Cường giáp
Cường giáp là một bệnh lý về tuyến giáp phổ biến. Đây là bệnh gây ra do tuyến giáp hoạt động quá mức cần thiết. Vậy nguyên nhân gây ra tình trạng này là gì? Biểu hiện cụ thể như thế nào? Những thông tin dưới đây sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi đó.
Nếu bạn đã có kết quả xét nghiệm hoặc chỉ đang có triệu chứng nghi ngờ là cường giáp cần được bác sĩ tư vấn thêm hãy liên hệ theo số 1900 1246. Đội ngũ bác sĩ chúng tôi có hơn 20 năm kinh nghiệm điều trị bệnh cường giáp. Chúc bạn luôn luôn khỏe mạnh và hạnh phúc.
2. Triệu chứng bệnh cường giáp
3. Nguyên nhân gây ra bệnh cường giáp
4. Biến chứng của bệnh cường giáp
1. Bệnh cường giáp là gì?
Cường giáp (tên tiếng Anh là Hyperthyroidism) là tên gọi tắt của cường giáp trạng hoặc cường chức năng tuyến giáp. Đây là bệnh gây ra do tuyến giáp hoạt động quá mức cần thiết.
Tuyến giáp là tuyến nội tiết quan trọng nằm ở cổ, tiết ra hormone tuyến giáp kiểm soát rất nhiều hoạt động của cơ thể. Một số các chức năng của tuyến giáp bao gồm điều tiết lượng canxi trong máu, tăng cường quá trình trao đổi chất, kích thích sự hoạt động của tim, hệ thần kinh cũng như điều tiết nhiệt lượng cho cơ thể. Nếu bạn có quá nhiều hormone này sẽ dẫn đến các triệu chứng của bệnh cường giáp.
2. Các dấu hiệu, biểu hiện và triệu chứng của bệnh cường giáp
Triệu chứng của cường giáp thường không đặc hiệu, khiến cho việc chẩn đoán gặp nhiều khó khăn. Theo tiến sĩ Nguyễn Hoàng Bình, dấu hiệu và triệu chứng của bệnh cường giáp thường đa dạng, bao gồm:
- Giảm cân đột ngột, dù chế độ ăn không đổi hay ăn nhiều hơn
- Nhịp tim nhanh - thường là hơn 100 lần/phút - nhịp tim bất thường (loạn nhịp tim) hay hồi hộp (đánh trống ngực)
- Tăng cảm giác thèm ăn
- Bồn chồn, lo lắng, dễ cáu gắt
- Rung rẩy - thường run ở bàn và đầu ngón tay với biên độ nhỏ, tần số cao
- Đổ nhiều mồ hôi
- Rối loạn kinh nguyệt
- Tăng nhạy cảm với nhiệt độ
- Thay đổi hoạt động ruột, cụ thể là tăng nhu động ruột
- Tuyến giáp to lan tỏa (bướu cổ), biểu hiện như cổ sưng to
- Mệt mỏi, yếu cơ
- Khó ngủ
- Da mỏng
- Tóc dễ rụng
Người lớn tuổi thường biểu hiện triệu chứng không điển hình, chẳng hạn như tăng nhịp tim, sợ nóng và mệt mỏi trong cả các hoạt động bình thường.
Bệnh cường giáp thường được biểu hiện dưới 2 dạng:
- Rối loạn tuyến giáp trạng: Sút cân nhanh, đặc biệt là trong những đợt tiến triển người bệnh có thể sút 2-3 kg trong tuần dù ăn uống bình thường. Nhịp tim nhanh thường xuyên (trên 100/phút).
- Rối loạn tuyến yên: Biểu hiện mắt hơi lồi hoặc lồi nhiều rõ rệt ở cả hai bên; Nhìn xuống, mi mắt trên không che kín tròng trắng; Run tay: thường run ở các đầu ngón tay và bàn tay, run đều, độ run nhẹ, run tăng khi bị xúc động hay sợ hãi. Người bệnh cũng dễ thay đổi tính tình: dễ xúc cảm, khó ngủ, rối loạn tính tình, rối loạn kinh nguyệt; tuyến giáp trạng to.
Đa số bệnh nhân tiến triển chậm với nhiều mức độ khác nhau, cụ thể như:
- Chứng nhẹ: Ở giai đoạn đầu người bệnh thường bứt rứt, tính tình dễ nổi nóng, mệt mỏi, tim hồi hộp, đánh trống ngực, sụt cân, chất lưỡi đỏ, rêu mỏng trắng hoặc hơi vàng.
- Chứng nặng: Các biểu hiện trên nặng hơn kèm theo các dấu hiệu như: sốt nhẹ, nhiều mồ hôi, nhanh đói, ăn nhiều, nam liệt dương, nữ tắt kinh, sút cân nhanh, mặt đỏ ửng, ngón tay run, tuyến giáp to, mắt lồi, lưỡi ít rêu hoặc rêu vàng mỏng,…
- Chứng nguy: Triệu chứng của bệnh cường giáp lúc này thường sốt cao, ra nhiều mồ hôi, nôn, tiêu chảy, tinh thần dễ hoảng hốt, nói sảng, sắc mặt tái nhợt, chân tay lạnh, tinh thần uể oải, có thể có vàng da, huyết áp hạ,…
Khi nào nên đi khám bác sĩ?
Nếu bạn thấy mình giảm cân không rõ nguyên nhân, nhịp tim nhanh, đổ mồ hôi bất thường, sưng ở cổ hoặc các triệu chứng khác liên quan đến chứng cường giáp đã trình bày ở trên, hãy đi khám bác sĩ. Điều quan trọng là phải mô tả đầy đủ những triệu chứng của mình, bởi vì nhiều dấu hiệu và triệu chứng của bệnh cường giáp có thể liên quan đến một số điều kiện khác. Nếu bạn đã điều trị bệnh cường giáp hoặc hiện đang được điều trị, hãy đi khám bác sĩ thường xuyên như đã thông báo để họ có thể theo dõi tình trạng của bạn.
==
Tham vấn thông tin, tư vấn và hỗ trợ đặt lịch khám:
✍ Bác sĩ chuyên về Bướu Giáp Hello Doctor
==
3. Các nguyên nhân gây ra bệnh cường giáp
Trong một số bệnh lý, bao gồm bệnh Graves (Basedow), nhân độc tuyến giáp, bệnh Plummer (bướu giáp đa nhân hóa độc) và viêm tuyến giáp đều có thể gây ra cường giáp. Nguyên nhân phổ biến nhất gây ra bệnh cường giáp là do bệnh Graves. Bệnh Graves là một loại bệnh tự miễn. Khi mắc bệnh này, tuyến giáp sẽ bị tấn công và gây ra bệnh cường giáp. Theo thống kê của các nhà khoa học khoảng 80-90% người bị cường giáp bị mắc bệnh Graves.
>>>Để hiểu rõ hơn về bệnh Graves, bạn có thể tham khảo tại BỆNH GRAVES
Ngoài ra, các nguyên nhân khác ít phổ biến hơn bao gồm viêm tuyến giáp, bướu độc hay sử dụng quá nhiều thuốc tuyến giáp. Viêm tuyến giáp là tình trạng viêm nhiễm của tuyến giáp. Bướu cổ là một khối u tuyến giáp tiết ra hormone tuyến giáp. Tuy nhiên trong một số trường hợp không thể xác định rõ nguyên nhân bệnh. Bệnh có thể di truyền trong gia đình nhưng không lây nhiễm.
Tuyến giáp hoạt động như thế nào?
Vùng dưới đồi truyền tín hiệu kích thích tuyến yên sản xuất một hormone được gọi là hormone kích thích tuyến giáp (TSH). Sau đó tuyến yên tiết ra TSH – với nồng độ phụ thuộc vào lượng T4 và T3 trong máu. Nếu lượng T4 và T3 trong máu quá thấp, TSH sẽ tăng lên. Ngược lại nếu quá cao, mức TSH sẽ giảm xuống. Sau cùng, tuyến giáp quy định sản xuất hormone dựa trên lượng TSH mà nó nhận được. Nếu tuyến giáp tăng sản xuất (cường giáp) và bài tiết ra quá nhiều hormone thì mức TSH sẽ thấp hơn bình thường. Nếu tuyến giáp giảm sản xuất (suy giáp) và không sản sinh đủ hormone thì TSH sẽ tăng cao hơn bình thường.
Lý do dư thừa thyroxine (T4)
- Bệnh Graves: là bệnh tự miễn, trong đó các tự kháng thể được tạo ra kích thích tuyến giáp sản sinh ra quá nhiều T4, là nguyên nhân thường gặp nhất của cường giáp. Thông thường, hệ miễn dịch sản xuất kháng thể chống lại virus, vi khuẩn và các kháng nguyên lạ xâm nhập vào cơ thể. Trong bệnh Graves, các kháng thể được sản xuất ra chống lại chính tuyến giáp, đôi khi chống lại các mô liên kết hậu nhãn (bệnh mắt do Graves) và da thường ở chi dưới (Graves 'dermopathy). Các nhà khoa học tìm được chính xác nguyên nhân của bệnh Graves, mặc dù có một số yếu tố nguy cơ - bao gồm yếu tố liên quan đến di truyền.
- Cường giáp đa hạt (nhân độc tuyến giáp, bướu giáp đa nhân hóa độc, bệnh Plummer): Dạng cường giáp này xảy ra khi một hoặc nhiều u tuyến của tuyến giáp sản xuất quá nhiều T4. U tuyến là một phần của tuyến tách biệt với phần tuyến bình thường còn lại, tạo thành những cục u không phải ung thư (lành tính) có thể làm phình to tuyến giáp. Không phải tất cả các u tuyến đều sản xuất dư thừa T4. Đến nay các bác sĩ vẫn không chắc chắn nguyên nhân dẫn đến sự tăng tiết hormone ở dạng cường giáp này.
- Viêm giáp. Đôi khi tuyến giáp có thể bị viêm không rõ nguyên do. Viêm giáp có thể tăng mức sản xuất hormone giáp, rồi các hormone thừa này được trữ lại trong lòng nang giáp đủ nhiều cho tới khi rò rỉ vào máu. Một loại hiếm hoi của tuyến giáp, được gọi là viêm giáp hạt thể bán cấp, gây đau. Các loại khác không đau và đôi khi có thể xảy ra sau khi mang thai (viêm tuyến giáp sau sinh).
Nguy cơ mắc bệnh cường giáp
Cường giáp, đặc biệt khi nó là triệu chứng của bệnh Graves, thường có xu hướng di truyền và phổ biến hơn ở phụ nữ so với nam giới. Nếu một thành viên khác của gia đình mắc bệnh về tuyến giáp, bạn sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh cường giáp hơn những người khác.
Những ai dễ mắc bệnh cường giáp?
Cường giáp là một căn bệnh phổ biến ở tuyến giáp. Bệnh thường ảnh hưởng đến nữ giới nhiều hơn nam giới. Tỷ lệ bệnh nhân nữ bị cường giáp cao gấp 3 lần nam. Bệnh có thể xuất hiện ở bất kỳ lứa tuổi nào tuy nhiên sẽ ít thể hiện thành triệu chứng hơn ở người cao tuồi.
4. Tác hại và biến chứng của bệnh cường giáp
Cường tuyến giáp là một loại bệnh lý nguy hiểm. Bệnh có thể gây ra nhiều những biến chứng nguy hiểm cho cơ thể như:
- Vấn đề tim mạch: Một số biến chứng nghiêm trọng nhất của cường giáp liên quan đến tim, bao gồm nhịp tim nhanh, loạn nhịp gọi là rung nhĩ và suy tim sung huyết, tình trạng tim không thể cung cấp đủ máu để đáp ứng nhu cầu cơ thể. Những biến chứng này thường có thể đảo ngược với điều trị thích hợp.
- Xương giòn: Bệnh cường giáp không được điều trị cũng có thể dẫn đến xương yếu, dễ gãy (loãng xương). Sức mạnh của xương phụ thuộc phần nào vào lượng canxi và sự khoáng hóa các chất dạng xương. Quá nhiều hormone tuyến giáp cản trở khả năng dung nạp canxi vào xương của cơ thể.
- Vấn đề về mắt: Những người bị bệnh Graves thường gặp các vấn đề về mắt, bao gồm lồi mắt, đỏ hoặc sưng mắt, nhạy cảm với ánh sáng, mờ mắt hoặc nhìn đôi. Các vấn đề về mắt nếu không được điều trị, có thể trở nặng và dẫn tới mù lòa.
- Da tấy đỏ, sưng lên: Hiếm gặp hơn ở một số người mắc bệnh Graves biểu hiện bệnh da liễu Graves, gây ảnh hưởng đến da, làm đỏ và sưng da, thường thấy ở bàn và ngón chân.
- Cơn bão giáp: Cường giáp cũng làm tăng nguy cơ bị cơn bão giáp - một sự gia tăng nhanh chóng và đột ngột các triệu chứng, dẫn đến sốt, nhịp tim nhanh, thậm chí là mê sảng. Nếu điều này xảy ra, hãy can thiệp y tế ngay lập tức.
6. Các phương pháp điều trị bệnh cường giáp
Chẩn đoán
Khi bạn đến khám tại Hello Doctor, các bác sĩ sẽ chẩn đoán bệnh cường giáp dựa vào:
- Tiền căn và thăm khám: Trong quá trình khám, bác sĩ có thể cố gắng phát hiện dấu rung vẩy, tăng phản xạ gân xương, thay đổi ở mắt, da nóng và ẩm ướt. Bác sĩ cũng sẽ kiểm tra hình dạng, mật độ, kích thước tuyến giáp thông qua khả năng di động theo nhịp nuốt, đồng thời bắt mạch để xác định đó có phải là bướu mạch.
- Xét nghiệm máu: Chẩn đoán có thể được xác định thông qua xét nghiệm máu nhằm đo nồng độ thyroxine và TSH trong huyết tương. Sự tăng cao thyroxine và lượng TSH thấp cho thấy tuyến giáp đang hoạt động quá mức. Lượng TSH rất quan trọng vì nó là hormone báo hiệu tuyến giáp sản xuất quá nhiều thyroxine. Những xét nghiệm này đặc biệt cần thiết cho người lớn tuổi, những người có thể không có triệu chứng điển hình của cường giáp.
Nếu xét nghiệm máu cho kết quả cường giáp, bác sĩ có thể đề nghị thêm một trong các xét nghiệm sau để tầm soát nguyên nhân:
- Độ tập trung iod đồng vị phóng xa: Đối với xét nghiệm này, bạn uống một liều nhỏ đồng vị phóng xạ iod (radioiodine). Theo thời gian, iod phóng xạ được hấp thu vào tuyến giáp vì tuyến giáp sử dụng iod để sản xuất hoocmon. Bạn sẽ được kiểm tra sau hai, sáu hoặc 24 giờ - và đôi khi sau cả ba mốc thời gian - để xác định có bao nhiêu iod phóng xạ mà tuyến giáp đã hấp thu.
Độ tập trung iod phóng xạ cao cho thấy tuyến giáp đang sản xuất quá nhiều thyroxine. Nguyên nhân thường gặp là bệnh Graves hoặc các nhân giáp hóa độc. Nếu bạn bị cường giáp và độ tập trung iod phóng xạ thấp, cho thấy rằng thyroxine được lưu giữ trong tuyến đã bị rò rỉ vào tuần hoàn, đồng nghĩa bạn có khả năng bị viêm tuyến giáp.
- Chụp xạ hình tuyến giáp. Trong xét nghiệm này, bạn sẽ được tiêm chất cản quang vào tĩnh mạch ở khuỷu tay hoặc ở bàn tay. Sau đó, bạn nằm ngửa trên bàn với đầu được kéo về sau trong khi đó một máy ảnh đặc biệt dựng lại hình tuyến giáp trên màn hình máy tính.
Thời gian cần thiết cho thủ thuật có thể khác nhau, tùy thuộc vào thời gian cần thiết để chất phóng xạ tiếp cận tuyến giáp.
Đôi khi bạn có thể được chụp xạ hình tuyến giáp kết hợp với xét nghiệm đo độ tập trung iod phóng xạ. Trong trường hợp đó, iod phóng xạ được đưa vào cơ thể qua đường uống thay vì đường tĩnh mạch để dựng hình tuyến giáp.
Điều trị bệnh
Điều trị cường giáp thường khả quan, tuy nhiên vẫn có những trường hợp tái phát. Có 3 phương pháp điều trị bệnh cường giáp đó là: nội khoa, ngoại khoa và xạ trị .
Việc chọn phương pháp điều trị phù hợp còn tùy trường hợp cụ thể, phụ thuộc vào: tuổi, tình trạng bệnh, điều kiện kinh tế ,…
Điều trị nội khoa
- Có thể được điều trị bằng thuốc kháng giáp.
- Thuốc ức chế giao cảm: Thời gian điều trị từ 18 – 24 tháng. Sau 2 tháng dùng thuốc kháng giá, các triệu chứng được cải thiện rõ, vì lúc này chức năng tuyến giáp đã trở về bình thường.
Phụ nữ tuổi sinh sản trong thời gian điều trị cường giáp, sau khi đã ổn định tình trạng cường giáp và dưới sự theo dõi của bác sĩ chuyên khoa nội tiết vẫn có thể có thai và sinh con bình thường.
Khoảng 0,5% trường hợp có thể có tai biến giảm bạch cầu trong 3 tháng đầu điều trị với thuốc kháng giáp. Ít gặp tình trạng vàng da được cho là do tắc mật.
Kết quả điều trị: 60-70% khỏi bệnh (trước đây cho là chỉ 50%). Khoảng 30% tái phát sau khi ngưng điều trị nội khoa.
Điều trị ngoại khoa
Đó là phương pháp phẫu thuật cắt bỏ gần toàn bộ tuyến giáp. Triệu chứng sẽ được cải thiện rõ vài tuần đầu sau mổ. Khoảng 1% có thể bị tai biến suy giáp hoặc tổn thương dây thần kinh quặt ngược dẫn đến khàn tiếng hoặc giọng nói yếu, hoặc tổn thương tuyến cận giáp gây co giật do hạ canxi máu. Tỷ lệ tái phát khoảng 20%.
Xạ trị
Nguời bệnh được điều trị với uống iod phóng xạ (Iod 131). Phương pháp này an toàn cho người bệnh trên 40 tuổi, thể trạng yếu không cho phép điều trị nội khoa hay phẫu thuật. Không được dùng cho thai phụ, trẻ em vì nguy cơ đột biến gen.
Suy giáp có thể xảy ra sau nhiều năm điều trị với iod phóng xạ và cần phải điều trị thay thế với hormon tuyến giáp suốt đời.
Cường giáp là bệnh nội tiết thường gặp (chiếm 10% dân cư) đi kèm với nhiều triệu chứng và biến chứng nguy hiểm nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Cường giáp cũng không phải là căn bệnh nan y mà hoàn toàn có thể chữa lành được và đưa người bệnh trở lại với đời sống lao động,sinh hoạt bình thường.
Những thông tin hữu ích cho bạn:
- Triệu chứng nhận biết bệnh cường giáp
- Bệnh cường giáp ở trẻ em
- Bệnh cường giáp ở phụ nữ mang thai
- Phương pháp điều trị bệnh cường giáp
Để điều trị bệnh cường giáp, bạn có thể liên hệ đặt khám với các bác sĩ của Hello Doctor theo số điện thoại 1900 1246.
Bác sĩ khám, điều trị
Tiến sĩ - Bác sĩ Nguyễn Hoàng Bình
Khoa: Hô hấp, Mạch máu, Nội tiết, Ngoại lồng ngực
Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy
Kinh nghiệm: 32 năm
Vị trí: Trưởng khoa Ngoại Lồng Ngực - Mạch máu
Bình luận, đặt câu hỏi