Suy giảm trí nhớ là dấu hiệu của những bệnh gì?
Chào bác sĩ. Dạo gần đây tôi thấy báo chí thường đưa tin về suy giảm trí nhớ làm tôi cũng rất lo lắng vì tôi thấy bản thân mình hiện tại trí nhớ không được tốt. Xin hỏi bác sĩ nếu bị suy giảm trí nhớ thì có phải tôi đang mắc bệnh không. Mong bác sĩ cho tôi lời giải đáp và lời khuyên, xin cảm ơn bác sĩ.
Trả lời:
Chào bạn, trước tiên xin cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Tình trạng suy giảm trí nhớ là tình trạng hiện nay nhiều người đang mắc phải và là dấu hiệu của nhiều bệnh khác nhau. Để trả lời cho câu hỏi của bạn, chúng tôi xin đưa ra một số thông tin về triệu chứng suy giảm trí nhớ như sau:
2. Nguyên nhân gây ra suy giảm trí nhớ
3. Khi nào nên đi khám bác sĩ?
4. Biện pháp khắc phục suy giảm trí nhớ
===
Bác sĩ tham vấn thông tin và hỗ trợ khám bệnh:
✍ Sài Gòn: Các bác sĩ Bv Tâm Thần HCM, Đại Học Y Dược, Đại học Phạm Ngọc Thạch
✍ Hà Nội: Viện Tâm Thần Bạch Mai- Đại Học Quốc Gia (khoa Y) - Đại Học Y Hà Nội.
✍ Đà Nẵng: Bệnh viện tâm thần Đà Nẵng.
☎ Gọi điện tư vấn miễn phí và hẹn khám Bác sĩ: 19001246
===
1. Suy giảm trí nhớ là gì?
Chứng quên hay suy giảm trí nhớ xảy ra khi một người bị giảm khả năng nhớ và lưu trữ thông tin và sự kiện mà họ bình thường có thể ghi nhớ được. Thậm chí có thể quên dù sự việc mới xảy ra trước đó vài phút hay vài giây. Sự suy giảm trí nhớ có thể khởi phát đột ngột hoặc nặng dần theo thời gian. Chứng quên ở tuổi già có thể là dấu hiệu sinh lí bình thường. Tuy nhiên, sụt giảm trí nhớ có thể cũng là một dấu hiệu chỉ điểm của tình trạng bệnh nặng, bạn không nên xem thường và cần đi khám bác sĩ.
2. Nguyên nhân gây ra suy giảm trí nhớ
Mọi người ai cũng thỉnh thoảng quên một số việc. Nhưng suy giảm trí nhớ mức độ nhẹ thường có khuynh hướng tăng dần theo tuổi tác và không do bệnh gây ra. Tuy nhiên nếu mất trí nhớ tăng dần do một số bệnh như Alzheimer thì có thể trở nên trầm trọng.
Hãy tham vấn với bác sĩ nếu suy giảm trí nhớ có ảnh hưởng lên đời sống hoặc ngày hoặc có kèm theo các triệu chứng khác. Bạn hãy chú ý kiểu mất trí nhớ của mình và nhờ bác sĩ kiểm tra cũng như tìm nguyên nhân.
Nhiều nguyên nhân gây suy giảm trí nhớ có thể điều trị được nếu được chẩn đoán bệnh sớm. Tuy nhiên nếu không khám bác sĩ và không điều trị thì một số bệnh sẽ nặng dần lên và làm quá trình điều trị khó khăn hơn.
Tuổi tác
Khi lớn tuổi, bạn có thể cảm thấy trí nhớ giảm dần theo năm tháng và bạn có thể quên tên của người vừa mới quen hay bạn thường không nhớ nơi cất đồ. Có lẽ bạn sẽ phải lệ thuộc nhiều vào những danh sách hay cuốn lịch sổ tay để ghi nhớ những việc cần làm. Suy giảm trí nhớ do tuổi tác thường không ảnh hưởng đến khả năng làm việc hay hoạt động tại nhà của bạn.
Nguyên nhân khác
Một số nguyên nhân như:
- Thiếu hụt vitamin B12
- Thiếu ngủ
- Sử dụng chất có cồn hay một số loại thuốc
- Có sử dụng chất gây mê trong cuộc phẫu thuật gần đây
- Các phương pháp điều trị ung thư như hóa trị, xạ trị hoặc cấy ghép tủy xương
- Chấn thương đầu
- Thiếu oxy não
- Một số loại co giật
- Có khối u não hay nhiễm trùng hệ thần kinh trung ương
- Phẫu thuật não hoặc phẫu thuật bắc cầu ở tim
- Những bệnh rối loạn tâm lí như bệnh trầm cảm, rối loạn lưỡng cực, bệnh tâm thần phân liệt và rối loạn phân ly
- Sang chấn về tình cảm
- Suy giảm chức năng tuyến giáp
- Các phương pháp điều trị với điện
- Cơn thiếu máu não thoáng qua (TIA)
- Những bệnh suy giảm chức năng thần kinh như bệnh Huntington, bệnh đa xơ cứng hoặc bệnh Parkinson
- Chứng đau nửa đầu
Một số bệnh lí trên có thể chữa trị được, và trong một vài trường hợp có thể khỏi hẳn.
Sa sút trí tuệ
Sụt giảm trí nhớ nặng dần là một biểu hiện của sa sút trí tuệ. Những triệu chứng khác bao gồm như giảm khả năng suy nghĩ, đánh giá, ngôn ngữ và biện minh. Người bị sa sút trí tuệ có thể bị rối loạn hành vi và thường xuyên thay đổi tâm trạng. Sa sút trí tuệ thường khởi phát từ từ và sẽ khiến người bệnh chú ý khi bệnh trở nặng hơn. Sa sút trí tuệ có thể là hậu quả của nhiều bệnh lí mà trong đó thường gặp nhất là bệnh Alzheimer.
>>>Xem thêm thông tin về bệnh Sa sút trí tuệ tại đây.
Bệnh Alzheimer
Bệnh Alzheimer làm suy giảm trí nhớ và khả năng học tập, giao tiếp, suy luận cũng như các chức năng khác của người bệnh. Người bị Alzheimer có thể đột nhiên cảm thấy rối rắm và không định hướng được mọi việc. Suy giảm trí nhớ dài lâu thường nặng hơn và kéo dài lâu hơn so với mất trí nhớ tạm thời. Mặc dù bệnh có thể xuất hiện ở nhiều lứa tuổi nhưng thường nặng và ảnh hưởng nhiều hơn ở người trên 65 tuổi.
>>>Xem thêm thông tin về bệnh Alzheimer tại đây.
3. Khi nào nên đi khám bác sĩ?
Hãy tham vấn với bác sĩ nếu suy giảm trí nhớ ảnh hưởng đến các hoạt động sống hằng ngày của bạn, đe dọa sự an toàn, tình trạng nặng dần hay kèm theo các triệu chứng khác. Suy giảm trí nhớ có thể do nhiều bệnh gây ra và sẽ nặng hơn nếu không được điều trị.
4. Cách khắc phục suy giảm trí nhớ
Các cách dùng cho suy giảm trí nhớ của bản thân
Nếu trí nhớ của bạn không còn tốt như lúc trước thì bạn hãy thử một số cách đơn giản sau sẽ giúp bạn giải quyết tốt công việc và hoạt động hằng ngày:
- Viết hay liệt kê theo danh sách những công việc cần làm
- Cần mang theo bên mình bảng kiểm những thuốc cần uống mỗi ngày để nhắc nhở việc uống thuốc. Một số người hiện nay sử dụng hộp đựng thuốc chia theo buổi trong ngày khá tiện lợi vì chúng sẽ giúp bạn nhớ khi nào cần và không cần uống thuốc.
- Hãy mang theo bên mình sổ địa chỉ liên hệ và cuốn lịch sổ tay
- Giữ nhà cửa gọn gàng và sắp xếp đồ ở những nơi dễ thấy
- Hãy năng động hơn trong các hoạt động giải trí hằng ngày
- Nếu tình trạng suy giảm trí nhớ trở nên nặng hơn thì bạn hãy đến khám bác sĩ, nếu bạn lo lắng có thể dẫn theo người thân đi chung với bạn.
Các cách dùng cho suy giảm trí nhớ ở người thân
Bạn sẽ không vui nếu thấy người thân mình phải trải qua sự suy giảm trí nhớ. Tùy thuộc vào mức độ nặng của bệnh mà người thân bạn đang mắc, có những cách sau bạn có thể giúp đỡ một phần cho người thân như:
- Khích lệ, động viên người bệnh đi khám bác sĩ nếu suy giảm trí nhớ ảnh hưởng lên các hoạt động, chức năng hằng ngày của họ. Và nếu được bạn hãy giúp sắp xếp cuộc hẹn trước với bác sĩ.
- Thường xuyên kiểm tra những bảng kiểm, danh sách thuốc và thời gian người bệnh uống thuốc.
- Hãy giúp họ cập nhật những thông tin mới trong cuốn sổ tay.
- Giữ những vật quan trọng trong tầm nhìn dễ thấy đối với người bệnh.
- Hãy giúp họ dọn dẹp nhà cửa ngăn nắp.
- Có thể dùng những giấy note ghi chú những việc cần làm và dán những miếng giấy này ở quanh nhà sao cho người bệnh dễ thấy.
- Động viên họ năng nổ tham gia các hoạt động xã hội.
- Có thể sử dụng những tấm ảnh cũ hay ảnh gia đình giúp người bệnh từ từ lấy lại trí nhớ.
- Thường xuyên có người trông nom, chăm sóc người bệnh tại nhà với các trường hợp suy giảm trí nhớ trầm trọng.
- Hãy kiên nhẫn với người bệnh vì có thể họ vẫn không thể nhớ nhiều việc dù có cố gắng
5. Điều trị suy giảm trí nhớ
Khi tình trạng suy giảm trí nhớ vượt mức cho phép, bạn cần phải đi khám bác sĩ để được điều trị kịp thời. Điều trị suy giảm trí nhớ còn tùy thuộc vào nguyên nhân. Trong nhiều trường hợp có thể đáp ứng tốt với điều trị. Ví dụ, giảm trí nhớ do thuốc có thể hồi phục ngay khi đổi sang thuốc khác hoặc ngưng thuốc. Những thuốc bổ sung chất dinh dưỡng có thể hiệu quả trong trường hợp giảm trí nhớ do thiếu chất dinh dưỡng. Và điều trị chống trầm cảm có thể hiệu quả với người bệnh có kèm rối loạn tâm lí. Trong một số trường hợp khác như đột quỵ thì việc điều trị cần giúp người bệnh nhớ cách làm những hoạt động như đi bộ hay thắt dây giày. Có những trường hợp khác trí nhớ sẽ tự phục hồi sau một khoảng thời gian.
Trong trường hợp của bạn, chúng tôi chưa biết được mức độ suy giảm trí nhớ của bạn như thế nào để có kết luận về tình trạng của bạn. Bạn nên tự theo dõi tình trạng của mình và thử một số biện pháp khắc phục mà chúng tôi đưa ra. Nếu tình trạng suy giảm trí nhớ diễn ra ngày càng nặng và gây ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của bạn thì tốt nhất bạn nên đi khám bác sĩ để chuẩn đoán xác định bệnh và được điều trị kịp thời. Hãy liên hệ ngay với Hello Doctor theo số điện thoại 1900 1246 nếu bạn cần được hỗ trợ và giúp đỡ.
Cảm ơn bạn đã quan tâm!
Nếu bạn cần hỗ trợ hay có câu hỏi cần gửi tới bác sĩ Hello Doctor vui lòng gửi thông tin tại đây.
Bình luận, đặt câu hỏi