Sa sút trí tuệ - mất trí

Sa sút trí tuệ - mất trí

Sa sút trí tuệ hay còn gọi là chứng mất trí là tình trạng mà người bệnh đồng thời suy giảm trí nhớ, suy nghĩ cũng như khả năng xã hội. Bệnh gây ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.

1. Bệnh sa sút trí tuệ là gì

2. Triệu chứng của bệnh sa sút trí tuệ

3. Nguyên nhân gây ra bệnh sa sút trí tuệ

4. Biến chứng của bệnh sa sút trí tuệ

5. Điều trị bệnh sa sút trí tuệ

6. Danh sách bác sĩ khám chữa Mất Trí Nhớ trong hệ thống Hello Doctor tại Việt Nam

6.1. Bác sĩ khám chữa Mất Trí Nhớ tại Hồ Chí Minh

6.2 Bác sĩ khám chữa Mất Trí Nhớ tại Hà Nội

6.3. Bác sĩ khám chữa Mất Trí Nhớ tại Đà Nẵng

7. Chia sẻ của bệnh nhân

1. Bệnh sa sút trí tuệ là gì là gì?

Sa sút trí tuệ hay còn gọi là chứng mất trí (tên tiếng Anh là Dementia) thực ra không phải là một bệnh cụ thể mà là tập hợp của một nhóm các triệu chứng suy giảm trí nhớ, suy nghĩ và khả năng xã hội có tác động đến chất lượng cuộc sống cũng như các hoạt động sinh hoạt hằng ngày của người bệnh.

Mặc dù sa sút trí tuệ có bao gồm mất trí nhớ, tuy nhiên mất trí nhớ đơn độc lại có thể có nhiều nguyên nhân khác gây ra. Thế nên mất trí nhớ không đồng nghĩa với chứng sa sút trí tuệ. Ví dụ điển hình: bệnh Alzheimer là nguyên nhân thường gặp nhất gây ra sa sút trí tuệ tiến triển ở người lớn tuổi, nhưng ngoài ra vẫn còn những nguyên nhân khác. Bởi vậy, tùy vào nguyên nhân, một số  trường hợp có triệu chứng mất trí nhớ có thể được chữa trị khỏi.

>>>Để hiểu rõ hơn thế nào là mất trí nhớ và cách phân biệt với tình trạng mất trí, bạn có thể tham khảo tại MẤT TRÍ NHỚ.

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

2. Các dấu hiệu, biểu hiện và triệu chứng của bệnh sa sút trí tuệ

Các triệu chứng của sa sút trí tuệ khá đa dạng phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra, một số dấu hiệu và triệu chứng thường gặp bao gồm:

Các thay đổi liên quan đến nhận thức

  • Mất trí nhớ (để biết cách nhận diện triệu chứng này, bạn có thể xem thêm tại đây)
  • Gặp khó khăn khi giao tiếp hay tìm kiếm từ vựng phù hợp ngữ cảnh 
  • Gặp khó khăn khi đưa ra ý kiến hay kế hoạch giải quyết vấn đề 
  • Gặp khó khăn để thực hiện các việc phức tạp
  • Gặp khó khăn khi lên kế hoạch và sắp xếp
  • Gặp khó khăn trong việc phối hợp hay thực hiện các động tác vận động
  • Nhầm lẫn và mất phương hướng

Các Thay đổi tâm thần kinh

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

 

Khi nào nên đi khám bác sĩ?

Đến gặp bác sĩ ngay nếu bạn hay người thân có các vấn đề trí nhớ hay các triệu chứng của sa sút trí tuệ khác. Một số bệnh gây ra sa sút trí tuệ có thể điều trị được, thế nên xác định ra nguyên nhân gây bệnh là vô cùng quan trọng.

===

Bác sĩ tham vấn thông tin và hỗ trợ khám bệnh:

✍ Sài Gòn: Các bác sĩ Bv Tâm Thần HCM, Đại Học Y Dược, Đại học Phạm Ngọc Thạch

✍ Hà Nội: Viện Tâm Thần Bạch Mai- Đại Học Quốc Gia (khoa Y) - Đại Học Y Hà Nội.

✍ Đà Nẵng: Bệnh viện tâm thần Đà Nẵng.

☎ Gọi điện tư vấn miễn phí và hẹn khám Bác sĩ: 19001246

⌨ CHAT FACEBOOK

Tư vấn qua CHAT ZALO

===

3. Nguyên nhân gây ra bệnh sa sút trí tuệ

Sa sút trí tuệ liên quan đến sự tổn thương của các tế bào thần kinh trong não, việc này có thể xảy ra ở một vài vùng trong não. Sa sút trí tuệ tác động lên những người bị rất khác nhau, tùy vùng não bị ảnh hưởng.

Sa sút trí tuệ thường được phân loại theo yếu tố thường gặp của từng nhóm, ví dụ như theo phần não bị bệnh hay tiến triển tệ đi của sa sút trí tuệ uệ theo thời gian (sa sút trí tuệ tiến triển). Một số sa sút trí tuệ như sa sút trí tuệ gây ra bởi phản ứng với thuốc hay  thiếu hụt vitamin có thể cải thiển sau điều trị.

Sa sút trí tuệ tiến triển

Loại sa sút trí tuệ này diễn tiến và không thể phục hồi, bao gồm:

Bệnh Alzheimer: Ở những người 65 tuổi trở lên, bệnh Alzheimer là nguyên nhân gây Sa Sút Trí Tuệ thường gặp nhất. Mặc dù nguyên nhân gây bệnh Alzheimer chưa được tìm ra, nhưng có sự ghi nhận về sự xuất hiện của các mảng tạo bởi beta-amyloid và đám rối do protein lắng đọng, được tìm thấy trong não của người bệnh. Theo nghiên cứu,  một vài yếu tố liên quan đến gene làm tăng khả năng bị bệnh Alzheimer. (Xem thêm thông tin về bệnh Alzheimer tại đây)

Sa sút trí tuệ do mạch máu: đây là loại sa sút trí tuệ thường gặp thường gặp thứ hai, do sự phá hủy các mạch máu có chức năng cung cấp máu cho não. Các vấn đề về mạch máu có thể gây ra đột quỵ hay các bệnh liên quan đến mạch máu khác. (Xem thêm về bệnh sa sút trí tuệ do mạch máu tại đây)

Sa sút trí tuệ thể Lewy: Các thể Lewy là một đám protein bất thường hình thành trong não người bệnh Parkinson và Alzheimer. Đây cũng là một trong các loại sa sút trí tuệ tiến triển thường gặp.

Sa sút trí tuệ thùy trán – thái dương: Nhóm các bệnh này đặc trưng bởi sự phá hủy (thoái hóa) các tế bào thần kinh ở thùy trán và thái dương của não, các vùng này liên quan đến tính cách, hành vi và ngôn ngữ. Nguyên nhân của nhóm này vẫn chưa được biết tới. (Xem thêm về sa sút trí tuệ thùy trán - thái dương tại đây)

Sa sút trí tuệ kết hợp: Thường gặp ở những người cao tuổi. Chứng bệnh của họ có sự kết hợp giữa bệnh Alzheimer, sa sút trí tuệ mạch máu và sa sút trí tuệ thể Lewy. 

Các rối loạn liên quan đến sa sút trí tuệ khác:

Bệnh Huntington: Gây ra bởi một đột biến gene, căn bệnh này gây ra sự mất một số tế bào thần kinh trong não và tủy sống. Các dấu hiệu và triệu chứng bao gồm sự sút giảm khả năng suy nghĩ (nhận thức) nghiêm trọng xuất hiện khoảng từ 30-40 tuổi.

Vết thương chấn thương não: Tình trạng này gây ra bởi các chấn thương đầu lặp đi lặp lại, như ở những người võ sĩ boxing, cầu thủ bóng bầu dục hay các binh lính. Tùy vào phần não bị tổn thương, tình trạng này có thể gây ra các dấu hiệu và triệu chứng sa sút trí tuệ như là trầm cảm, dễ nổi nóng, mất trí nhớ, không phối hợp được các động tác, nói chuyên khó khăn, chậm trong cử động, run và cứng (parkinsonism). Các triệu chứng này có thể xuất hiện sau vài năm chấn thương.

Bệnh Creutzfeldt-Jakob: Rối loạn hiếm gặp mà cho tới hiện nay vẫn chưa tìm thấy yếu tố nguy cơ. Tình trạng này có thể do bất thường protein. Bệnh có thể di truyền và gây ra bởi sự tiếp xúc với mô não hay mô thần kinh bị bệnh. Các dấu hiệu và triệu chứng của căn bệnh chết người này thường biểu hiện ở khoảng tuổi 60.

Bệnh Parkinson: Nhiều người bị Parkinson cũng biểu hiện các triệu chứng của sa sút trí tuệ (sa sút trí tuệ do bệnh Parkinson).

Các tình trạng giống sa sút trí tuệ có thể hồi phục

Nhiễm khuẩn và các rối loạn miễn dịch: Các triệu chứng giống sa sút trí tuệ có thể là hậu quả của sốt và các phản ứng phụ khác của sự chống lại vi khuẩn của cơ thể. Các bệnh lý như đa xơ cứng là hậu quả của việc hệ miễn dịch cơ thể chống lại các tế bào thần kinh có thể gây ra sa sút trí tuệ. 

Các vấn đề chuyển hóa và các bất thường nội tiết: Những người bị các vấn đề về tuyến giáp, đường huyết thấp (hạ đường huyết), thiếu hay thừa natri hay canxi hoặc bị suy yếu khả năng hấp thu vitamin B-12  có thể sẽ biểu hiện các triệu chứng giống sa sút trí tuệ hay có các thay đổi tính cách.

Thiếu chất dinh dưỡng: Uống không đủ nước (mất nước), không đủ thiamin (vitamin B-1, một tình trạng thường gặp ở người nghiện rượu mạn tính) và không đủ vitamin B-6 và B-12 có thể gây ra các triệu chứng giống sa sút trí tuệ.

Phản ứng với thuốc: Phản ứng với một thuốc hay sự tương tác của một số thuốc với nhau có thể gây ra các triệu chứng giống sa sút trí tuệ.

Tụ máu dưới màng cứng: Chảy máu giữa não và màng não thường xảy ra ở những người lớn tuổi khi té ngã có thể gây ra các triệu chứng giống sa sút trí tuệ.

Ngộ độc: Tiếp xúc với các kim loại nặng như chì và các chất độc khác như các loại thuốc trừ sâu, cũng như việc lạm dụng rượu và thuốc kích thích có thể gây ra các triệu chứng giống sa sút trí tuệ.

U não: sa sút trí tuệ xảy ra do sự phá hủy của u não hiếm khi xảy ra

Giảm oxy mô: Tình trạng này còn được gọi là giảm oxy máu, xảy ra khi các mô không được cung cấp đủ oxy. Giảm oxy mô có thể xảy ra do suyễn, cơn đau tim, ngộ độc carbon monoxide (CO) và nhiều nguyên nhân khác.

Tràn dịch màng não áp suất bình thường: Gây ra bởi sự giãn của não thất, tình trạng này có thể dẫn đến các vấn đề về đi lại, khó tiểu và mất trí nhớ. 

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

Yếu tố nguy cơ mắc bệnh sa sút trí tuệ

Có rất nhiều yếu tố có thể dẫn đến sa sút trí tuệ. Một số yếu tố không thể can thiệp ví dụ như tuổi. Một số khác có thể thay đổi.

Yếu tố nguy cơ không thay đổi được:

  • Tuổi: Tuổi càng cao, nguy cơ càng cao, đặc biệt sau 65 tuổi. Mặc dù vậy, sa sút trí tuệ không phải chỉ gặp ở người cao tuổi, sa sút trí tuệ có thể xảy ra ở cả những người trẻ.
  • Tiến sử gia đình: Nếu gia đình có tiền sử mắc sa sút trí tuệ , bạn sẽ có nguy cơ bị sa sút trí tuệ cao hơn. Mặc dù vậy, một số người có tiền sử gia đình có người bị sa sút trí tuệ không có các triệu chứng của sa sút trí tuệ, trong khi một số người không có tiền sử gia đình lại bị. Các xét nghiệm sẽ giúp xác định việc bạn có đột biến gene liên quan đến sa sút trí tuệ hay không.
  • Hội chứng Down: Ở tuổi trung niên, nhiều bệnh nhân mắc hội chứng Down khởi phát bệnh Alzheimer.
  • Sự suy yếu nhận thức nhẹ: Một số người khó khăn trong việc ghi nhớ nhưng chưa ảnh hưởng đến cuộc sống hằng ngày, có nguy cơ bị sa sút trí tuệ cao hơn.

Yếu tố nguy cơ có thể thay đổi:

  • Dùng rượu nhiều: Nếu uống nhiều rượu, bạn có thể có nguy cơ mắc sa sút trí tuệ cao hơn. Nhưng có một số nghiên cứu lại chỉ ra rằng uống một lượng rượu vừa phải có tác dụng bảo vệ.
  • Yếu tố nguy cơ tim mạch: Các nguy cơ này bao gồm tăng huyết áp (cao huyết áp), cholesterol cao, các mảng chất béo hình thành trên thành mạch máu (xơ vữa mạch máu) và béo phì.
  • Trầm cảm: Mặc dù không được biết tới nhiều, trầm cảm ở giai đoạn trễ của cuộc đời có thể góp phần gây ra sa sút trí tuệ.
  • Bệnh tiểu đường: Nếu bị tiểu đường, bạn có thể có khả năng cao bị sa sút trí tuệ, đặc biệt là khi kiểm soát bệnh không tốt.
  • Hút thuốc: Hút thuốc có thể tăng nguy cơ mắc sa sút trí tuệ và các bệnh mạch máu.
  • Ngưng thở khi ngủ: Những người ngáy hay có các đợt nhưng thở khi ngủ thường xuyên có thể bị mất trí nhớ (nhưng có thể phục hồi).

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

4. Tác hại và biến chứng của bệnh sa sút trí tuệ

Sa sút trí tuệ có thể tác động đến nhiều hệ cơ quan trong cơ thể và ảnh hưởng đến các chức năng cơ thể. Sa sút trí tuệ có thể dẫn đến:

  • Thiếu hụt chất dinh dưỡng: Nhiều người mắc sa sút trí tuệ giảm hay thậm chí ngưng hấp thụ các chất dinh dưỡng. Chủ yếu là do họ không thể nhai và nuốt.
  • Viêm phổi: Việc khó nuốt tăng nguy cơ nghẹn và hít thức ăn vào phổi, dẫn đến bít tắt đường thở và gây viêm phổi.
  • Mất khả năng tự chăm sóc bản thân: Khi sa sút trí tuệ tiến triển, nó có thể gây trở ngại cho việc tắm rửa, thay quần áo, chải đầu, chải răng, đi toilet và việc uống thuốc đúng.
  • Các thách thức đối với an toàn của bản thân: Một số tình hằng ngày có thể gây ra các nguy hiểm với những người mắc sa sút trí tuệ như lái xe, nấu ăn hay đi dạo một mình. 
  • Tử vong: sa sút trí tuệ giai đoạn trễ dẫn đến hôn mê hay tử vong thường do nhiễm khuẩn.

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

5. Các phương pháp điều trị bệnh sa sút trí tuệ

Chẩn đoán

Chẩn đoán sa sút trí tuệ và xác định loại sa sút trí tuệ có thể rất thách thức. Tiêu chuẩn chẩn đoán sa sút trí tuệ: bắt buộc có ít nhất hai chức năng chức năng tâm thần cơ bản bị suy yếu đủ để ảnh hường đến cuộc sống hằng ngày. Các chức năng đó bao gồm: ghi nhớ, ngôn ngữ, khả năng tập trung và chú ý, khả năng lý luận và giải quyết vấn đề và nhận thức trực quan.

Bác sĩ sẽ kiểm tra tiền sử y khoa và các triệu chứng của bạn. Họ cũng có thể hỏi những người thân về các triệu chứng của bạn.

Không có bất kì xét nghiệm riêng lẻ nào có thể chẩn đoán sa sút trí tuệ, do đó các bác sĩ sẽ tiến hành vài loại xét nghiệm khác nhau để xác định vấn đề của bạn.

Kiểm tra nhân thức và tâm thần kinh

Bác sĩ sẽ đánh giá chức năng suy nghĩ (nhận thức) của bạn. Một số kiểm tra đo lường kỹ năng suy nghĩ như trí nhớ, định hướng, lý luận và đánh giá, khả năng ngôn ngữ và chú ý.

Đánh giá hệ thần kinh

Các bác sĩ đánh giá trí nhớ, ngôn ngữ, nhận thức trực quan, chú ý, việc giải quyết vấn đề, cử động, giác quan, thăng bằng, phản xạ và các phương diện khác của bạn.

Các xét nghiệm hình ảnh học của não

  • CT hay MRI: Có thể cho các bằng chứng của đột quỵ, xuất huyết, u hay tràn dịch màng não.
  • PET scans: Cho thấy xu hướng hoạt động của não và cho thấy các amyloid protein, dấu hiệu đặc trưng của bệnh Alzheimer xuất hiện trong não.

Chẩn đoán bệnh sa sút trí tuệ bằng chụp MRI

Chẩn đoán bệnh sa sút trí tuệ bằng chụp MRI

Các xét nghiệm khác

Một xét nghiệm máu đơn giản có thể chỉ ra các vấn đề sức khỏe có thể ảnh hưởng đến chức năng của não như sự thiếu hụt vitamin B-12, sự giảm hoạt động của tuyến giáp. Đôi lúc, xét nghiệm dịch não tủy được tiến hành đế kiếm tra sự nhiễm trùng, viêm hay một số bệnh do thoái hóa.

Đánh giá tâm thần

Các chuyên gia về sức khỏe tâm thần có thể phát hiện trầm cảm và các tình trạng sức khỏe tâm thần khác góp phần gây ra các triệu chứng của bạn.

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

Điều trị

Một số loại sa sút trí tuệ không thể điều trị nhưng vẫn có cách để kiểm soát các triệu chứng, giúp bệnh nhân sống tốt hơn. 

Thuốc

Thuốc ức chế cholinesterase: loại thuốc này tác dụng thông qua việc tăng mức độ các tín hiệu hóa học liên quan đến trí nhớ và sự quyết đinh.

Mặc dù thường dùng để điều trị Alzheimer, các thuốc này có thẻ được kê cho những bệnh nhần sa sút trí tuệ khác, bao gồm sa sút trí tuệ mạch máu, sa sút trí tuệ do bệnh Parkinson và sa sút trí tuệ thể Lewy.

Thuốc điều chỉnh hoạt động của glutamate và các chất truyền tin khác cho các chức năng của não như học hỏi và trí nhớ. Tác dụng phụ: buồn nôn, nôn và tiêu chảy..

Các thuốc khác: Bác sĩ có thể kể các thuốc để chữa các triệu chứng hay tình trạng khác như trầm cảm, rối loạn giấc ngủ hay kích động.

Các liệu pháp

Một số triệu chứng của sa sút trí tuệ và các vấn đề về hành vi có thể được điều trị ban đầu bằng các phương pháp không dùng thuốc như:

  • Liệu pháp nghề nghiệp: Một nhà trị liệu nghề nghiệp có thể chỉ bạn cách giữ an toàn trong nhà và các đối đầu với các hành vi. Mục đích là phòng ngừa các tai nạn như té ngã, kiểm soát hành vi và chuẩn bị cho sự tiến triển của sa sút trí tuệ.

Điều trị bệnh sa sút trí tuệ với nhà trị liệu

Điều trị bệnh sa sút trí tuệ với nhà trị liệu

  • Điều chỉnh môi trường: Giảm các tiếng ồn có thể khiến bạn dễ tập trung và làm việc hơn khi bị mắc sa sút trí tuệ. Bạn có thể cất đi các vật có thể đe dọa sự an toàn của bạn như dao và chìa khóa xe. Hệ thống giám sát đề phòng người mắc sa sút trí tuệ đi lang thang.
  • Điều chỉnh công việc: Sắp xếp công việc thành các bước đơn giản và chú ý vào sự thành công hơn là thất bại. Sắp xếp và lặp kế hoạch cũng có thể giảm bớt sự bối rối có người mắc sa sút trí tuệ.

Điều trị thay thế

Một thực phẩm chức năng, thảo dược và liệu pháp đã được nghiên cứu và chứng minh có hiệu quả trong việc điều trị sa sút trí tuệ. Tuy nhiên vẫn nên thận trọng khi sử dụng các thực phẩm chức năng, vitamin và thảo dược đặc biệt là khi đang dùng các thuốc khác. 

Một số điều trị thay thế cho bệnh Alzheimer hay các dạng sa sút trí tuệ khác đã được nghiên cứu bao gồm:

  • Vitamin E: Bằng chứng  vitamin E làm chậm bệnh Alzheimer không rõ ràng. Các bác sĩ cảnh báo không nên dùng lượng lớn vitamin E bởi vì việc này làm tăng nguy cơ tử vong đặc biệt ở người mắc bệnh tim mạch.
  • Axit béo Omega-3: Có một số bằng chứng về việc ăn 3 lần cá mỗi tuần làm giảm nguy cơ mắc sa sút trí tuệ.
  • Bạch quả: Mặc dù bạch quả được cho là an toàn, các kết quả nghiên cứu vẫn còn mâu thuẫn trong việc xác định hiệu quả của bạch quả đối với sa sút trí tuệ.

Các liệu pháp khác.

Một số kĩ thuật sau có thể giúp giảm sự kích động và giúp thư giản cho những người mắc sa sút trí tuệ:

  • Liệu pháp âm nhạc (nghe các nhạc êm dịu)
  • Liệu pháp vật nuôi như các cuộc viếng thăm từ các chú chó giúp điều chỉnh và cải thiện tâm trạng và hành vi ở người mắc Sa Sút Trí Tuệ.
  • Liệu pháp mùi hương (dùng các tinh dầu thơm thực vật)
  • Liệu pháp xoa bóp
  • Liệu pháp nghệ thuật (sáng tạo nghệ thuật) tập trung vào quá trình hơn là kết quả sáng tạo.

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

Biện pháp tự khắc phục

Lối sống và điều trị tại nhà

Các triệu chứng của sa sút trí tuệ và các vấn đề hành vi sẽ tiến triển theo thời gian. Những người chăm sóc có thể áp dụng các gợi ý sau:

Nâng cao việc giao tiếp: Khi nói chuyên với những người bạn yêu thương, duy trì giao tiếp bằng mắt. Nói chậm bằng những câu đơn giản và không hối việc trả lời. Chỉ thể hiện một ý tưởng hay chỉ dẫn một lần. Sử dụng các cử chỉ và tín hiệu như chỉ vào các đồ vật.

Động viên tập thể dục: tập thể dục cần thiết cho tất cả mọi người bao gồm cả những người mắc sa sút trí tuệ. Các lợi ích chính của việc tập thể dục bao gồm tăng cường sức khỏe và hệ tim mạch. Có bằng chứng mạnh rằng tập thể dục cũng bảo vệ não khỏi sa sút trí tuệ, đặc biệt khi kết hợp với một chế độ ăn lành mạnh và việc điều trị các yếu tố nguy cơ bệnh tim mạch.

Một số nghiên cứu chỉ ra hoạt động thể chất làm chậm đi quá trình tiến triển của sự suy yếu nhận thức ở người bị Alzheimer. Và nó có thể giảm các triệu chứng trầm cảm.

Động viên hoạt động: Lên kế hoạch các hoạt động có thể làm cho người mắc sa sút trí tuệ thư giãn như: Nhảy, vẽ, làm vườn, nấu ăn, ca hát hay các hoạt động vui vẻ khác.

Thiết lập kế hoạch đêm: Hành vi thường tệ hơn vào ban đêm. Cố gắng thiết lập những kế hoạch trước khi đi ngủ thích hợp như phòng ngủ yên tĩnh, cách xa khỏi tiếng ồn. Để đèn sáng ở phòng ngủ, hành lang và phòng tắm vào ban đêm đề phòng mất phương hướng. Hạn chế caffeine, tránh ngủ trưa, hay tập thể dục vào ban ngày đề ban đêm dễ ngủ hơn.

Khuyến khích giữ một cuốn lịch: Một cuốn lịch có thể giúp người bệnh nhớ các sự kiện sắp diễn ra, các hoạt động hằng ngày, lịch uống thuốc. Cân nhắc chia sẽ một tấm lich với người bệnh.

Lên kế hoạch cho tương lai: Lên một kế hoạch tương lai cho người bệnh khi người đó vẫn có thể tham gia vào các hoạt động cuộc sống. 

Để điều trị bệnh sa sút trí tuệ với các bác sĩ của Hello Doctor, liên hệ ngay với chúng tôi theo số điện thoại 1900 1246. 

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

6. Danh sách bác sĩ khám chữa Mất Trí Nhớ trong hệ thống Hello Doctor tại Việt Nam

6.1. Bác sĩ khám chữa Mất Trí Nhớ tại Hồ Chí Minh

Chúng tôi tự hào giới thiệu đội ngũ bác sĩ chuyên khoa tâm thần tại hệ thống Hello Doctor Hồ Chí Minh, nơi cam kết mang đến sự chăm sóc tốt nhất cho tâm lý của bạn. Hãy khám phá danh sách các chuyên gia tâm thần của chúng tôi:

Địa chỉ: 152/6 Thành Thái, Phường 12, Quận 10, HCM.

Bản đồ đường đi: https://goo.gl/maps/rGm4qPj6TSWTX1mk6

Điện thoại: 08 8600 6167

1. Bs. Nguyễn Trọng Tuân

  • Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm Thần Hồ Chí Minh
  • Kinh nghiệm: Hơn 20 năm
  • Các bệnh điều trị: Trầm cảm, Mất ngủ, rối loạn tâm lý, rối loạn cảm xúc, hoang tưởng, ảo giác, cai nghiện...

2. Bs. Nguyễn Thi Phú

  • Nơi làm việc: Bệnh viện Đại Học Y Dược, Giảng viên đại học Y Dược HCM
  • Kinh nghiệm: Nhiều năm
  • Các bệnh điều trị: Trầm cảm, Mất ngủ, rối loạn tâm lý, rối loạn cảm xúc, hoang tưởng, ảo giác, cai nghiện...

3. Bs. Vũ Ngọc Anh Thư

  • Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm Thần Hồ Chí Minh
  • Học vị: Thạc sĩ Y Khoa Phạm Ngọc Thạch, Chuyên khoa tâm thần, Tốt nghiệp chuyên ngành tâm lý đại học khoa học xã hội và nhân văn
  • Các bệnh điều trị: Trầm cảm, Mất ngủ, rối loạn tâm lý, rối loạn cảm xúc, hoang tưởng, ảo giác, cai nghiện...

Và nhiều bác sĩ khác.

Chuyên gia tâm lý:

4. Nguyễn Thị Yến Nhi

  • Nơi làm việc: Phòng khám Hello Doctor HCM, Trung tâm giám định pháp y
  • Kinh nghiệm: Nhiều năm
  • Tham vấn trị liệu: Trầm cảm, Mất ngủ, rối loạn tâm lý, rối loạn cảm xúc, hoang tưởng, ảo giác, cai nghiện...

5. Nguyễn Thị Diệu Huyền

  • Nơi làm việc: Phòng khám Hello Doctor HCM
  • Kinh nghiệm: Nhiều năm
  • Tham vấn trị liệu: Trầm cảm, Mất ngủ, rối loạn tâm lý, rối loạn cảm xúc, hoang tưởng, ảo giác, cai nghiện...

Hãy lựa chọn bác sĩ tâm thần với sự kết hợp cùng chuyên gia tâm lý phù hợp với bạn và đặt lịch hẹn ngay hôm nay để bắt đầu hành trình chăm sóc tâm lý và sức khỏe tinh thần.

6.2 Bác sĩ khám chữa Mất Trí Nhớ tại Hà Nội

Cơ Sở 1: Số 5, Ngõ 95, Ngách 4, Hoàng Cầu, Đống Đa

Liên hệ: 0886006167

Chỉ đường: https://goo.gl/maps/TgUmZ7KVqeBuH9dU8

1. Thạc sĩ - Bác sĩ Nguyễn Viết Chung

  • Trải qua hành trình giảng dạy tại Khoa Y Dược - Đại học Quốc Gia Hà Nội.
  • Được tận tâm phục vụ: trầm cảm, mất ngủ, rối loạn tâm lý, rối loạn cảm xúc, hoang tưởng, ảo giác, cai nghiện... để giúp bạn tìm lại niềm tin trong cuộc sống.

2. Bác sĩ Nguyễn Thúy Anh

  • Thạc sỹ Sức khỏe Tâm thần trẻ em và vị thành niên từ King’s College London, Vương Quốc Anh.
  • Kinh nghiệm hơn 15 năm, trái tim đong đầy yêu thương và sự quan tâm.
  • Sẵn sàng chia sẻ sự đồng cảm, giúp bạn vượt qua trầm cảm, mất ngủ và những khó khăn tinh thần khác.

Chúng tôi hiểu rằng tâm lý và sức khỏe tinh thần là quan trọng! Hãy để chúng tôi chia sẻ gánh nặng và đồng hành cùng bạn trên mỗi bước đi.

Cơ Sở 2: Lô 3, Ngõ 131, Đường Ngọc Hồi, Hoàng Liệt, Hoàng Mai

Liên hệ: 0886006167

Bản đồ Đường đi: https://goo.gl/maps/NKgt17ehXnHDJwbR6

1. Bác sĩ Chuyên khoa II Phạm Công Huân

  • Một ngôi sao sáng tại Viện Sức khỏe Tâm thần - Bệnh viện Bạch Mai.
  • Đã điều trị nhiều ca bệnh thành công, bắt đầu từ trầm cảm, mất ngủ, rối loạn tâm lý và cai nghiện...
  • Đừng để tâm lý chi phối cuộc sống của bạn - hãy để Bs. Phạm Công Huân giúp bạn thấy tự tin và kiểm soát trở lại.

2. Thạc sĩ - Bác sĩ Chuyên khoa II Lê Thị Phương Thảo

  • Chuyên gia tâm thần tại Viện Sức khỏe Tâm thần - Bệnh viện Bạch Mai.
  • Đam mê và tận tâm với hơn 10 năm kinh nghiệm.
  • Hãy để Bs. Phương Thảo chia sẻ những kiến thức và sự quan tâm chân thành của mình để giúp bạn vượt qua mọi thách thức tinh thần.

Cùng nhau, chúng tôi xây dựng một tương lai tươi sáng hơn cho bạn! Hãy gọi ngay để đặt lịch hẹn và bắt đầu hành trình trở lại hạnh phúc và cân bằng tâm lý.

6.3. Bác sĩ khám chữa Mất Trí Nhớ tại Đà Nẵng

Phòng Khám Hello Doctor - Đà Nẵng: Nơi Chia Sẻ, Chữa Lành Tâm Hồn

Thành Phố Đà Nẵng: Số 14, Lê Doãn Nhạ, Hòa Khánh Nam, Liên Chiểu

Bản đồ đường đi: https://goo.gl/maps/GDCgH8WtKXswfvNZ6

Liên hệ: 08 8600 6167

1. Bác sĩ Phan Đình Huệ

  • Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm Thần Đà Nẵng.
  • Kinh nghiệm là một câu chuyện thành công từ trầm cảm, mất ngủ, rối loạn tâm lý đến cai nghiện...
  • Bác sĩ Phan Đình Huệ là bậc thầy trong việc giúp bạn khám phá lại niềm tin và cân bằng tinh thần.

2. Bác sĩ Phạm Thị Hoài Mai

  • Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm Thần Đà Nẵng.
  • Kinh nghiệm lâu dài và những thành công trong việc điều trị nhiều ca bệnh trầm cảm, mất ngủ, rối loạn tâm lý và cai nghiện...
  • Bác sĩ Phạm Thị Hoài Mai sẽ cùng bạn xây dựng một hành trình hồi phục vững mạnh với tâm lý thăng hoa.

Hello Doctor Đà Nẵng - Nơi mọi vấn đề tâm lý được lắng nghe và giải quyết một cách tỉ mỉ. Hãy để chúng tôi mang đến cho bạn một cuộc sống tinh thần thật sự tràn đầy sức sống. Liên hệ ngay để đặt lịch hẹn và bắt đầu hành trình chăm sóc tâm hồn ngay hôm nay!

 

Bác sĩ khám, điều trị

Lê Thành Nhân

Thạc sĩ - Bác sĩ Lê Thành Nhân

Khoa: Tâm thần, Nội thần kinh

Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy

Kinh nghiệm: 7 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Nguyễn Thi Phú

Thạc sĩ - Bác sĩ Nguyễn Thi Phú

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Đại Học Y Dược

Kinh nghiệm: 21 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Nguyễn Trọng Tuân

Bác sĩ Nguyễn Trọng Tuân

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần TP Hồ Chí Minh

Kinh nghiệm: 23 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Lê Duy

Bác sĩ Lê Duy

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Trung tâm Pháp Y Tâm thần Khu vực TP. Hồ Chí Minh

Kinh nghiệm: 15 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Vũ Ngọc Anh Thư

Bác sĩ Vũ Ngọc Anh Thư

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Hello Doctor

Kinh nghiệm: 11 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Vũ Thị Lan

Bác sĩ Chuyên khoa II Vũ Thị Lan

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện tuyến Trung Ương

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Phạm Công Huân

Bác sĩ Chuyên khoa II Phạm Công Huân

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện tuyến Trung Ương

Kinh nghiệm: 12 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Nguyễn Viết Chung

Thạc sĩ Nguyễn Viết Chung

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Khoa Y Dược - Đại học Quốc Gia Hà Nội.

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Phan Đình Huệ

Bác sĩ Phan Đình Huệ

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần thành phố Đà Nẵng

Kinh nghiệm: 19 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Phạm Thị Hoài Mai

Bác sĩ Phạm Thị Hoài Mai

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần Đà Nẵng

Kinh nghiệm: 4 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Nguyễn Thúy Anh

Bác sĩ Nguyễn Thúy Anh

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần Hà Nội

Kinh nghiệm: 16 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Lê Thị Phương Thảo

Thạc sĩ - Bác sĩ nội trú Lê Thị Phương Thảo

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện tuyến Trung Ương

Kinh nghiệm: 11 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Đánh giá, chia sẻ Gửi đánh giá

  • Thúy Vân

    Bị giảm trí tuệ là vô cùng tệ hại. Nhớ nhớ quên quên, suy nghĩ chậm chạp, giảm sút trí lực. Điều chỉnh lại cách sinh hoạt, gặp bác sĩ sớm là lời khuyên của tôi, người từng có bác bị chứng suy giảm trí tuệ này.

    17/10/2017
  • Lê Thị Vui

    Nếu các bạn có người nhà bị sa sút trí tuệ thì hãy ở bên quan tâm chăm sóc cho bệnh nhân. Bởi đối với những bệnh nhân bị bệnh này thì người thân có vai trò rất quan trọng đó.

    05/10/2017
  • Đinh Thị Thủy Tiên

    Lúc trước cứ tưởng sa sút trí tuệ là mất trí nhớ, về sau mới biết là nó còn đáng sợ hơn mất trí nhớ nữa.

    28/09/2017

Bình luận, đặt câu hỏi

Các thông tin cá nhân của bạn sẽ không bị công khai

Nội dung

Đọc thêm

Bác sĩ sẽ chẩn đoán và điều trị bệnh sa sút trí tuệ ra sao?
Điều trị
Bệnh sa sút trí tuệ là một bệnh lý về não tác động đến trí nhớ, suy nghĩ và hành vi. Bệnh thường có những triệu chứng như hay...
Địa chỉ nào khám chữa bệnh sa sút trí tuệ uy tín?
Kinh nghiệm - chia sẻ
Chào bác sĩ, Mẹ tôi năm nay 67 tuổi. Chỉ vài năm trước mẹ tôi trí nhớ vẫn rất tốt nhưng dạo gần đây rất hay nhắc đi nhắc lại một câu hỏi,...
Tổng hợp triệu chứng và nguyên nhân của bệnh sa sút trí tuệ
Kinh nghiệm - chia sẻ
Sa sút trí tuệ là sự suy giảm chức năng trí tuệ và nhận thức dẫn đến giảm khả năng hoạt động sống hàng ngày. Bệnh gặp nhiều ở người già,...
10 loại bệnh sa sút trí tuệ không phải ai cũng biết
Kinh nghiệm - chia sẻ
Khi nhắc đến bệnh sa sút trí tuệ nhiều người nghĩ ngay đến bệnh Alzheimer. Tuy nhiên thực tế không phải vậy, sa sút trí tuệ còn nhiều loại bệnh với...
13 siêu thực phẩm tốt cho người bị bệnh sa sút trí tuệ
Kinh nghiệm - chia sẻ
Sa sút trí tuệ là một bệnh lý về não bộ, gặp nhiều ở người cao tuổi. Bệnh có những triệu chứng điển hình như suy giảm trí nhớ, rối loạn...