Bệnh cường giáp ảnh hưởng đến tim mạch như thế nào?

Bệnh cường giáp ảnh hưởng đến tim mạch như thế nào?

Cường giáp là bệnh nội tiết khá phổ biến và nguy hiểm. Nếu không được điều trị kịp thời và dứt điểm, bệnh nhân cường giáp có thể gặp phải nhiều biến chứng mà phổ biến và nguy hiểm nhất là các biến chứng về tim mạch.

==

Tham vấn thông tin, tư vấn và hỗ trợ đặt lịch khám:

✍ Bác sĩ chuyên về Bướu Giáp Hello Doctor 

☎ Gọi Bác sĩ: 19001246

==

Dưới đây là các biến chứng về tim mạch bệnh cường giáp có thể gây ra:

1. Tăng huyết áp

Tăng huyết áp là một trong những bệnh lý thường gặp ở nguời mắc bệnh cường giáp, chủ yếu là huyết áp tối đa còn huyết áp tối thiểu vẫn bình thường. Mặc dù mức tăng huyết áp không nhiều và ít khi cần điều trị nhưng nếu tình trạng này kéo dài có thể ảnh hưởng đến hoạt động của tim, góp phần gây suy tim.

2. Các rối loạn nhịp tim

Tăng hormon giáp làm tăng nhịp tim có thể lên tới 110-120 lần/phút kể cả khi nghỉ ngơi. Đây cũng được coi là dấu hiệu đặc trưng nhất ở người mắc bệnh cường giáp. Tuy nhiên trong hầu hết các trường hợp, nhịp tim vẫn đều (gọi là nhịp nhanh xoang). Theo thống kê của các nhà khoa học, khoảng 10-15% bệnh nhân cường giáp có biến chứng loạn nhịp tim, thường gặp nhất là rung nhĩ (tâm nhĩ không đập theo nhịp bình thường nữa mà đập rất nhanh và không đều, từ 300-600 lần/phút). Khi mắc chứng bệnh này người bệnh thường cảm thấy đánh trống ngực nhiều, hồi hộp, một số bị đau ngực, thậm chí còn có thể bị ngất xỉu. Thậm chí có thể nghe tim thấy tâm thất đập không đều nhưng ở tần số rất nhanh, có thể lên tới 170-180 lần/phút.

Khi bị loạn nhịp, tim bóp lúc mạnh lúc yếu, khiến cho máu trong buồng tim không được tống hết ra ngoài, hiện tượng này kéo dài dần hình thành cục máu đông. Theo sự tuần hoàn của máu, cục máu đông này rất dễ bị đưa lên não dẫn đến tai biến mạch não. Đó là nguyên nhân khiến bệnh nhân bị rung nhĩ kéo dài có nguy cơ mắc tai biến mạch não cao gấp 5-7 lần người bình thường.

_____________________________

    HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

          DỄ DÀNG GẶP BÁC SĨ: GỌI 1900146

GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ SỨC KHỎE LẬP TỨC: GỌI 19001246

(Liên lạc qua điện thoại, trước khi đến trực tiếp cơ quan y tế, để tránh lây nhiễm Covid-19)

_____________________________

3. Hội chứng suy vành

Tim đập nhanh và mạnh kéo dài sẽ khiến các tế bào cơ tim phì đại, đặc biệt là thất trái, khi đó nhu cầu oxy của cơ tim cũng tăng lên. Tuy nhiên do máu đi vào mạch vành (là các mạch máu nuôi dưỡng cơ tim) trong thời kỳ tâm trương nên khi nhịp tim nhanh do cường giáp sẽ làm rút ngắn thời gian tâm trương, máu vào mạch vành sẽ bị giảm đi, khiến người bệnh gặp phải tình trạng thiếu máu cơ tim. Người bệnh thường bị đau ngực sau xương ức từ các mức độ nhẹ đến đau dữ dội, đau cả khi nghỉ ngơi hay khi gắng sức. Tuy nhiên có một điều khá đặc biệt là các cơn đau ngực ở những người mắc bệnh cường giáp thường rất hiếm khi chuyển thành nhồi máu cơ tim và khi điều trị khỏi thì cũng hết các cơn đau ngực.

_____________________________

    HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

          DỄ DÀNG GẶP BÁC SĨ: GỌI 1900146

GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ SỨC KHỎE LẬP TỨC: GỌI 19001246

(Liên lạc qua điện thoại, trước khi đến trực tiếp cơ quan y tế, để tránh lây nhiễm Covid-19)

_____________________________

4. Suy tim

Tăng hormone giáp khiến tim co bóp mạnh và nhanh hơn, hoạt động này cần các tế bào cơ tim khỏe mạnh và được nuôi dưỡng, cung cấp đủ oxy. Nhưng nếu tình trạng này kéo dài hoặc khi dự trữ cơ tim không đảm bảo cho tim đáp ứng được nhu cầu tăng cung lượng tim xảy ra trong cường giáp thì rất dễ khiến người bệnh gặp phải biến chứng suy tim, ban đầu là suy tim trái nhưng nếu kéo dài có thể suy tim toàn bộ. 

Khác với phần lớn các trường hợp suy tim khác, người bệnh suy tim do nguyên nhân cường giáp khá khác biệt, đó là lượng máu do tim bơm ra thường cao hơn bình thường (hay còn gọi là suy tim tăng cung lượng). Tuy nhiên sự khác biệt này chỉ ở giai đoạn đầu, nếu kéo dài lượng tim cũng giảm và biểu hiện lâm sàng của suy tim giai đoạn muộn trong cường giáp tương tự như suy tim do các nguyên nhân khác, đó là khó thở, phù, gan to, tiểu ít, tím môi...

Để đặt lịch khám với bác sĩ Bình, liên hệ ngay với Hello Doctor chúng tôi theo số điện thoại 1900 1246.



Bác sĩ khám, điều trị

Nguyễn Hoàng Bình

Tiến sĩ - Bác sĩ Nguyễn Hoàng Bình

Khoa: Hô hấp, Mạch máu, Nội tiết, Ngoại lồng ngực

Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy

Kinh nghiệm: 32 năm

Vị trí: Trưởng khoa Ngoại Lồng Ngực - Mạch máu

Thông tin thêm về Cường giáp

Bệnh cường giáp điều trị bao lâu và khi nào nên điều trị bệnh cường giáp?
Bệnh cường giáp là bệnh gây ra do tuyến giáp hoạt động quá mức cần thiết. để điều trị bệnh cường giáp cần phải duy trì tình trạng uống thuốc...
Bệnh cường giáp có nguy hiểm không? - Hỏi đáp chuyên gia
Chào bác sĩ, tôi mới đi khám về và được bác sĩ chẩn đoán mắc bệnh cường giáp. Tôi chưa biết rõ về căn bệnh này nhưng nghe...
Bệnh cường giáp có phải là ung thư không - hỏi đáp nhanh bác sĩ
Chào bác sĩ Hello Doctor, em gái tôi mới phát hiện bị mắc bệnh cường giáp. Tôi từng thấy một người cũng mắc bệnh này và về sau bị ung...
Những điều cần phải biết về bệnh cường giáp ở phụ nữ có thai
Hội chứng cường giáp tương đối phổ biến trong thai kỳ và vấn đề điều trị là vô cùng quan trọng. Hãy cùng bác sĩ Hello Doctor tìm hiểu...
7 tác hại của bệnh cường giáp mà bạn cần cảnh giác
Nếu bạn bị bệnh cường giáp thì các cơ quan bị ảnh hưởng rõ nét nhất bao gồm: tim mạch, hệ thần kinh, cơ, mắt và quá trình chuyển hóa....

Đánh giá bài viết Gửi đánh giá

    Bình luận, đặt câu hỏi

    Các thông tin cá nhân của bạn sẽ không bị công khai

    Nội dung