Triệu chứng cục máu đông là bệnh gì?

Cháu xin chào bác sĩ ạ, cháu là Như (16 tuổi), cháu rất yêu thích tìm hiểu các vấn đề về khoa học con người, gần đây cháu có tìm hiểu thấy khi mình bị đứt tay thì cơ thể sẽ hình thành cục máu đông để ngăn máu chảy ra bên ngoài. Vậy bác sĩ có thể giải đáp giúp cháu hiện tượng cục máu đông là gì không ạ? Cháu cảm ơn!
Trả lời:
Chào cháu, rất cảm ơn cháu đã gửi câu hỏi thú vị này cho các bác sĩ. Các bác sĩ xin giải đáp thắc mắc của cháu về triệu chứng cục máu đông như sau:
2. Nguyên nhân gây ra cục máu đông
==
Tư vấn và khám bệnh:
✍ Bác sĩ Nguyễn Hoàng Bình- BV Chợ Rẫy
==
1. Cục máu đông là gì?
Cục máu đông chính là kết quả từ quá trình đông máu của cơ thể, một lượng máu nhất định trong cơ thể được chuyển sang thể rắn, nhằm mục đích là ngăn ngừa sự chảy máu quá mức ra bên ngoài trong trường hợp gặp phải các chấn thương gây tổn hại mạch máu.
Hình thành cục máu đông là một phản ứng tự nhiên để cơ thể tự bảo vệ mình. Nếu không có cục máu đông thì một vết đứt tay, đứt chân, thậm chí một vết xước nhỏ cũng có thể giết chết bạn do máu chảy ra ngoài quá nhiều. Tuy nhiên, cục máu đông sẽ trở nên rất nguy hiểm nếu hình thành ở bên trong lòng mạch. Chúng sẽ di chuyển tới khắp mọi nơi trong cơ thể, lên não làm tắc mạch máu não gây đột quỵ, đến tim thì làm chít hẹp động mạch vành gây nhồi máu cơ tim, điều này sẽ thực sự nguy hiểm, thậm chí là đe dọa tính mạng của bạn nếu không được cấp cứu kịp thời.
2. Nguyên nhân hình thành cục máu đông
Cục máu đông hình thành sau những chấn thương sẽ ngăn chặn dòng máu thoát ra ngoài để bảo vệ cơ thể. Nhưng chúng sẽ trở nên nguy hiểm nếu hình thành không “đúng lúc, đúng chỗ” và nguyên nhân chủ yếu là do hiện tượng xơ vữa động mạch. Đây là một quá trình phức tạp, bắt nguồn bằng những phản ứng viêm lặng lẽ diễn ra trong lòng mạch vành, được kích hoạt bởi gốc tự do, stress oxy hóa của cơ thể. Quá trình viêm làm tổn thương mạch vành sẽ tạo điều kiện để cholesterol và chất thải lắng đọng. Mảng xơ vữa phát triển lớn dần, dễ bị nứt vỡ làm xuất hiện cục máu đông.
Cục máu đông này có thể gây tắc nghẽn hoàn toàn lòng mạch tại chỗ hoặc bất kỳ vị trí nào nó di chuyển đến, là nguyên nhân hàng đầu gây nên những cơn nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não, đột quỵ... Yếu tố huyết áp cao, đái tháo đường, rối loạn lipid máu, hút thuốc lá… có thể thúc đẩy quá trình này diễn ra nhanh hơn.
Ngoài ra, cục máu đông có thể hình thành do những bệnh lý làm ứ đọng máu ở tim, khiến cho các tiểu cầu dễ bị dính vào nhau như suy tim, bệnh van tim, rung nhĩ, rối loạn nhịp tim…
Một loạt các điều kiện y tế, các vấn đề và việc lựa chọn lối sống có thể gây ra các cục máu đông được kể ra nhưng không giới hạn như:
- Liệu pháp thay thế hormone có chứa estrogen
- Các trạng thái của tim như rối loạn nhịp tim và rung nhĩ
- Sử dụng các kỹ thuật hạn chế sự sinh sản có chứa estrogen bao gồm thuốc dán, thuốc viên, hoặc đặt vòng.
- Thời kỳ mang thai, kéo dài đến khoảng sáu tuần sau khi sinh.
- Gia tăng sự cố định bao gồm cả ngồi yên không cử động hoặc với đôi chân vắt chéo nhau trong thời gian dài.
- Đại phẫu, đặc biệt là phương pháp chỉnh hình cố định có liên quan đến vị trí của phôi và nẹp. Các yếu tố có rủi ro cao nhất bao gồm bụng, khung xương chậu, đầu gối, và phẫu thuật hông.
- Chấn thương cơ bắp nặng và gãy xương.
- Béo phì
- Rối loạn cục máu như là yếu tố V Leiden
- Do ung thư và kế hoạch điều trị của bệnh ung thư.
3. Khi nào cần đến gặp bác sĩ?
Khi xuất hiện các triệu chứng của bệnh như:
- Mạch máu của tim (mạch vành): Đau thắt ngực, khó thở, vã mồ hôi, buồn nôn, chóng mặt, choáng váng, tim đập nhanh.
- Mạch máu não: Đột nhiên tê yếu ở mặt, tay, hoặc chân, hay một bên của cơ thể, đi đứng khó khăn, giảm hoặc mất thị lực, ngôn ngữ.
- Mạch máu ở ruột: cơn đau dữ dội ở bụng thường bắt đầu từ 15 tới 30 phút sau ăn, có thể kèm theo buồn nôn, phân có máu, bụng chướng.
- Mạch máu ở chi: Đau, tê, xanh tái ở một bên chân hoặc cách tay. Ngón tay, ngón chân lạnh, chuột rút ở bắp chân… hoặc cũng có thể là sưng đỏ, nóng và rất đau đớn.
Thì người bệnh cần nhanh chóng tới các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời. Đồng thời, người bệnh cũng nên thực hiện các biện pháp tự chăm sóc để giảm thiểu nguy cơ phát triển của các cục máu đông. Nếu cháu cần giúp đỡ, hãy gọi điện thoại đến số 1900 1246, các bác sĩ của Hello Doctor sẽ tư vấn và hỗ trợ cho cháu.
Chúc cháu sức khỏe!
Nếu bạn cần hỗ trợ hay có câu hỏi cần gửi tới bác sĩ Hello Doctor vui lòng gửi thông tin tại đây.
Bình luận, đặt câu hỏi