Basedow

Basedow

Bệnh Basedow còn có các tên gọi khác như bệnh Parry, bệnh Graves, bệnh bướu cổ có lồi mắt. Basedow là bệnh tăng năng giáp tự miễn, xuất hiện do tuyến giáp sản xuất thừa hormone.

1. Bệnh Basedow là gì

2. Triệu chứng của bệnh Basedow

3. Nguyên nhân gây ra bệnh Basedow

4. Tác hại của bệnh Basedow

5. Điều trị bệnh Basedow

6. Phòng chống bênh Basedow

7. Bác sĩ điều trị 

==

Tham vấn thông tin, tư vấn và hỗ trợ đặt lịch khám:

✍ Bác sĩ chuyên về Bướu Giáp Hello Doctor 

☎ Gọi Bác sĩ: 19001246

==

1. Bệnh Basedow là gì?

Basedow là một bệnh lý của tuyến giáp, xuất hiện do tuyến giáp sản xuất quá nhiều hormone. Hàm lượng hormone ở tuyến giáp cao gây ra những tổn hại về mô và chuyển hoá.

Bệnh gặp ở mọi lứa tuổi, tuy nhiên tập trung nhiều ở tuổi 20 – 40, trong đó ở Việt Nam thường gặp nhiều ở lứa tuổi 20 – 30 (31,8%), nữ giới chiếm tỷ lệ cao hơn nam. Bệnh Basedow là một bệnh nội tiết thường gặp ở nước ta, ít gặp ở trẻ nhỏ và người già > 50 tuổi, chiếm 45,8% các bệnh nội tiết và 2,6% các bệnh nội khoa. Ở Mỹ, tỷ lệ mắc bệnh Basedow chiếm 0,02 – 0,4% dân số, trong khi đó theo thông báo của Tunbridge và cộng sự thì ở Bắc Anh tỷ lệ mắc bệnh Basedow là khoảng 1%.

2. Dấu hiệu, biểu hiện và triệu chứng của bệnh Basedow

Bệnh Basedow có những dấu hiệu khá rõ ràng như các dấu hiệu trong hội chứng cường giáp, bướu giáp, lồi mắt. Cụ thể là:

  • Bướu giáp to bất thường: bướu giáp to ra, thường lan tỏa, tương đối đều, mềm, đàn hồi hoặc hơi cứng. Bướu lớn có thể chèn ép các cơ quan lân cận.
  • Nhịp tim đập nhanh: hồi hộp, nhịp tim nhanh, loạn nhịp, khó thở ngay cả khi nghỉ ngơi, mạch nhanh,...
  • Run bàn tay: đây là triệu chứng nổi bật của bệnh Basedow.
  • Mệt mỏi, dễ kích thích, đổi tính tình, bất an, không tập trung tư tưởng,...
  • Tăng thân nhiệt, luôn có cảm giác nóng.
  • Ăn nhiều, tiêu chảy, nôn mửa, vàng da.
  • ...

Triệu chứng của bệnh Basedow

Khi nào nên đi khám bác sĩ?

Khi thấy bản thân có các dấu hiệu của bênh Basedow, bạn nên đi khám bác sĩ để được điều trị bệnh. Do cơ địa và mức độ bệnh của mỗi người là khác nhau nên bác sĩ sẽ giúp bạn đưa ra phương án điều trị bệnh tốt nhất.

3. Nguyên nhân gây ra bệnh Basedow

Đến nay các chuyên gia y tế vẫn chưa xác định được chính xác nguyên nhân gây bệnh Basedow nhưng sự tăng tiết hormon tuyến giáp T3 và T4 được cho là do rối loạn miễn dịch gây kích thích bất thường tuyến giáp. 

Hệ miễn dịch hoạt động bất thường quay trở lại tấn công ngược lại các mô trong cơ thể và dẫn đến tuyến giáp hoạt động bất thường. Chính sự hoạt động bất thường của cơ quan này làm cho hormone tuyến giáp được sản xuất nhiều hơn bình thường.

Yếu tố nguy cơ mắc bệnh Basedow

Có nhiều yếu tố có thể khiến cho bệnh có nguy cơ mắc bệnh Basedow cao hơn như: 

  • Tiền sử gia đình: bạn có nguy cơ mắc bệnh Basedow cao hơn nếu trong gia đình đã có người bị bệnh này;
  • Giới tính: phụ nữ có nhiều khả năng mắc bệnh Basedow hơn là nam giới;
  • Độ tuổi: bệnh Basedow thường xuất hiện ở những người trẻ hơn 40 tuổi;
  • Rối loạn miễn dịch khác: những người bị rối loạn hệ thống miễn dịch như bệnh tiểu đường tuýp1 hay viêm khớp dạng thấp có nguy cơ gia tăng mắc bệnh;
  • Căng thẳng tinh thần hoặc thể chất;
  • Mang thai;
  • Hút thuốc.

4. Tác hại và biến chứng của bệnh Basedow

Bệnh Basedow là một căn bệnh khá nguy hiểm, ngoài việc gây ra cho người bệnh những triệu chứng như lồi mắt, bướu cổ thì bệnh còn có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được chữa trị. Một số những biến chứng của bệnh Basedow đó là:

- Vấn đề khi mang thai: Biến chứng của bệnh Basedow có thể gây nguy hiểm cho người bệnh khi mang thai như: sẩy thai, sinh non, rối loạn chức năng tuyến giáp của thai, chậm phát triển thai, suy tim ở thai phụ, tiền sản giật,...

- Rối loạn nhịp tim: nếu không được chữa trị, bệnh Basedow có thể dẫn đến rối loạn nhịp tim, những thay đổi trong cấu trúc và chức năng của cơ tim, không bởm đủ máu đến cơ thể. 

- Cơn bão giáp: Tuy là một biến chứng hiếm gặp nhưng lại rất nguy hiểm, có thể đe dọa đến tính mạng của người bệnh. 

- Giòn xương: nếu không được chữa trị, bệnh nhân có thể bị giòn xương, gãy xương do hormone tuyến giáp quá nhiều cản trở việc hấp thu canxi vào xương.

5. Điều trị bệnh Basedow

Chẩn đoán

Bác sĩ sẽ chẩn đoán dựa trên tiền sử bệnh của gia đình và các triệu chứng mà bạn đang có. Kèm theo đó, xét nghiệm máu sẽ được thực hiện nhằm kiểm tra bệnh. Ngoài ra, chụp X-quang hoặc chụp CT hoặc phóng xạ i-ốt cũng sẽ được thực hiện khi cần thiết.

Điều trị 

Hiện nay, có 3 phương pháp chính điều trị bệnh bao gồm:

  • Điều trị nội khoa
  • Điều trị bằng phóng xạ
  • Điều trị ngoại khoa

Bạn sẽ được dùng thuốc ức chế beta trong các trường hợp tim đập bất thường, đổ mồ hôi và cảm thấy lo lắng. Các phương pháp điều trị như dùng thuốc phóng xạ i-ốt hoặc phẫu thuật đều nhằm mục đích giảm lượng hormone tuyến giáp trong cơ thể. Tuy nhiên, trong trường hợp điều trị bằng tia phóng xạ hoặc phẫu thuật, bạn sẽ phải dùng hormone thyroid thay thế suốt đời.

Lưu ý rằng: bạn nên điều trị bệnh theo sự hướng dẫn của bác sĩ. 

6. Phòng chống bệnh Basedow

Basedow là bệnh lý hiện chưa rõ nguyên nhân sinh bệnh nên chưa có biện pháp hữu hiệu để phòng ngừa bệnh. Nên tránh các tình trạng căng thẳng, hạn chế các chất kích thích, bảo vệ vùng mắt và nên đi khám sức khỏe định kỳ. 

Bệnh Basedow nên được điều trị sớm để tránh những hậu quả nguy hiểm, vì vậy khi thấy bản thân có các dấu hiệu của bệnh, bạn nên đi khám để đươc chuẩn đoán và điều trị sớm nhất. Hẹn khám bác sĩ chuyên khoa Hello Doctor theo số điện thoại: 1900 1246.

Các thông tin hữu ích nên đọc:

Bác sĩ khám, điều trị

Nguyễn Hoàng Bình

Tiến sĩ - Bác sĩ Nguyễn Hoàng Bình

Khoa: Hô hấp, Mạch máu, Nội tiết, Ngoại lồng ngực

Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy

Kinh nghiệm: 32 năm

Vị trí: Trưởng khoa Ngoại Lồng Ngực - Mạch máu

Đào Anh Tuấn

Bác sĩ Đào Anh Tuấn

Khoa: Nội tiết, Tiêu hóa - Gan mật

Nơi làm việc: Bệnh viện Đaị học Quốc gia Hà nội

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Đánh giá, chia sẻ Gửi đánh giá

  • Mạnh Hải

    Bài viết cung cấp rất nhiều thông tin hữu ích giúp tôi hiểu ra rất nhiều. Đã đặt khám và được các bác sĩ khám rất kỹ. Các triệu chứng của tôi đã thuyên giảm.

    24/10/2017
  • Vũ Anh

    Tôi thấy mình có các dấu hiệu của bệnh Basedow và đã liên hệ để điều trị với bác sĩ Uyên, giờ đây bệnh tình của tôi đã đỡ hơn rất nhiều

    16/10/2017
  • Hồng Lê

    Nhà tôi đang có người mắc bệnh Basedow nên tôi hiểu rõ những tác hại mà căn bệnh này mang lại. Mọi người nếu biết mình mắc bệnh thì nên điều trị càng sớm càng tốt nhé.

    05/10/2017
  • Trịnh tình

    Tôi đi khám và bác sĩ nói rằng tôi đang bị bệnh Basedow, cần phải điều trị ngay. Giờ tìm hiểu mới thấy bệnh này có nhiều biến chứng nguy hiểm thật.

    21/09/2017
  • Nguyễn Quyên

    Gia đình tôi có người mắc bệnh Basedow và hiện tại đang chữa trị với bác sĩ Uyên. Đến giờ bệnh tình cũng đã thuyên giảm, cảm ơn bác sĩ.

    11/09/2017
Xem thêm đánh giá

Hà thi Năm (22/04/2019)
Cho mình hỏi bác sỹ Uyên ở đâu cho mình xin địa chỉ liên lạc cảm ơn thật nhiều
Hello Doctor (23/04/2019)
Chào bạn Năm, bác sĩ Uyên hiện đang ở tại Tp. Hồ Chí Minh. Nếu bạn muốn điều trị với bác sĩ, bạn có thể liên hệ đặt lịch khám với bác sĩ theo số điện thoại 1900 1246.
Lưu Thị Thảo Tiên (24/10/2018)
Dạ, em chào Bác sĩ. Em là Thảo Tiên, năm nay em 26 tuổi và phát hiện bệnh lúc 24 tuổi. Hiện giờ em đang được chữa trị, bác sĩ cho em hỏi là mắt của e bị lồi, nếu sau khi chữa hết bệnh, mắt em có trở lại như bình thường không ạ? Em cảm ơn ạ!

Bình luận, đặt câu hỏi

Các thông tin cá nhân của bạn sẽ không bị công khai

Nội dung

Đọc thêm

Dấu hiệu, biểu hiện, triệu chứng và biến chứng của bệnh Basedow
Triệu trứng
Dấu hiệu, biểu hiện, triệu chứng của bệnh Basedow thể hiện qua bướu giáp to ra, hệ tim mạch không ổn định, run tay, mệt mỏi,... Bệnh có nhiều biến chứng nguy hiểm. Nếu bạn...
Những nguyên nhân gây ra bệnh Basedow là gì
Nguyên nhân
Những nguyên nhân gây ra bệnh Basedow cho đến nay vẫn chưa được xác định một cách chính xác, nhưng có sự tham gia của tăng tiết hormon tuyến...
Các cách chuẩn đoán, điều trị và chữa bệnh Basedow hiện nay
Điều trị
Các cách điều trị và chữa bệnh Basedow hiện nay là điều trị nội khoa, điều trị phóng xạ và điều trị ngoại khoa. Để chuẩn đoán bệnh cần làm...