Bệnh cường giáp có phải là ung thư không - hỏi đáp nhanh bác sĩ
Chào bác sĩ Hello Doctor, em gái tôi mới phát hiện bị mắc bệnh cường giáp. Tôi từng thấy một người cũng mắc bệnh này và về sau bị ung thư. Xin hỏi bác sĩ bệnh cường giáp có phải ung thư không. Cảm ơn bác sĩ.
==
Tham vấn thông tin, tư vấn và hỗ trợ đặt lịch khám:
✍ Bác sĩ chuyên về Bướu Giáp Hello Doctor
==
Trả lời:
Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Để giúp bạn có câu trả lời cho vấn đề này, chúng tôi đưa ra hai khái niệm của cường giáp và ung thư.
Cường giáp là tình trạng tuyến giáp hoạt động quá mức dẫn đến sản xuất hormone giáp nhiều hơn bình thường, hậu quả làm gia tăng nồng độ hormone lưu hành trong máu, gây ra những tổn hại về mô và chuyển hóa trong cơ thể.
Ung thư tuyến giáp là bệnh lý ác tính của tế bào ở tuyến giáp, khi bị kích thích bởi tác nhân sinh ung thư, tế bào tăng sinh một cách vô hạn độ, vô tổ chức không tuân theo các cơ chế kiểm soát về phát triển của cơ thể.
Qua hai định nghĩa trên thấy rõ, cường giáp là một hội chứng chứ không phải là bệnh, có thể gặp hội chứng cường giáp trong ung thư tuyến giáp hoặc bệnh lý khác có hội chứng cường giáp có nguy cơ tiến triển thành ung thư tuyến giáp. Cần phân biệt hai khái niệm cường giáp và ung thư tuyến giáp.
Một số thông tin dưới đây có thể sẽ hữu ích cho bạn:
1. Một số vấn đề cơ bản bạn nên biết về cường giáp
Cường giáp là bệnh nội tiết thường gặp. Tại Việt Nam, bệnh nhân cường giáp chiếm 5,8% số bệnh nhân được điều trị tại bệnh viện Bạch Mai.
Bệnh chủ yếu gặp ở độ tuổi 20-50 và tỉ lệ nữ mắc bệnh nhiều gấp 4-10 lần nam giới.
Nguyên nhân gây cường giáp rất đa dạng:
- Basedow là dạng thường gặp nhất (chiếm 90% các trường hợp cường giáp)
- Bướu nhân độc tuyến giáp
- Tăng sản xuất hormone giáp do chửa trứng, di căn ung thư tuyến giáp thể nang
- U tế bào nuôi
- U tuyến yên tăng tiết TSH
_____________________________
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
DỄ DÀNG GẶP BÁC SĨ: GỌI 1900146
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ SỨC KHỎE LẬP TỨC: GỌI 19001246
(Liên lạc qua điện thoại, trước khi đến trực tiếp cơ quan y tế, để tránh lây nhiễm Covid-19)
_____________________________
Triệu chứng
Mức độ biểu hiện triệu chứng phụ thuộc mức độ cường giáp, thời gian bị bệnh và tuổi bệnh nhân.
Bệnh hay gặp ở phụ nữ trẻ, khởi phát đột ngột sau stress tâm lý hoặc bệnh nhiễm trùng. Tuy nhiên cũng có trường hợp bệnh diễn biến từ từ, gầy sút mệt mỏi khó nhận biết ngay được.
- Gầy sút 3-20kg trong vài tuần- vài tháng mặc dù có thể vẫn ăn ngon
- Rối loạn tính cách và khí sắc: lo lắng, dễ kích thích, dễ cáu gắt, hay khóc, khó tập trung, cảm giác mệt mỏi nhưng khó ngủ
- Xuất hiện cơn nóng bừng, vã mồ hôi nhiều nhất là ở ngực và bàn tay, sợ nóng, bệnh nhân khát và uống nhiều nước
- Hay hồi hộp đánh trống ngực, cảm giác nghẹt thở, đau vùng trước tim
- Đi ngoài nhiều lần phân nát, có thể có buồn nôn, nôn, đau bụng
- Bệnh nhân đi lại chóng mỏi, lên thang gác khó khăn, ngồi trên ghế đứng dậy bắt buộc phải có dùng tay chống đẩy, một số bệnh nhân có thể có chuột rút
- Bướu giáp là dấu hiệu thường gặp
- Các dấu hiệu khác: vàng da do tắc mật và do viêm gan, biểu hiện sinh dục (rối loạn cương dương, nữ kinh nguyệt thưa, vô kinh, vô sinh), lồi mắt
Điều trị
Để điều trị bệnh cường giáp, 3 phương pháp chính: nội khoa (dùng thuốc), iod phóng xạ và phẫu thuật.
Dù được điều trị bằng phương pháp nào thì bệnh nhân cũng cần theo dõi suốt đời. Các bệnh nhân điều trị nội khoa khỏi bệnh phải được theo dõi khả năng bị tái phát (trong năm đầu sau ngừng thuốc). Còn sau điều trị Iod phóng xạ hoặc phẫu thuật, bệnh nhân được kiểm tra định kỳ để phát hiện suy giáp, các bệnh nhân cần được điều trị hormone thay thế suốt đời.
_____________________________
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
DỄ DÀNG GẶP BÁC SĨ: GỌI 1900146
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ SỨC KHỎE LẬP TỨC: GỌI 19001246
(Liên lạc qua điện thoại, trước khi đến trực tiếp cơ quan y tế, để tránh lây nhiễm Covid-19)
_____________________________
>>>Xem đầy đủ thông tin về bệnh cường giáp.
2. Một số vấn đề cần biết về bệnh ung thư tuyến giáp
Việt Nam là một trong những nước có tỉ lệ mắc ung thư tuyến giáp cao, tỉ lệ mắc ở nữ xếp thứ 12 trong các loại ung thư nói chung, ở nam xếp thứ 13.
Nguyên nhân gây ra ung thư tuyến giáp
Hiện nay người ta chưa tìm thấy nguyên nhân rõ ràng trong cơ chế sinh bệnh ung thư tuyến giáp. Hầu hết các nghiên cứu đều chỉ đưa ra yếu tố nguy cơ cao dễ mắc bệnh. Một số yếu tố liên quan như:
- Tiền sử điều trị các bệnh lý vùng cổ bằng phương pháp xạ trị
- Chế độ ăn thiếu iod làm tăng nguy cơ mắc khối bướu giáp đơn thuần cũng như ung thư tuyến giáp thể nang
- Tiền sử bệnh tuyến giáp mạn tính
- Đối với loại ung thư giáp thể tủy có tính chất gia đình và di truyền
- Một số yếu tố nguy cơ khác như người sống ở vùng biển, nơi có đủ iod trong thực phẩm, tỉ lệ bướu nhân giáp là ung thư cao hơn hoặc khi có u đặc tuyến giáp thì khả năng khối u là ung thư cao.
Triệu chứng
Triệu chứng ung thư tuyến giáp thường nghèo nàn, bệnh nhân thường đến với triệu chứng đầu tiên là nhìn thấy hoặc sờ thấy khối u vùng cổ hoặc phát hiện tình cờ qua siêu âm tuyến giáp. Cũng có trường hợp chỉ sờ thấy hạch cổ.
Ở giai đoạn muộn khi khối u xâm lấn mô xung quanh có thể xuất hiện triệu chứng như:
- Nói khàn, khối u giáp lành tính hiếm khi gây khàn tiếng
- Khó nuốt do chèn ép thực quản
- Khó thở do xâm lấn đường thở khí quản
- Tình trạng cường giáp ít khi gặp trên các bệnh nhân ung thư tuyến giáp (trừ ung thư tuyến giáp thể nang)
_____________________________
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
DỄ DÀNG GẶP BÁC SĨ: GỌI 1900146
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ SỨC KHỎE LẬP TỨC: GỌI 19001246
(Liên lạc qua điện thoại, trước khi đến trực tiếp cơ quan y tế, để tránh lây nhiễm Covid-19)
_____________________________
Điều trị
Điều trị ung thư tuyến giáp, phẫu thuật đóng vai trò quan trọng nhất có tính chất quyết định kết quả điều trị. Sau phẫu thuật bệnh nhân được điều trị iod phóng xạ và hormone thay thế.
Ung thư tuyến giáp là bệnh lý tiên lượng rất tốt, tỉ lệ sống thêm 10 năm trung bình tùy từng nhóm, nhóm biệt hóa gần 90%, thể tủy sống thêm 5 năm là 50%, thể không biệt hóa sống thêm 6-8 tháng.
>>>Xem đầy đủ thông tin về bệnh ung thư tuyến giáp
Trong trường hợp em gái bạn đi khám và được chẩn đoán mắc bệnh cường giáp, nên khuyên em bạn bình tĩnh và điều trị bệnh theo sự chỉ dẫn của bác sĩ. Để biết thêm thông tin về các phương pháp điều trị bệnh cường giáp, bạn có thể xem tại bài viết Các phương pháp điều trị bệnh cường giáp mà bác sĩ Bình đã chia sẻ.
Hy vọng với những thông tin mà chúng tôi cung cấp sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về căn bệnh em gái mình đang mắc phải.
Bác sĩ khám, điều trị
Tiến sĩ - Bác sĩ Nguyễn Hoàng Bình
Khoa: Hô hấp, Mạch máu, Nội tiết, Ngoại lồng ngực
Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy
Kinh nghiệm: 32 năm
Vị trí: Trưởng khoa Ngoại Lồng Ngực - Mạch máu
Bình luận, đặt câu hỏi