Những điều cần phải biết về bệnh cường giáp ở phụ nữ có thai
Hội chứng cường giáp tương đối phổ biến trong thai kỳ và vấn đề điều trị là vô cùng quan trọng. Hãy cùng bác sĩ Hello Doctor tìm hiểu cụ thể hơn về bệnh cường giáp ở phụ nữ mang thai trong bài viết sau.
==
Tham vấn thông tin, tư vấn và hỗ trợ đặt lịch khám:
✍ Bác sĩ chuyên về Bướu Giáp Hello Doctor
==
1. Một số điểm cần biết về bệnh cường giáp ở phụ nữ mang thai
Tuyến giáp là cơ quan nằm ở trước cổ, có vai trò giải phóng các hormone điều chỉnh sự trao đổi chất (cách cơ thể sử dụng năng lượng), tim và hệ thần kinh, cân nặng, nhiệt độ cơ thể và nhiều quá trình khác trong cơ thể.
Hormon tuyến giáp đặc biệt cần thiết để đảm bảo sự phát triển khỏe mạnh của não và hệ thần kinh trong ba tháng đầu của thai kỳ, hormone được truyền qua nhau thai. Vào khoảng 12 tuần, tuyến giáp ở thai nhi sẽ bắt đầu sản xuất hormone tuyến giáp của mình.
Trong quá trình mang thai, sự sản xuất estrogen và HCG màng đệm có thể kích thích tuyến giáp hoạt động nhiều hơn. Điều này khiến cho việc chẩn đoán cường giáp khó khăn hơn. Vì vậy, nếu phụ nữ mang thai đã bị cường giáp trước đó cần phải tuân thủ điều trị, kiểm soát chặt chẽ đặc biệt trong 3 tháng đầu. Tuy nhiên, trong quá trình mang thai có thể gây ra các triệu chứng tương tự như cường giáp, nếu phụ nữ đang mang thai gặp bất kỳ triệu chứng khó chịu như đánh trống ngực, giảm cân hoặc nôn mửa liên tục, hãy liên hệ với bác sĩ để được khám và tư vấn.
Các triệu chứng của bệnh cường giáp ở phụ nữ mang thai cũng giống như với triệu chứng bệnh cường giáp chung. Bạn có thể tham khảo thêm thông tin trong bài viết Triệu chứng bệnh cường giáp.
_____________________________
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
DỄ DÀNG GẶP BÁC SĨ: GỌI 1900146
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ SỨC KHỎE LẬP TỨC: GỌI 19001246
(Liên lạc qua điện thoại, trước khi đến trực tiếp cơ quan y tế, để tránh lây nhiễm Covid-19)
_____________________________
2. Nguyên nhân cường giáp trong thai kỳ
Nguyên nhân phổ biến nhất ở bà mẹ mang thai là bệnh Basedow. Basedow là bệnh cường chức năng tuyến giáp kết hợp với bướu phì đại lan tỏa do kháng thể kích thích trực tiếp thụ cảm thể tiếp nhận TSH gây tăng nồng độ hormone tuyến giáp trong máu.
Ngay cả khi người mẹ đã điều trị bằng iod phóng xạ hoặc phẫu thuật cắt bỏ tuyến giáp, cơ thể vẫn có thể tạo ra kháng thể TSI. Nếu mức tăng quá cao, TSI sẽ đi qua hàng rào nhau thai kích thích tuyến giáp thai nhi hoạt động nhiều hơn mức cần thiết, ảnh hưởng sự phát triển của trẻ.
Một số nguyên nhân khác hiếm gặp hơn:
- Bướu đơn (đa) nhân độc tuyến giáp
- Tăng sản xuất tuyến giáp do chửa trứng, di căn ung thư tuyến giáp thể nang
- U tuyến yên tăng tiết TSH
3. Mang thai ảnh hưởng như thế nào tới cường giáp?
Tuyến giáp hoạt động bình thường trong quá trình mang thai, chỉ có dưới 1% phụ nữ có tuyến giáp hoạt động quá mức trong thai kỳ. Bệnh cường giáp do Basedow có xu hướng xấu đi trong nửa đầu thai kỳ, cải thiện ở giai đoạn nửa sau và sau đó xấu đi trong giai đoạn sau sinh.
_____________________________
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
DỄ DÀNG GẶP BÁC SĨ: GỌI 1900146
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ SỨC KHỎE LẬP TỨC: GỌI 19001246
(Liên lạc qua điện thoại, trước khi đến trực tiếp cơ quan y tế, để tránh lây nhiễm Covid-19)
_____________________________
4. Cường giáp ảnh hưởng đến thai kỳ như thế nào?
Cường giáp không được kiểm soát gây nhiều ảnh hưởng xấu như:
- Sinh non (trước 37 tuần mang thai), trẻ sinh ra nhẹ cân
- Biến chứng phổ biến nhất là tiền sản giật, một dạng tăng huyết áp ở phụ nữ bị cường giáp
- Một dạng cường giáp gây đe dọa tính mạng nghiêm trọng khác là cơn bão giáp trạng, đó là tình trạng lượng hormone tăng cao đột ngột gây sốt cao, mất nước, tiêu chảy, nhịp tim nhanh và không đều, sốc và tử vong, nếu không được điều trị.
- Thuốc điều trị cường giáp có thể ảnh hưởng đến thai nhi và trẻ sơ sinh. Một số loại thuốc có thể liên quan đến dị tật bẩm sinh. Chưa có nghiên cứu rõ ràng về việc liệu thuốc kháng giáp có gây suy giáp ở thai nhi và trẻ sơ sinh hay không. Bệnh cường giáp ở trẻ sơ sinh có thể xảy ra ở một tỷ lệ nhỏ trẻ sơ sinh. Mặc dù hầu hết các trường hợp là tạm thời và không gây ra vấn đề cho em bé, nhưng theo dõi em bé là rất quan trọng.
Để hiểu rõ hơn vấn đề này, bạn có thể tham khảo thêm tại bài viết: "Bệnh cường giáp ảnh hưởng đến phụ nữ mang thai như thế nào".
_____________________________
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
DỄ DÀNG GẶP BÁC SĨ: GỌI 1900146
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ SỨC KHỎE LẬP TỨC: GỌI 19001246
(Liên lạc qua điện thoại, trước khi đến trực tiếp cơ quan y tế, để tránh lây nhiễm Covid-19)
_____________________________
5. Các biện pháp điều trị bệnh cường giáp ở phụ nữ mang thai
Điều trị cho cường giáp là cụ thể cho riêng từng bệnh nhân. Mục tiêu đưa nồng độ hormone tuyến giáp về bình thường. Điều trị bao gồm:
- Theo dõi thường xuyên mức độ hoạt động tuyến giáp trong suốt thai kỳ, qua định lượng hormone
- Thuốc antithyroid, được sử dụng nếu lợi ích của điều trị lớn hơn nguy cơ. Propylthiouracil và methimazole là những loại thuốc phổ biến nhất được sử dụng.
- Phẫu thuật cắt bỏ một phần của tuyến giáp.
Sử dụng iod phóng xạ, dưới dạng thuốc viên hoặc chất lỏng, gây tổn thương tế bào tuyến giáp là không được khuyến cáo trong thai kỳ.
Bạn có thể tham khảo chi tiết các phương pháp điều trị hơn trong bài viết Phương pháp điều trị bệnh cường giáp.
Bác sĩ khám, điều trị
Tiến sĩ - Bác sĩ Nguyễn Hoàng Bình
Khoa: Hô hấp, Mạch máu, Nội tiết, Ngoại lồng ngực
Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy
Kinh nghiệm: 32 năm
Vị trí: Trưởng khoa Ngoại Lồng Ngực - Mạch máu
Bình luận, đặt câu hỏi