trường hợp tăng huyết áp, có vẻ như triệu chứng đau nửa đầu lại không phải do tăng huyết áp gây ra mà thực tế là đau đầu lại gây tăng huyết áp.
===
Tham vấn thông tin, tư vấn và hẹn khám bệnh:
===
Một nghiên cứu ở Na Uy gợi ý rằng tăng huyết áp ít gây ra đau đầu, thậm chí ít tạo ra các cơn đau nửa đầu. Lúc này giả thuyết đau đầu có thể gây tăng huyết áp dần dần được sáng tỏ hơn. Cơn đau có thể tự làm tăng huyết áp tạm thời và tình trạng này chưa được gọi là tình trạng nguy hiểm và sau đó nó sẽ biến mất, huyết áp của bạn sẽ trở về bình thường. Thêm vào đó, nhiều loại thuốc dùng để điều trị đau nửa đầu có thể làm tăng huyết áp và sử dụng chúng lâu dài có thể làm cho bạn mắc bệnh tăng huyết áp thật sự.
Nhưng có một vài loại thuốc trị tăng huyết áp được sử dụng để điều trị bệnh đau nửa đầu cơ mà? Đúng là có những loại thuốc điều trị và phòng ngừa bệnh đau nửa đầu được sử dụng để điều trị tăng huyết áp, nhưng cách mà các thuốc này tác động lên bệnh đau nửa đầu không giống với cách mà chúng tác động lên bệnh tăng huyết áp.
_____________________________
☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246
☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor
☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
_____________________________
Vào năm 2005, các nhà nghiên cứu của Anh đã đưa ra các lí luận phản bác lại và cho rằng tăng huyết áp có gây ra đau đầu. Nghiên cứu này được thực hiện bằng cách nghiên cứu các số liệu từ các nghiên cứu khác có cùng nội dung về tăng huyết áp và đau đầu.
Ví dụ, nghiên cứu chỉ ra rằng những người đang được điều trị với thuốc tăng huyết áp lại ít bị đau đầu hơn nhóm không dùng thuốc. Điều này có vẻ không ngạc nhiên cho lắm nhưng vẫn chưa chứng minh được rằng tăng huyết áp gây ra đau đầu. Thêm vào đó, những nghiên cứu này không được tạo ra để tìm ra mối quan hệ giữa đau đầu với tăng huyết áp. Chúng được thiết kế ra để tập trung vào các vấn đề khác và tình cờ người ta tìm thấy mối liên quan giữa tăng huyết áp và đau đầu. Tuy nhiên, các nghiên cứu tập trung vào vấn đề này vẫn còn đang bỏ ngỏ sau gần 100 năm.
Bác sĩ Young và Silberstein kết luận trong cuốn sách “Đau nửa đầu và các loại đau đầu khác” của họ rằng: “…Nếu tăng huyết áp gây đau đầu thì lúc đó huyết áp của người bệnh phải rất cao, vượt qua khả năng tự điều chỉnh của cơ thể để bảo vệ các mạch máu não. Nếu huyết áp rất cao và gây ra đau đầu, đây là một trường hợp cấp cứu y tế. Nhưng cũng có một vài người có huyết áp cao, tuy nhiên lại không gây nguy hiểm tức thì và tình trạng huyết áp cao này lại gây ra do đau đầu…”
Đau huyết áp gây ra đau nửa đầu? Có lẽ không phải là như thế. Nhưng bạn nên cẩn trọng khi sử dụng các loại thuốc có thể làm tăng huyết áp của bạn. Nếu bạn cần giúp đỡ, hãy gọi cho Hello Doctor chúng tôi theo số điện thoại: 1900 1246, chúng tôi luôn sẵn lòng được hỗ trợ cho bạn.
Bác sĩ khám, điều trị
Thạc sĩ-Bác sĩ Nguyễn Tường Vũ
Khoa: Nội thần kinh, Ngoại thần kinh
Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy
Kinh nghiệm: 28 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Thạc sĩ - Bác sĩ Lê Thành Nhân
Khoa: Tâm thần, Nội thần kinh
Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy
Kinh nghiệm: 7 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Khoa: Cơ xương khớp, Nội thần kinh, Ngoại thần kinh
Nơi làm việc: Phòng Quân y – Bộ Tư lệnh Pháo binh
Kinh nghiệm: 22 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa cấp 2
Bình luận, đặt câu hỏi