Rối loạn lo âu phân ly

Rối loạn lo âu phân ly

Rối loạn lo âu phân ly là biểu hiện sợ hãi và buồn bã quá mức khi phải đối mặt với tình huống bị phân ly gia đình hoặc người đặc biệt thân thiết. 

1. Bệnh rối loạn lo âu phân ly là gì

2. Triệu chứng của bệnh rối loạn lo âu phân ly

3. Tác hại của bệnh rối loạn lo âu phân ly

4. Nguyên nhân gây ra bênh rối loạn lo âu phân ly

5. Điều trị bệnh rối loạn lo âu phân ly

6. Bác sĩ điều trị

7. Chia sẻ của bệnh nhân

1. Bệnh rối loạn lo âu phân ly là gì?

Rối loạn lo âu phân ly (tên tiếng Anh là Seperation Anxiety) là một rối loạn lo âu mà bạn phải trải qua cảm giác lo âu quá mức về việc bị chia cách với gia đình bạn hoặc giữa bạn với người thân thiết của bạn (ba mẹ, người chăm sóc). Hầu hết xảy ra ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, giữa độ tuổi 6-7 tháng tuổi đến 3 tuổi, mặc dù có thể bệnh biểu hiện rõ ở trẻ lớn hơn, trẻ vị thành niên 13-17 tuổi và người trưởng thành. Lo âu phân ly là một phần trong quá trình phát triển cơ thể. Lo âu là biểu hiện bình thường của sự phát triển sức khỏe trong quá trình trưởng thành nhận thức của trẻ và không nên xem đó là một trở ngại trong quá trình phát triển hành vi.

>>>Để dễ dàng trong việc nhận biết bệnh rối loạn lo âu, bạn có thể tham khảo tại Triệu chứng bệnh rối loạn lo âu.

Lo âu được phân chia ra các loại phụ thuộc vào mức độ biểu hiện và độ tuổi. Rối loạn lo âu phân ly có thể gây ra ảnh hưởng không đặc trưng đối với chức năng cảm xúc và cuộc sống ngoài xã hội, đời sống gia đình, và sức khỏe của cá nhân bị rối loạn. Thời gian của rối loạn kéo dài ít nhất 04 tuần và tiếp diễn đến trước 18 tuổi thì chẩn đoán là rối loạn lo âu phân ly ở trẻ, nhưng hiện nay nếu rối loạn điển hình kéo dài 06 tháng thì chẩn đoán là rối loạn phân ly ở người lớn.

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

2. Các dấu hiệu, biểu hiện và triệu chứng của bệnh rối loạn lo âu phân ly

So với những rối loạn lo âu khác, trẻ có rối loạn lo âu phân ly phải đối mặt với trở ngại khi ở trường học hơn là trẻ không mắc chứng rối loạn. Một số trường hợp rối loạn lo âu phân ly nghiêm trọng, trẻ hành động quậy phá lớp học và từ chối tham gia hoạt động nhóm.

Đây là rắc rối lớn vì trẻ sẽ không tiếp thu bài, dễ nghỉ học và càng khó cho chúng quay trở lại trường. Trẻ không hứng thú học hành gây ra những vấn đề: trẻ sẽ thiếu kiến thức, không hiểu bài, chọc gẹo bạn học trong lớp và dễ xung đột với gia đình.

Lo âu là một trong những triệu chứng cơ bản nhất của bệnh rối loạn lo âu phân ly. Để hiểu rõ hơn về triệu chứng này, bạn có thể tham khảo tại Triệu chứng lo âu.

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

3. Tác hại của bệnh rối loạn lo âu phân ly

Bệnh rối loạn lo âu phân ly khiến cho trẻ khó hòa nhập được với cuộc sống, dễ xảy ra xung đột với những người xung quanh, đôi khi có những hành vi quá khích hoặc tiêu cực. Bệnh nếu không được chữa trị kịp thời có thể khiến cho trẻ bị mắc bệnh về tâm thần sau này. 

===

Bác sĩ tham vấn thông tin và hỗ trợ khám bệnh:

✍ Sài Gòn: Các bác sĩ Bv Tâm Thần HCM, Đại Học Y Dược, Đại học Phạm Ngọc Thạch

✍ Hà Nội: Viện Tâm Thần Bạch Mai- Đại Học Quốc Gia (khoa Y) - Đại Học Y Hà Nội.

✍ Đà Nẵng: Bệnh viện tâm thần Đà Nẵng.

☎ Gọi điện tư vấn miễn phí và hẹn khám Bác sĩ: 19001246

⌨ CHAT FACEBOOK

Tư vấn qua CHAT ZALO

===

4. Nguyên nhân gây ra bệnh rối loạn lo âu phân ly

Các yếu tố góp phần gây chứng rối loạn gồm sự kết hợp và tương tác sinh học, nhận thức, môi trường, tính khí của trẻ, và yếu tố hành vi.

Trẻ dễ mắc rối loạn lo âu phân ly nếu một hoặc cả hai ba mẹ chúng mắc chứng rối loạn tâm lý.

Nhiều nhà tâm lý học nêu lên quan điểm: chia cách trẻ với người chăm sóc quá sớm làm gia tăng nguy cơ mắc rối loạn lo âu phân ly hoặc nỗi sợ khi đến trường.

Một vài trẻ sẽ dễ bị tổn thương hơn do tính khí của chúng gây ra, ví dụ mức độ lo lắng của chúng khi đặt trong tình huống mới.

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

Triệu chứng của bệnh rối loạn lo âu phân ly

Yếu tố môi trường

Thông thường, khởi phát của rối loạn lo âu phân ly là do sự việc nào đó trong cuộc sống gây áp lực căng thẳng, đặc biệt là mất tình yêu thương của một ai đó hay một vật cưng, nhưng  cũng có thể do ba mẹ ly hôn, chuyển trường hay chuyển nhà, thảm họa thiên nhiên, tình huống ép buộc phải chia cách với người thân thiết nhất.

Ở những người lớn hơn, trải qua áp lực trong cuộc sống như rớt đại học, lần đầu sống riêng hoặc được làm cha làm mẹ cũng là yếu tố khởi phát rối loạn lo âu phân ly.

Yếu tố gen và tâm lý

Có thể bẩm sinh là do gen gây nên rối loạn lo âu phân ly. Rối loạn lo âu phân ly là di truyền. 73%  xảy ra ở những cặp sinh đôi lúc 6 tuổi, nữ cao hơn nam.

Tính khí của trẻ cũng ảnh hưởng đến tiến trình hình thành rối loạn lo âu phân ly.

Cơ chế

Bằng chứng sơ bộ chỉ ra rằng hoạt động tăng thêm của hạch hạnh nhân có liên quan tới triệu chứng của rối loạn lo âu phân ly. Những khuyết điểm ở phần não tư duy và đồi thị cũng liên quan tới rối loạn lo âu ở trẻ.

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

5. Điều trị bệnh rối loạn lo âu phân ly

Chẩn đoán

Lo âu phân ly là bình thường ở trẻ nhỏ, đến 3-4 tuổi, khi chúng đi mẫu giáo, xa ba mẹ hoặc người chăm sóc.

Để chẩn đoán chứng rối loạn lo âu phân ly, trẻ phải có ít nhất 03 biểu hiện dưới đây:

  • Buồn quá mức lặp đi lặp lại khi trải qua việc phải xa nhà hay xa người thân thiết.
  • Lo lắng quá mức, liên tục về việc mất đi người thân thiết như bệnh tật, tai nạn, thảm họa, tử vong.
  • Lo lắng quá mức, liên tục về những sự việc không may xảy ra (đi lạc, bị bắt cóc, tai nạn, trở bệnh) làm phải phân ly với người thân thiết của trẻ.
  • Liên tục miễn cưỡng và từ chối ra ngoài, đi xa nhà, đến trường hoặc bất cứ đâu bởi chúng sợ phải chia ly.
  • Sợ quá mức, liên tục sợ hãi hoặc miễn cưỡng ở một mình hoặc ở nhà mà không có người thân thiết ở cùng hoặc nơi nào đó.
  • Liên tục miễn cưỡng hoặc từ chối ngủ xa nhà hoặc ngủ mà không có người thân thiết ở bên cạnh.
  • Lặp đi lặp lại những ác mộng về sự chia ly.
  • Lặp đi lặp lại những phàn nàn về triệu chứng đau đầu, đau bụng, nôn, ói khi chia ly những người thân thiết.

Phân loại

Lo âu phân ly thường ở trẻ sơ sinh từ 08 đến 14 tháng tuổi và xảy ra khi trẻ sơ sinh bất đầu hiểu được sự ích kỷ của bản thân chúng – hoặc hiểu được chúng phải xa cách người chăm sóc thân thiết với chúng. Trẻ sơ sinh thường tìm kiếm cảm giác dỗ dành an ủi và cảm giác thân thuộc từ người chăm sóc. Khái niệm vật thể tồn tại lâu dài, trẻ biết được vật thể vẫn tiếp tục tồn tại dù ta có nhìn thấy chúng hay không, do đó tăng nhận thức của chúng về việc chia cách với người chăm sóc. Vì vậy, trong quá trình phát triển trẻ có giác quan riêng, trẻ bắt đầu hiểu được chúng phải đối mặt với việc chia ly với người chăm sóc. Chúng biết rằng cuối cùng rồi cũng phải chia ly, nhưng chưa hiểu được là người chăm sóc sẽ chính là nguyên nhân gây ra nỗi sợ và sự buồn bã cho trẻ. Khi trẻ phản ứng liên tục với việc chia ly bằng sự lo lắng, buồn bã quá mức và trải qua các can thiệp nhằm giảm sự lo lắng của chúng thì được chẩn đoán là rối loạn lo âu phân ly.

Một trong những khó khăn trong chẩn đoán rối loạn lo âu phân ly ở trẻ là có thêm những chứng bệnh khác có biểu hiện giống rối loạn hành vi. Đặc biệt là rối loạn lo âu toàn thể. Hành vi như là từ chối đến trường, giả bệnh là ví dụ điển hình, tương tự như dấu hiệu và kiểu hành vi liên quan rối loạn lo âu phân ly, do đó có sự chồng chéo triệu chứng.

Một dấu hiệu quan trọng để phân biệt giữa rối loạn lo âu phân ly với những rối loạn lo âu hoặc rối loạn tâm lý khác là tìm ra được nguyên nhân xuất phát nỗi sợ phân ly là từ đâu; thường đặt câu hỏi “ Trẻ sợ điều gì sẽ xảy ra trong suốt quá trình phân ly”.

Điểm nổi bật trong rối loạn lo âu phân ly là tránh các hành vi mang tính cá nhân. Một số cá nhân biểu lộ sự buồn bã quá mức bằng việc khóc, liên tục phàn nàn các triệu chứng (đau bụng, đau đầu), hành vi tránh né (từ chối đến trường, không chịu ngủ một mình, không chịu ở nhà một mình, không tham gia hoạt động xã hội), luôn tìm hành vi an toàn (gọi điện hoặc nghe điện thoại từ người thân thiết).

Các phương pháp đánh giá

Phương pháp đánh giá bao gồm nói chuyện với trẻ, đánh giá khả năng tự khai báo của cả ba mẹ và trẻ, theo dõi tương tác giữa trẻ và ba mẹ, và phương pháp đánh giá đặc biệt cho trẻ mẫu giáo. Tìm hiểu các yếu tố khác trong quá trình phát triển của trẻ bao gồm đời sống xã hội, thời khóa biểu ăn uống và ngủ, vấn đề y tế, tiền sử trải qua chấn thương, tiền sử gia đình về vấn đề sức khỏe tâm thần.

Bác sĩ cũng có thể dùng một số công cụ đặc biệt để đánh giá. Phỏng vấn riêng giữa ba mẹ và trẻ giúp bác sĩ tìm ra được điểm khác biệt.

Đánh giá khả năng tự khai báo

Việc đánh giá này không phải là nền tảng duy nhất để chẩn đoán rối loạn lo âu phân ly. Nhưng cũng quan trọng trong việc giúp trẻ nhận thức và có kỹ năng trong tường thuật lại những gì đã trải qua. Thang điểm đánh giá lo âu phân ly ở trẻ có 34 chủ đề và chia ra 06 phần, bao gồm: tình trạng bị bỏ rơi, nỗi sợ ở một mình, nỗi sợ mắc bệnh, lo lắng về những sự cố gây tai họa, tần suất gây ra các sự cố tai họa, và chỉ số dấu hiệu an toàn.

Theo dõi

Theo dõi trẻ bất kỳ cơ hội nào và trong môi trường hằng ngày (ở nhà, giữ trẻ, mẫu giáo). Đây là thời gian thuận lợi để nêu bật được mối tương tác giữa ba mẹ và con cái, nêu bật hành vi của trẻ, thông qua đó giúp bác sĩ nhận định chính xác rối loạn lo âu phân ly.

Trẻ mẫu giáo

Ở giai đoạn mẫu giáo, phát hiện sớm và can thiệp kịp thời là cần thiết. Người ta chú trọng vào khả năng giao tiếp của trẻ có thích hợp với độ tuổi hay không để xem xét.

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

Điều trị

Không dùng thuốc

Điều trị không dùng thuốc là lựa chọn hàng đầu khi được chẩn đoán rối loạn lo âu phân ly. Có hai hướng điều trị không dùng thuốc . 

Hướng điều trị thứ nhất: là can thiệp bằng giáo dục tâm lý, thường sử dụng kết hợp với liệu pháp điều trị khác. Điều này liên quan đến giáo dục cá nhân và gia đình trẻ để giúp họ có kiến thức về bệnh, ngoài ra ý kiến của ba mẹ và hướng dẫn của giáo viên cũng sẽ giúp ích cho trẻ. Dạy trẻ những kỹ năng ứng phó với lo âu, rèn luyện thư giãn.

Hướng điều trị thứ hai: là dùng liệu pháp tâm lý, khi hướng điều trị trước đó không hiệu quả. Liệu pháp tâm lý sẽ được xây dựng, bao gồm: cử chỉ, nhận thức hành vi, những hành động bất ngờ, liệu pháp điều trị tâm thần và liệu pháp từ gia đình.

Cho trẻ thực hiện ứng xử với các tình huống giả định. Khen ngợi cũng nhằm củng cố những hiệu quả mà trẻ đạt được.

Dùng thuốc

Sử dụng thuốc được dùng cho những ca rối loạn lo âu phân ly nặng khi đã điều trị bằng những phương pháp khác mà thất bại. Tuy nhiên, rất khó chứng minh tác dụng của việc dùng thuốc bởi kết quả đã có sự pha trộn. Thêm vào đó các nghiên cứu cũng chưa có đưa ra được thuốc đặc trị cho rối loạn lo âu phân ly.

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

Tiên lượng

Sự khó chịu vì sự phân ly ở trẻ 08 đến 14 tháng tuổi là bình thường. Trẻ thường căng thẳng, e sợ người lạ hay chỗ lạ, nhưng nếu hành vi vẫn xảy ra sau 06 tuổi và nếu kéo dài hơn 04 tuần, trẻ có thể đã mắc chứng rối loạn lo âu phân ly. Rối loạn lo âu phân ly được điều trị đặc biệt khi phát hiện sớm bằng thuốc và liệu pháp hành vi.

Khuyến khích trẻ cảm thấy chúng có kiến thức và chúng có quyền thể hiện bản thân, ngoài ra khuyến khích trẻ trao đổi với ba mẹ hay người chăm sóc những cảm xúc liên quan rối loạn lo âu.

Trẻ rối loạn lo âu phân ly thường phản ứng thụ động để thể hiện mối lo âu với người chăm sóc chúng, hoặc ba mẹ; hoặc người chăm sóc có rối loạn lo âu có thể không ý thức được nỗi sợ vô thực mà trẻ gặp phải khi trẻ bị phân ly. Do đó, ba mẹ hoặc người chăm sóc nên nhận thức được giá trị những cảm xúc mà họ dành cho trẻ. Ba me, người chăm sóc cũng nên trao đổi về sự an toàn và độ tin cậy vào việc phân ly với trẻ.

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

Lưu ý khi chăm sóc người bệnh

  • Phải xem rối loạn lo âu phân ly là nghiêm trọng, có cách cư xủ phù hợp với trẻ.
  • Đừng bao giờ nói nặng với trẻ.
  • Cần phải kiên nhẫn, bình tĩnh và giàu tình yêu thương trẻ.
  • Đừng hù dọa bé bằng cách trốn đi đâu đó.

Khi thấy trẻ có các dấu hiệu của bệnh rối loạn lo âu phân ly, gia đình nên đưa trẻ đi khám để được điều trị bệnh. Hãy gọi cho Hello Doctor để đặt khám với các bác sĩ chuyên khoa theo số điện thoại: 1900 1246, chúng tôi luôn sẵn lòng được hỗ trợ cho bạn.

Bác sĩ khám, điều trị

Lê Thành Nhân

Thạc sĩ - Bác sĩ Lê Thành Nhân

Khoa: Tâm thần, Nội thần kinh

Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy

Kinh nghiệm: 7 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Nguyễn Thi Phú

Thạc sĩ - Bác sĩ Nguyễn Thi Phú

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Đại Học Y Dược

Kinh nghiệm: 21 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Nguyễn Trọng Tuân

Bác sĩ Nguyễn Trọng Tuân

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần TP Hồ Chí Minh

Kinh nghiệm: 23 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Lê Duy

Bác sĩ Lê Duy

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Trung tâm Pháp Y Tâm thần Khu vực TP. Hồ Chí Minh

Kinh nghiệm: 15 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Vũ Ngọc Anh Thư

Bác sĩ Vũ Ngọc Anh Thư

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Hello Doctor

Kinh nghiệm: 11 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Vũ Thị Lan

Bác sĩ Chuyên khoa II Vũ Thị Lan

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện tuyến Trung Ương

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Phạm Công Huân

Bác sĩ Chuyên khoa II Phạm Công Huân

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện tuyến Trung Ương

Kinh nghiệm: 12 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Nguyễn Viết Chung

Thạc sĩ Nguyễn Viết Chung

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Khoa Y Dược - Đại học Quốc Gia Hà Nội.

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Phan Đình Huệ

Bác sĩ Phan Đình Huệ

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần thành phố Đà Nẵng

Kinh nghiệm: 19 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Phạm Thị Hoài Mai

Bác sĩ Phạm Thị Hoài Mai

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần Đà Nẵng

Kinh nghiệm: 4 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Nguyễn Thúy Anh

Bác sĩ Nguyễn Thúy Anh

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần Hà Nội

Kinh nghiệm: 16 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Lê Thị Phương Thảo

Thạc sĩ - Bác sĩ nội trú Lê Thị Phương Thảo

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện tuyến Trung Ương

Kinh nghiệm: 11 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Lê Thị Mỹ Giang

Thạc sĩ Tâm Lý Gia Lê Thị Mỹ Giang

Khoa: Tâm lý, Tâm thần

Nơi làm việc: Hello Doctor

Kinh nghiệm: 10 năm

Vị trí: Chuyên gia

Đánh giá, chia sẻ Gửi đánh giá

  • Lê Thị Yến

    Tôi thấy mình có những triệu chứng của bệnh này, tôi sẽ đi khám thử. Bài viết rất tốt

    05/10/2017
  • Nguyễn Trọng

    Con tôi không thích đi học, mỗi lần đi học là nó lại nghịch ngợm quậy phá đến nỗi cô giáo phải gọi điện cho tôi nhiều lần. Sau này có chị bạn khuyên tôi đưa cháu đi khám thì mới phát hiện cháu bị bệnh này. Sau khi điều trị, cháu đã đỡ hơn rất nhiều.

    28/09/2017

Bình luận, đặt câu hỏi

Các thông tin cá nhân của bạn sẽ không bị công khai

Nội dung

Đọc thêm

Bài viết đang được cập nhật...