Tổng hợp triệu chứng và nguyên nhân của bệnh sa sút trí tuệ

Tổng hợp triệu chứng và nguyên nhân của bệnh sa sút trí tuệ

Sa sút trí tuệ là sự suy giảm chức năng trí tuệ và nhận thức dẫn đến giảm khả năng hoạt động sống hàng ngày. Bệnh gặp nhiều ở người già, làm ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống của người bệnh.

===

Bác sĩ tham vấn thông tin và hỗ trợ khám bệnh:

✍ Sài Gòn: Các bác sĩ Bv Tâm Thần HCM, Đại Học Y Dược, Đại học Phạm Ngọc Thạch

✍ Hà Nội: Viện Tâm Thần Bạch Mai- Đại Học Quốc Gia (khoa Y) - Đại Học Y Hà Nội.

✍ Đà Nẵng: Bệnh viện tâm thần Đà Nẵng.

☎ Gọi điện tư vấn miễn phí và hẹn khám Bác sĩ: 19001246

⌨ CHAT FACEBOOK

Tư vấn qua CHAT ZALO

===

Sa sút trí tuệ là gì?

Sa sút trí tuệ có liên quan đến một nhóm các triệu chứng gây ảnh hưởng đáng kể đến trí nhớ, suy nghĩ và ngôn ngữ. Tuy nhiên, mất trí nhớ không đồng nghĩa với việc mắc sa sút trí tuệ bởi vì bệnh có thể do nhiều nguyên nhân gây ra.

Triệu chứng sa sút trí tuệ

Biểu hiện của sa sút trí tuệ thường đa dạng nhưng nổi bật nhất là suy giảm trí nhớ, tình trạng này nặng dần theo thời gian, người bệnh mất dần khả năng nhận thức và trí tuệ trong vòng từ 2 - 10 năm và hậu quả là mất hết mọi khả năng sinh hoạt độc lập, trở nên lệ thuộc hoàn toàn vào người khác và thường tử vong do nhiễm khuẩn.

Triệu chứng sa sút trí tuệ còn khác nhau qua các giai đoạn:

Giai đoạn đầu: giảm trí nhớ gần hay trí nhớ ngắn hạn. Người bệnh có thể quên câu mình vừa nói và nhắc đi nhắc lại một câu nói nhiều lần trong thời gian ngắn, cách nhau vài phút. Thường xuyên đi tìm đồ dùng cá nhân vì quên nơi để. Quên các từ ngữ thường dùng nên phải diễn đạt theo cách nói vòng vo (chẳng hạn: cái cà vạt gọi là vật quấn quanh cổ áo; mũ gọi là cái đội đầu). Người bệnh còn gặp khó khăn trong sinh hoạt thường ngày. Thay đổi nhân cách, rối loạn cảm xúc và giảm khả năng nhận xét, đánh giá một vấn đề nào đó. Họ trở nên khó tính, dễ nóng giận và kích động. Trong giai đoạn này, hoạt động xã hội của người bệnh vẫn bình thường, có khả năng bù đắp những thiếu sót về trí nhớ nếu như vẫn sống trong môi trường quen thuộc nhưng sẽ bộc lộ dễ dàng nếu sống ở môi trường mới.

Giai đoạn trung gian: Người bệnh bắt đầu cảm thấy khó hoặc không làm được công việc hàng ngày như tắm rửa, mặc quần áo, vệ sinh cá nhân... Mất khả năng thu nhận thông tin vì thế bị rối loạn định hướng nặng về cả không gian và thời gian. Bệnh nhân có thể bị lạc ngay cả khi ở trong nhà mình, dễ bị ngã. Nặng hơn, có thể bị hoang tưởng, đặc biệt hoang tưởng bị ám hại, vì thế ngày càng trở nên nghi kỵ người xung quanh.

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

Dấu hiệu của bệnh sa sút trí tuệ

Bệnh sa sút trí tuệ thường gặp ở những người lớn tuổi

Giai đoạn nặng: Người bệnh hoàn toàn lệ thuộc vào người khác trong các hoạt động thường ngày chẳng hạn như ăn uống, đại tiểu tiện, tắm rửa và đi lại. Người bệnh không còn nhận biết được người thân trong gia đình, mất đi khả năng vận động phản xạ khác như khả năng nuốt, điều này  khiến bệnh nhân có nguy cơ rối loạn dinh dưỡng và sặc thức ăn vào phổi gây viêm phổi hít. Tuy nhiên, tiến triển này có thể chậm lại khi có những chăm sóc điều dưỡng tích cực đầy đủ. Bệnh nhân sa sút trí tuệ có thể bị tử vong do bệnh nhiễm trùng ở đường hô hấp, ở da, hay nhiễm trùng đường tiết niệu.

Nguyên nhân gây sa sút trí tuệ

Nguyên nhân gây sa sút trí tuệ khó phân biệt, mơ hồ vì nhiều trường hợp chỉ được xác định sau khi mổ tử thi và làm giải phẫu bệnh. Hơn nữa, bệnh do nhiều nguyên nhân phối hợp gây nên như bệnh nhân vừa mắc bệnh alzheimer vừa mắc bệnh lý mạch máu não. Hiện nay, 90% số trường hợp mắc sa sút trí tuệ chủ yếu do mắc bệnh alzheimer và do tai biến mạch máu não; 10% còn lại là do các nguyên nhân khác.

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

Yếu tố nguy cơ gây sa sút trí tuệ

Những người có nguy cơ cao mắc sa sút trí tuệ là người mắc các bệnh như: bệnh Alzheimer; bệnh béo phì, bệnh tăng huyết áp ở tuổi trung niên (liên quan đến quá trình thoái hóa thần kinh hoặc gây teo não); huyết áp thấp ở những người cao tuổi; bệnh đái tháo đường; người mắc bệnh lý tim mạch (nhồi máu não đa ổ, đột quỵ); tăng mỡ máu (liên quan giữa tăng cholesterol máu ở tuổi trung niên với bệnh alzheimer khi về già); uống rượu quá mức,…

Khi thấy bệnh nhân có các dấu hiệu của bệnh sa sút trí tuệ, tốt nhất nên đưa bệnh nhân đi khám bác sĩ để nhận được sự tư vấn và chỉ định điều trị phù hợp. Bạn có thể liên hệ với các bác sĩ của Hello Doctor chúng tôi để nhận được sự hỗ trợ và giúp đỡ qua số điện thoại 1900 1246.



Bác sĩ khám, điều trị

Lê Thành Nhân

Thạc sĩ - Bác sĩ Lê Thành Nhân

Khoa: Tâm thần, Nội thần kinh

Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy

Kinh nghiệm: 7 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Nguyễn Thi Phú

Thạc sĩ - Bác sĩ Nguyễn Thi Phú

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Đại Học Y Dược

Kinh nghiệm: 21 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Nguyễn Trọng Tuân

Bác sĩ Nguyễn Trọng Tuân

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần TP Hồ Chí Minh

Kinh nghiệm: 23 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Phạm Hồng Phát

Bác sĩ Phạm Hồng Phát

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Hello Doctor

Kinh nghiệm: 10 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Lê Duy

Bác sĩ Lê Duy

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Trung tâm Pháp Y Tâm thần Khu vực TP. Hồ Chí Minh

Kinh nghiệm: 15 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Vũ Ngọc Anh Thư

Bác sĩ Vũ Ngọc Anh Thư

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Hello Doctor

Kinh nghiệm: 11 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Vũ Thị Lan

Bác sĩ Chuyên khoa II Vũ Thị Lan

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện tuyến Trung Ương

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Phạm Công Huân

Bác sĩ Chuyên khoa II Phạm Công Huân

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện tuyến Trung Ương

Kinh nghiệm: 12 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Nguyễn Viết Chung

Thạc sĩ Nguyễn Viết Chung

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Khoa Y Dược - Đại học Quốc Gia Hà Nội.

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Phan Đình Huệ

Bác sĩ Phan Đình Huệ

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần thành phố Đà Nẵng

Kinh nghiệm: 19 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Phạm Thị Hoài Mai

Bác sĩ Phạm Thị Hoài Mai

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần Đà Nẵng

Kinh nghiệm: 4 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Nguyễn Thúy Anh

Bác sĩ Nguyễn Thúy Anh

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần Hà Nội

Kinh nghiệm: 16 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Lê Thị Phương Thảo

Thạc sĩ - Bác sĩ nội trú Lê Thị Phương Thảo

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện tuyến Trung Ương

Kinh nghiệm: 11 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Lê Thị Mỹ Giang

Thạc sĩ Tâm Lý Gia Lê Thị Mỹ Giang

Khoa: Tâm lý, Tâm thần

Nơi làm việc: Hello Doctor

Kinh nghiệm: 10 năm

Vị trí: Chuyên gia

Thông tin thêm về Sa sút trí tuệ - mất trí

Địa chỉ nào khám chữa bệnh sa sút trí tuệ uy tín?
Chào bác sĩ, Mẹ tôi năm nay 67 tuổi. Chỉ vài năm trước mẹ tôi trí nhớ vẫn rất tốt nhưng dạo gần đây rất hay nhắc đi nhắc lại một câu hỏi,...
10 loại bệnh sa sút trí tuệ không phải ai cũng biết
Khi nhắc đến bệnh sa sút trí tuệ nhiều người nghĩ ngay đến bệnh Alzheimer. Tuy nhiên thực tế không phải vậy, sa sút trí tuệ còn nhiều loại bệnh với...
13 siêu thực phẩm tốt cho người bị bệnh sa sút trí tuệ
Sa sút trí tuệ là một bệnh lý về não bộ, gặp nhiều ở người cao tuổi. Bệnh có những triệu chứng điển hình như suy giảm trí nhớ, rối loạn...
Bác sĩ sẽ chẩn đoán và điều trị bệnh sa sút trí tuệ ra sao?
Bệnh sa sút trí tuệ là một bệnh lý về não tác động đến trí nhớ, suy nghĩ và hành vi. Bệnh thường có những triệu chứng như hay...

Đánh giá bài viết Gửi đánh giá

  • Hải Yến

    Bài viết rất hay và hữu ích, tôi rất thích

    18/10/2017

Bình luận, đặt câu hỏi

Các thông tin cá nhân của bạn sẽ không bị công khai

Nội dung