Bệnh cường giáp ở trẻ em là gì? Triệu chứng và cách chữa trị
Tuy bệnh cường giáp hiếm khi xảy ra ở trẻ em và thanh thiếu niên, nhưng mức độ nguy hiểm của nó tác động lên trẻ em lại vô cùng lớn. Nếu không được chẩn đoán ngay sau khi sinh, bệnh cường giáp có thể khiến cho trẻ tử vong.
2. Bệnh cường giáp ở trẻ em là gì
3. Triệu chứng của bệnh cường giáp ở trẻ em
4. Nguyên nhân gây ra bệnh cường giáp ở trẻ em
5. Điều trị bệnh cường giáp ở trẻ em
==
Tham vấn thông tin, tư vấn và hỗ trợ đặt lịch khám:
✍ Bác sĩ chuyên về Bướu Giáp Hello Doctor
==
1. Tuyến giáp là gì? Tuyến giáp hoạt động như thế nào?
Tuyến giáp là một tuyến nhỏ, hình cánh bướm ở cổ, giúp cơ thể điều chỉnh tốc độ tiêu tốn năng lượng nhanh hay chậm. Nói cách khác, tuyến giáp là chìa khóa cho sự trao đổi chất của một người.
Tuyến giáp giúp điều hòa sự trao đổi chất thông qua việc sản xuất thyroxine, hay còn gọi là T4. Hormon này cũng đóng một vai trò quan trọng trong sự tăng trưởng bình thường và sự phát triển trí não của trẻ em. Nồng độ T4 được điều chỉnh bởi hormone kích thích tuyến giáp (TSH), sản sinh ra trong não. Nếu nồng độ T4 quá thấp, TSH sẽ gửi tín hiệu tới tuyến giáp để tạo thêm T4.
_____________________________
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
DỄ DÀNG GẶP BÁC SĨ: GỌI 1900146
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ SỨC KHỎE LẬP TỨC: GỌI 19001246
(Liên lạc qua điện thoại, trước khi đến trực tiếp cơ quan y tế, để tránh lây nhiễm Covid-19)
_____________________________
2. Bệnh cường giáp ở trẻ em là gì?
Cường giáp được định nghĩa là sự hoạt động quá mức của tuyến giáp, sản xuất ra quá nhiều hormone tuyến giáp trong máu. Sự tăng tiết các hormone tuyến giáp dẫn đến quá trình trao đổi chất của cơ thể cũng hoạt động quá mức. Ở trẻ sơ sinh, nguyên nhân phổ biến nhất làm cho tuyến giáp hoạt động quá mức là bệnh Graves sơ sinh, đây là bệnh có thể đe dọa tính mạng. Tuy nhiên, cường giáp hiếm khi xảy ra ở trẻ em và thanh thiếu niên.
>>> Để có thêm thông tin về bệnh cường giáp nói chung, bạn có thể tham khảo TẠI ĐÂY.
_____________________________
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
DỄ DÀNG GẶP BÁC SĨ: GỌI 1900146
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ SỨC KHỎE LẬP TỨC: GỌI 19001246
(Liên lạc qua điện thoại, trước khi đến trực tiếp cơ quan y tế, để tránh lây nhiễm Covid-19)
_____________________________
3. Các dấu hiệu, biểu hiện và triệu chứng của bệnh cường giáp ở trẻ em
Sau đây là các triệu chứng phổ biến nhất của cường giáp ở trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, do cơ địa không giống nhau nên mỗi trẻ có thể gặp các triệu chứng khác nhau.
- Tăng cân chậm
- Nhịp tim nhanh (có thể dẫn đến suy tim)
- Huyết áp cao
- Bứt rứt
- Cáu gắt
- Mắt lồi
- Nôn ói
- Tiêu chảy
- Khó thở do tuyến giáp gia tăng kích thước (bướu cổ) chèn vào ống dẫn khí
Việc tiếp xúc lâu dài với nồng độ cao của các kháng thể kích thích tuyến giáp đặc trưng của cường giáp có thể gây ra những vấn đề nghiêm trọng về sức khoẻ cho trẻ sơ sinh sau này, bao gồm:
- Đóng sớm các xương trong hộp sọ
- Thiểu năng trí tuệ
- Kích động
- Tăng trưởng chậm
Lưu ý rằng: Các triệu chứng của bệnh cường giáp có thể giống với các tình trạng hoặc vấn đề y khoa khác. Do đó bạn cần khám và tham vấn ý kiến bác sĩ để chắc chắn về chẩn đoán bệnh của con mình.4. Nguyên nhân gây ra bệnh cường giáp ở trẻ em
Ở trẻ sơ sinh, nguyên nhân gây ra bệnh cường giáp là do mẹ của trẻ đã hoặc đang mắc bệnh cường giáp. Bệnh cường giáp ở người lớn là sự rối loạn tự miễn được đặc trưng bởi việc tạo ra kháng thể kích thích tuyến giáp. Khi phụ nữ mang thai có những kháng thể này, chúng có thể đi qua nhau thai và ảnh hưởng đến tuyến giáp của bào thai. Bệnh cường giáp ở phụ nữ có thai có thể dẫn đến thai chết lưu, sẩy thai, hoặc sinh non.
_____________________________
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
DỄ DÀNG GẶP BÁC SĨ: GỌI 1900146
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ SỨC KHỎE LẬP TỨC: GỌI 19001246
(Liên lạc qua điện thoại, trước khi đến trực tiếp cơ quan y tế, để tránh lây nhiễm Covid-19)
_____________________________
5. Điều trị bệnh cường giáp ở trẻ em
Chẩn đoán
Ngoài bệnh sử và thăm khám lâm sàng hoàn chỉnh, các quá trình chẩn đoán cường giáp có thể bao gồm định lượng nồng độ hormone tuyến giáp trong máu.
Điều trị
Nếu được điều trị kịp thời, trẻ sơ sinh thường phục hồi hoàn toàn trong vòng vài tuần. Tuy nhiên, cường giáp có thể tái phát trong 6 tháng đầu đến 1 năm tuổi. Mục tiêu điều trị là khôi phục chức năng bình thường của tuyến giáp, tạo ra nồng độ hormone tuyến giáp bình thường. Điều trị đặc hiệu cho suy giáp sẽ được bác sĩ quyết định dựa trên:
- Tuổi, tình trạng sức khoẻ tổng thể và tiền sử bệnh tật của trẻ
- Mức độ của bệnh
- Sự dung nạp của trẻ đối với các loại thuốc, thủ thuật hoặc liệu pháp cụ thể
- Những mong muốn trong quá trình điều trị bệnh
- Ý kiến hoặc sở thích
Điều trị có thể bao gồm:
- Thuốc ngăn chặn sự sản sinh hormone tuyến giáp
- Điều trị suy tim
Tham khảo thêm: Phương pháp điều trị bệnh cường giáp.
_____________________________
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
DỄ DÀNG GẶP BÁC SĨ: GỌI 1900146
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ SỨC KHỎE LẬP TỨC: GỌI 19001246
(Liên lạc qua điện thoại, trước khi đến trực tiếp cơ quan y tế, để tránh lây nhiễm Covid-19)
_____________________________
Bác sĩ khám, điều trị
Tiến sĩ - Bác sĩ Nguyễn Hoàng Bình
Khoa: Ngoại lồng ngực, Nội tiết, Mạch máu, Hô hấp
Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy
Kinh nghiệm: 32 năm
Vị trí: Trưởng khoa Ngoại Lồng Ngực - Mạch máu
Bình luận, đặt câu hỏi