7 tác hại của bệnh cường giáp mà bạn cần cảnh giác

7 tác hại của bệnh cường giáp mà bạn cần cảnh giác

Nếu bạn bị bệnh cường giáp thì các cơ quan bị ảnh hưởng rõ nét nhất bao gồm: tim mạch, hệ thần kinh, cơ, mắt và quá trình chuyển hóa. Các bác sĩ Hello Doctor sẽ làm rõ hơn về những tác hại của bệnh cường giáp trong bài viết dưới đây.

==

Tham vấn thông tin, tư vấn và hỗ trợ đặt lịch khám:

✍ Bác sĩ chuyên về Bướu Giáp Hello Doctor 

☎ Gọi Bác sĩ: 19001246

==

1. Vấn đề về tim mạch

Rối loạn chức năng tim mạch là những thay đổi xuất hiện sớm và rõ nét nhất.

Hội chứng tim tăng động: biểu hiện hồi hộp đánh trống ngực, cảm giác nặng ngực. Nhịp tim nhanh là triệu chứng sớm và hầu như bao giờ cũng có, mạch nhanh thường xuyên kể cả lúc nghỉ và khi ngủ. Đa số là nhịp nhanh xoang nhưng có thể có loạn nhịp. Tình trạng tim tăng động biểu hiện mỏm tim đập mạnh và rất dễ nhìn thấy.

Huyết áp tâm thu tăng, huyết áp tâm trương bình thường hoặc giảm.

Hội chứng suy tim do rối loạn huyết động nặng và kéo dài. Suy tim thường xuất hiện ở bệnh nhân cao tuổi hoặc đã có tiền sử bệnh tim trước khi nhiễm độc giáp. Tim to do cơ tim phì đại (đặc biệt thất trái). Tuy nhiên triệu chứng suy tim trên bệnh nhân cường giáp lại nghèo nàn, không điển hình.

Rung nhĩ: là biến chứng hay gặp trong nhiễm độc giáp. Lúc đầu chỉ là kịch phát trong thời gian ngắn sau đó tái phát nhiều lần trở nên thường xuyên. Rung nhĩ có thể gây huyết khối tắc mạch. Yếu tố nguy cơ gặp ở bệnh nhân cao tuổi hoặc trên nền xơ vữa động mạch, tăng huyết áp. Xem thêm thông tin về bệnh rung nhĩ tại đây.

Điều lưu ý quan trọng là các biến chứng tim mạch của bệnh cường giáp thường đáp ứng tốt với điều trị, tuy nhiên nếu để cường giáp kéo dài hoặc cường giáp tái phát thì biến chứng sẽ nặng lên nhiều, ít hoặc không đáp ứng với điều trị, khi đó nguy cơ bị suy tim nặng hoặc tử vong sẽ tăng cao. Vì thế các bệnh nhân cần được điều trị và theo dõi thường xuyên bởi các bác sĩ nội tiết và có thể cả bác sĩ tim mạch để đảm bảo được điều trị triệt để.

_____________________________

    HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

          DỄ DÀNG GẶP BÁC SĨ: GỌI 1900146

GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ SỨC KHỎE LẬP TỨC: GỌI 19001246

(Liên lạc qua điện thoại, trước khi đến trực tiếp cơ quan y tế, để tránh lây nhiễm Covid-19)

_____________________________

2. Thần kinh - tinh thần - cơ

Bệnh nhân bồn chồn, tính tình thay đổi dễ nổi nóng, song có thể dễ xúc động. Tổn thương thần kinh trung ương được xem như là bệnh lý não do nhiễm độc hormone giáp, bệnh nhân thường đau đầu, chóng mặt, sợ ánh sáng, rối loạn giấc ngủ, đôi khi có liệt và teo cơ.

Bệnh nhân thường mệt mỏi cả về thể lực và trí tuệ, khả năng lao động giảm sút, có kèm theo các rối loạn vận mạch như đỏ mặt, vã mồ hôi.

Run đầu ngón tay, có thể cả ở lưỡi, môi, đầu, chân, không thuyên giảm khi tập trung vào việc khác, ảnh hưởng nhiều đến công việc và học tập.

Tổn thương cơ thường hay gặp ở bệnh nhân nam giới, tiến triển ngày càng nặng lên. Có teo cơ đặc biệt vùng gốc chi (vai, đùi). Trường hợp nặng có thể liệt cơ hô hấp và là nguyên nhân gây tử vong.

Rối loạn tâm thần có thể xảy ra nhưng rất hiếm, có thể lên cơn kích động hoặc tình trạng lú lẫn, loang tưởng.

_____________________________

    HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

          DỄ DÀNG GẶP BÁC SĨ: GỌI 1900146

GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ SỨC KHỎE LẬP TỨC: GỌI 19001246

(Liên lạc qua điện thoại, trước khi đến trực tiếp cơ quan y tế, để tránh lây nhiễm Covid-19)

_____________________________

3. Lồi mắt ác tính

Lồi mắt nhanh, có thể đẩy hẳn nhãn cầu ra khỏi hố mắt gây mù ngay hoặc loét giác mạc gây mù thứ phát.

Bị đẩy quá quỹ đạo bảo vệ nên mắt nhắm không kín và mặt trước nhãn cầu bị khô, giác mạc đục dần. Cảm giác như có dị vật (cộm) một hoặc cả hai mắt, mắt đỏ hoặc viêm, sưng phù mi mắt và kết mạc, chảy nước mắt, sợ ánh sáng, hạn chế vận động nhãn cầu. Nếu nặng, thường loét giác mạc cả 2 mắt.

4. Suy kiệt nặng

Hay gặp ở bệnh nhân được chẩn đoán muộn, bệnh nhân lớn tuổi.

5. Loãng xương

Tác động của hormon tuyến giáp trên mô xương làm giảm độ dày của vỏ xương có thể thấy sau 5 năm bị bệnh, sự thay đổi này còn có thể xuất hiện chỉ sau một năm, hậu quả gây xẹp đốt sống, gãy xương tự nhiên… Do đó, cần chú ý vấn đề loãng xương ở những bệnh nhân cường giáp, nên kiểm tra mật độ xương hằng năm để phát hiện bệnh sớm và điều trị kịp thời.

_____________________________

    HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

          DỄ DÀNG GẶP BÁC SĨ: GỌI 1900146

GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ SỨC KHỎE LẬP TỨC: GỌI 19001246

(Liên lạc qua điện thoại, trước khi đến trực tiếp cơ quan y tế, để tránh lây nhiễm Covid-19)

_____________________________

6. Rối loạn tiêu hóa

Hormon tuyến giáp có vai trò trong việc tăng nhu động ruột hơn bình thường. Nó liên tục kích thích cơ ở thành ruột, điều này dẫn đến việc đi ngoài thường xuyên hơn, kèm giảm hấp thu, dẫn đến tình trạng phân lỏng - nguy cơ mất nước và điện giải và các vấn đề về hấp thu chất dinh dưỡng.

7. Cơn nhiễm độc giáp cấp

Là biến chứng đáng sợ nhất do tỉ lệ tử vong cao.

Cơn nhiễm độc giáp cấp thực chất là tình trạn tăng nặng của tất cả các triệu chứng của nhiễm độc giáp. Nó thường xuất hiện sau phẫu thuật, sau điều trị iod phóng xạ hoặc trong cuộc đẻ ở những bệnh nhân cường giáp không điều trị hoặc điều trị nội khoa không tốt. Ngoài ra còn gặp khi bệnh nhân bị stress nặng như trong chấn thương, nhiễm khuẩn cấp tính.

Biểu hiện:

  • Sốt cao 39-41°C hay hết hợp với cơn bốc hỏa, vã mồ hôi, mất nước nặng
  • Nhịp tim rất nhanh >150 ck/p, rung nhĩ, cuồng nhĩ, suy tim, huyết áp tụt
  • Tâm thần kinh: lú lẫn, kích thích, thao cuồng, hôn mê
  • Buồn nôn, nôn, ỉa chảy, vàng da, đau bụng

Dù được điều trị thì tỷ lệ tử vong vẫn rất cao.

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm một số thông tin về bệnh cường giáp:

_____________________________

    HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

          DỄ DÀNG GẶP BÁC SĨ: GỌI 1900146

GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ SỨC KHỎE LẬP TỨC: GỌI 19001246

(Liên lạc qua điện thoại, trước khi đến trực tiếp cơ quan y tế, để tránh lây nhiễm Covid-19)

_____________________________



Bác sĩ khám, điều trị

Nguyễn Hoàng Bình

Tiến sĩ - Bác sĩ Nguyễn Hoàng Bình

Khoa: Hô hấp, Mạch máu, Nội tiết, Ngoại lồng ngực

Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy

Kinh nghiệm: 32 năm

Vị trí: Trưởng khoa Ngoại Lồng Ngực - Mạch máu

Thông tin thêm về Cường giáp

Bệnh cường giáp điều trị bao lâu và khi nào nên điều trị bệnh cường giáp?
Bệnh cường giáp là bệnh gây ra do tuyến giáp hoạt động quá mức cần thiết. để điều trị bệnh cường giáp cần phải duy trì tình trạng uống thuốc...
Bệnh cường giáp có nguy hiểm không? - Hỏi đáp chuyên gia
Chào bác sĩ, tôi mới đi khám về và được bác sĩ chẩn đoán mắc bệnh cường giáp. Tôi chưa biết rõ về căn bệnh này nhưng nghe...
Bệnh cường giáp có phải là ung thư không - hỏi đáp nhanh bác sĩ
Chào bác sĩ Hello Doctor, em gái tôi mới phát hiện bị mắc bệnh cường giáp. Tôi từng thấy một người cũng mắc bệnh này và về sau bị ung...
Những điều cần phải biết về bệnh cường giáp ở phụ nữ có thai
Hội chứng cường giáp tương đối phổ biến trong thai kỳ và vấn đề điều trị là vô cùng quan trọng. Hãy cùng bác sĩ Hello Doctor tìm hiểu...
Điều trị cường giáp như thế nào
Điều trị cường giáp có một số cách. Hướng điều trị tốt nhất phụ thuộc tuổi, điều kiện sức khoẻ, nguyên nhân và mức độ của các triệu chứng. Hiện...

Đánh giá bài viết Gửi đánh giá

    Trần Anh Việt(20/03/2021)
    Tuyến giáp đã phẫu thuật gần toàn bộ, đang dùng thuốc hàng ngày, xét nghiệm TSH thấp hơn bình thường, hướng điều trị và chế độ ăn uống như thế nào?

    Bình luận, đặt câu hỏi

    Các thông tin cá nhân của bạn sẽ không bị công khai

    Nội dung