Đánh trống ngực là dấu hiệu của bệnh gì?

Đánh trống ngực là dấu hiệu của bệnh gì?

Chào bác sĩ, tôi là nữ, năm nay 27 tuổi. Dạo gần đây tôi mỗi khi làm việc cần vận động một chút là tôi lại bị đánh trống ngực, khó thở. Trước đây tôi không bị như vậy, hiện giờ tôi rất lo lắng không biết mình có mắc bệnh gì không, mong bác sĩ cho tôi lời khuyên.

Trả lời:

Chào bạn, lời đầu tiên chúng tôi xin cảm ơn bạn đã quan tâm và gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Về câu hỏi của bạn, trước tiên chúng tôi muốn bạn tham khảo những thông tin cụ thể về triệu chứng ĐÁNH TRỐNG NGỰC để bạn biết được đâu có thể là nguyên nhân dẫn đến tình trạng hiện tại của bạn.

1. Đánh trống ngực là gì

2. Biểu hiện của đánh trống ngực

3. Nguyên nhân gây ra đánh trống ngực

4. Đánh trống ngực là dấu hiệu của bệnh gì?

5. Biến chứng của triệu chứng đánh trống ngực

6. Xét nghiệm sàng lọc

7. Khi nào nên đi khám bác sĩ

8. Điều trị bệnh đánh trống ngực

===

Bác sĩ tham vấn thông tin và hỗ trợ khám bệnh:

✍ Sài Gòn: Các bác sĩ Bv Tâm Thần HCM, Đại Học Y Dược, Đại học Phạm Ngọc Thạch

✍ Hà Nội: Viện Tâm Thần Bạch Mai- Đại Học Quốc Gia (khoa Y) - Đại Học Y Hà Nội.

✍ Đà Nẵng: Bệnh viện tâm thần Đà Nẵng.

☎ Gọi điện tư vấn miễn phí và hẹn khám Bác sĩ: 19001246

⌨ CHAT FACEBOOK

Tư vấn qua CHAT ZALO

===

1. Triệu chứng đánh trống ngực là gì?

Đánh trống ngực là cảm giác tim đập thình thịch, đập rất nhanh và không đều hoặc đập nhanh. Đánh trống ngực có thể bị kích hoạt bởi stress, tập thể dục, thuốc hoặc hiếm khi do một tình trạng y khoa nào được can thiệp.

Mặc dù đánh trống ngực có thể đáng lo ngại nhưng chúng thường vô hại. Trong những ca hiếm, đánh trống ngực có thể là một triệu chứng của một tình trạng về tim nghiêm trọng hơn, như là loạn nhịp tim, việc có thể cần điều trị.

2. Biểu hiện của triệu chứng đánh trống ngực

Đánh trống ngực là khi bạn cảm nhận được một trong các triệu chứng sau:

  • Hụt nhịp
  • Đập rất nhanh và không đều
  • Đập quá nhanh
  • Bơm mạnh hơn bình thường
  • Đau ngực, khó thở, ra mồ hôi, buồn nôn và ói mửa.

Bạn có thể cảm thấy đánh trống ngực trong cổ họng hoặc cổ, cũng như ngực của bạn. Đánh trống ngực có thể xảy ra dù bạn đang hoạt động hay đang nghỉ ngơi, và dù bạn đang đứng, ngồi hay đang nằm xuống.

3. Nguyên nhân gây ra triệu chứng đánh trống ngực

Thường nguyên nhân của việc đánh trống ngực ở bạn có thể không được tìm thấy. Những nguyên nhân phổ biến của tình trạng đánh trống ngực bao gồm:

  • Sự phản ứng xúc cảm mạnh mẽ, như là stress hoặc lo âu
  • Luyện tập thể dục căng thẳng
  • Caffeine
  • Nicotine
  • Sốt
  • Những sự thay đổi hormone liên quan tới kì kinh nguyệt, thai kì hoặc sự mãn kinh
  • Dùng các loại thuốc cảm và thuốc ho có chứa pseudoephedrine, một chất kích thích
  • Dùng các loại thuốc dạng hít điều trị hen phế quản có chứa các chất kích thích.

Đôi khi đánh trống ngực có thể là một dấu hiệu của một vấn đề trầm trọng, như là cường giáp hoặc loạn nhịp tim. Loạn nhịp tim có thể bao gồm nhịp tim nhanh, nhịp tim chậm bất thường hoặc nhịp tim không đều.

4. Đánh trống ngực là dấu hiệu của những bệnh gì?

Bệnh tim

- Rối loạn nhịp tim:

  • Ngoại tâm thu nhĩ/thất: tim đập bỏ nhịp
  • Nhịp nhanh trên thất/thất: tim đập nhanh
  • Block nhĩ thất: hồi hộp kèm chóng mặt, ngất

- Tâm lý:

  • Hoảng loạn
  • Rối loạn lo âu

- Các nguyên nhân khác:

  • Cường giáp, u tủy thượng thận
  • Thuốc và các chất kích thích: thyroxin, aminophylline, thuốc lá, cà phê

5. Biến chứng của đánh trống ngực

Nếu đánh trống ngực không bắt nguồn từ nguyên nhân các vấn đề về tim thì ít có nguy cơ gây biến chứng. Còn những cơn đánh trống ngực do tim, những biến chứng có thể xảy ra gồm:

  • Ngất xỉu: Nếu tim bạn đập nhanh, huyết áp của bạn có thể tụt, làm cho bạn ngất. Việc này có thể có nhiều khả năng hơn nếu bạn có một vấn đề về tim, như là bệnh tim bẩm sinh hoặc những vấn đề về van tim.
  • Ngưng tim: Hiếm khi, đánh trống ngực có thể được gây ra bởi loạn nhịp tim đe dọa tính mạng và có thể ngăn tim bạn đập một cách hiệu quả.
  • Đột quỵ: Nếu đánh trống ngực do rung nhĩ, một tình trạng trong đó nhĩ rung lên thay vì đập một cách thích hợp, máu có thể tụ lại và tạo huyết khối. Nếu một cục huyết khối vỡ rộng ra, nó có thể làm tắc động mạch não, gây đột quỵ.
  • Suy tim: Đây có thể là hậu quả của việc tim bạn đang bơm máu không hiệu quả trong một thời kì kéo dài do loạn nhịp tim, ví dụ như rung nhĩ. Đôi khi, sự kiểm soát tần suất loạn nhịp tim gây suy tim có thể cải thiện chức năng tim của bạn.

6. Xét nghiệm sàng lọc giúp tìm ra nguyên nhân

  • Điện tâm đồ 12 chuyển đạo
  • Holter điện tâm đồ
  • Siêu âm tim
  • Xét nghiệm máu để đánh giá xem là do thiếu máu hay bệnh lý tuyến giáp hay rối loạn điện giải

7. Khi nào nên đi khám bác sĩ?

Nếu tình trạng đánh trống ngực không diễn ra thường xuyên và kéo dài thì không đáng lo ngại. Nhưng nếu bạn có tiền sử bệnh tim và có những cơn đánh trống ngực thường xuyên hoặc đánh trống ngực diễn tiến xấu hơn, hãy nói với bác sĩ của bạn. Bác sĩ có thể đề nghị những bài kiểm tra giám sát tim để nhận định nếu tình trạng đánh trống ngực của bạn là do một vấn đề về tim nguy hiểm hơn.

Hãy tìm kiếm sự chăm sóc y tế khẩn cấp nếu đánh trống ngực đi kèm với:

  • Đau hoặc khó chịu ở ngực
  • Ngất
  • Khó thở nghiêm trọng
  • Hoa mắt nghiêm trọng

Triệu chứng đánh trống ngực

Nên đi khám bác sĩ khi triệu chứng đánh trống ngực ảnh hưởng quá lớn đến cuộc sống của bạn

8. Điều trị triệu chứng đánh trống ngực

Chuẩn bị trước khi đi khám

Nếu xuất hiện tình trạng đánh trống ngực kèm với khó thở nghiêm trọng, đau ngực hoặc ngất, bạn nên tìm đến sự chăm sóc y tế khẩn cấp. Nếu việc đánh trống ngực của bạn diễn ra ngắn và không có những dấu hiệu hay triệu chứng đáng lo ngại khác, hãy đến cơ sở chuyên khoa để thăm khám. Bác sĩ của bạn có thể giúp bạn tìm ra nếu đánh trống ngực ở bạn là vô hại hay là một triệu chứng của một tình trạng về tim tồi tệ hơn.

Nếu bạn lên lịch hẹn với bác sĩ, sẽ rất tốt nếu bạn có sự chuẩn bị. Đây là vài thông tin giúp bạn sẵn sàng cho cuộc hẹn của mình:

Những việc bạn có thể làm

  • Nhận thức những gì cần hạn chế trước cuộc hẹn. Khi bạn đặt lịch hẹn, hãy hỏi nếu có bất kì thứ gì bạn cần làm trước, như là hạn chế chế độ ăn của bạn hoặc nhịn ăn.
  • Ghi ra bất kì triệu chứng nào bạn đang trải qua, bao gồm bất kì những thứ có vẻ không liên quan đến đánh trống ngực.
  • Ghi ra thông tin cá nhân quan trọng, bao gồm tiền sử gia đình về bệnh tim, loạn nhịp tim, đột quỵ, bệnh tăng huyết áp hay bệnh đái tháo đường. Cũng bao gồm việc stress nghiêm trọng hoặc những thay đổi gần đây trong cuộc sống của bạn.
  • Tạo một danh sách các thuốc, vitamin và các chất bổ trợ bạn đang dùng
  • Đi cùng với một thành viên gia đình hoặc bạn bè, nếu có thể. Người đi chung với bạn có thể nhớ những việc bạn bó qua hoặc quên mất.
  • Chuẩn bị để thảo luận về chế độ ăn của bạn và thói quen tập luyện, bao gồm những trở ngại bạn có thể gặp trong cải thiện chế độ ăn hoặc tăng cường vận động.
  • Ghi ra những câu hỏi để hỏi bác sĩ.

Để sử dụng hiệu quả nhất thời gian với bác sĩ của bạn, hãy ghi ra các câu hỏi để hỏi.  Về tình trạng đánh trống ngực, những câu hỏi cơ bản gồm:

  • Cái gì có khả năng gây ra các triệu chứng hay tình trạng của tôi?
  • Những nguyên nhân có thể khác là gì?
  • Tôi nên làm gì nếu những triệu chứng của tôi quay trở lại?
  • Tôi sẽ cần những bài kiểm tra nào?
  • Tôi có cần điều trị không, và nếu vậy, là gì?
  • Những sự thay thế đối với cách tiếp cận ban đầu bạn đang đề nghị là gì?
  • Cái gì là một mức độ hoạt động thể chất hợp lý?
  • Tôi có những tình trạng sức khỏe khác. Tôi có thể quản lý chúng cùng nhau một cách tốt nhất như thế nào?
  • Có những hạn chế nào mà tôi cần tuân thủ không?
  • Tôi có nên gặp một chuyên gia không?
  • Có những loại thuốc thay thế khác cho thuốc bạn đang kê toa không?
  • Bạn có những tờ rơi hay các tài liệu đã được in ra khác mà tôi có thể nhận lấy không? Bạn có khuyến cáo những trang web nào không?

Đừng chần chừ hỏi những câu hỏi khác.

Mong đợi từ bác sĩ

Bác sĩ của bạn có khả năng hỏi những câu hỏi như:

  • Bạn đã bắt đầu có tình trạng đánh trống ngực từ khi nào?
  • Những triệu chứng của bạn vẫn đang tiếp diễn hay thỉnh thoảng mới xảy ra?
  • Tình trạng đánh trống ngực của bạn có bắt đầu và kết thúc đột ngột không?
  • Nó có giống như là đánh trống ngực ở bạn có một khuôn mẫu, như là xảy ra vào cùng một thời điểm mỗi ngày hoặc khi bạn đang làm một hoạt động nhất định không?
  • Tim của bạn vẫn đập đều trong lúc đánh trống ngực chứ?
  • Thứ gì, nếu bất kì thứ gì, có vẻ như cải thiện triệu chứng của bạn?
  • Điều gì, bất kì điều gì, xuất hiện làm triệu chứng của bạn tệ hơn?
  • Bạn có đang có những triệu chứng khác như khó thở, đau ngực, ngất. hoặc hoa mắt khi xảy ra đánh trống ngực không?
  • Bạn có bao giờ có vấn đề về nhịp tim trước đây, như là rung nhĩ không?

Việc bạn có thể làm trong thời gian chờ đợi

Trước cuộc hẹn của bạn, bạn có thể thử cải thiện triệu chứng của mình bằng cách tránh những hoạt động hay stress có thể gây đánh trống ngực. Một vài thứ kích hoạt phổ biến bao gồm lo âu hoặc những cơn hoảng loạn, uống quá nhiều caffeine hay cồn, hoặc dùng vài loại thuốc hoặc chất bổ trợ có chứa chất kích thích, như nước tăng lực hay thuốc cảm.

Chẩn đoán

Nếu bác sĩ của bạn nghĩ rằng bạn có đánh trống ngực, họ sẽ nghe tim của bạn bằng ống nghe. Bác sĩ cũng có thể tìm các dấu hiệu của những tình trạng y khoa có thể gây đánh trống ngực, như là một tuyến giáp bị sưng chẳng hạn.

Những bài kiểm tra khác mà bác sĩ của bạn có thể thực hiện bao gồm:

Điện tâm đồ (ECG): Trong bài kiểm tra không xâm lấn này, một kĩ thuật viên sẽ đặt những điện cực trên ngực bạn để ghi những xung điện làm tim bạn đập.

Một điện tâm đồ có thể giúp bác sĩ nhận diện sự bất thường trong nhịp tim và cấu trúc tim của bạn mà có thể gây đánh trống ngực. Bài kiểm tra này có thể được thực hiện trong khi bạn đang nghỉ ngơi hay đang gắng sức (điện tâm đồ gắng sức).

Đặt máy theo dõi điện tâm đồ lưu động: Một thiết bị theo dõi điện tâm đồ lưu động (Holter monitor) là một thiết bị cầm tay mà bạn có thể mang trên người để ghi điện tâm đồ liên tục, thường xuyên trong 24 đến 72 giờ. Đo điện tâm đồ lưu động được dùng để nhận diện đánh trống ngực không được tìm ra trong một kiểm tra điện tâm đồ thông thường.

Ghi lại biến cố: Nếu bạn không có nhịp tim không đều trong khi bạn mang Holter monitor, bác sĩ của bạn có thể yêu cầu một máy ghi lại biến cố.

Bạn mang một máy ghi biến cố nhiều hết mức có thể xuyên suốt ngày, và nhấn nút trên máy ghi mà bạn đeo trên thắt lưng để ghi lại nhịp tim khi bạn có triệu chứng. Bạn có thể cần mang máy theo dõi biến cố trong vài tuần.

Siêu âm tim: Phương pháp này cho thấy những hình ảnh chi tiết về cấu trúc và chứng năng tim của bạn.
Sóng siêu âm được truyền đi và sự dội lại của chúng được ghi lại với một thiết bị gọi là đầu dò được đặt bên ngoài cơ thể bạn. Một máy tính sử dụng thông tin từ đầu dò để tạo những hình ảnh chuyển động trên một màn hình video.

Điều trị

Nếu không phải một vấn đề về tim gây ra, đánh trống ngực hiếm khi cần điều trị. Thay vào đó, bác sĩ có thể yêu cầu những cách giúp bạn tránh những kích hoạt việc đánh trống ngực.

Nếu việc đánh trống ngực được gây ra bởi một nguyên nhân nào đó, như là loạn nhịp tim, việc điều trị sẽ tập trung vào tình trạng đó.

Thay đổi lối sống và biện pháp khắc phục tại nhà

Cách phù hợp nhất để chữa trị đánh trống ngực tại nhà là tránh những sự kích hoạt có thể gây triệu chứng. Một vài cách để tránh những sự khởi phát bao gồm:

  • Giảm stress và lo âu. Thử những kĩ thuật thư giãn. Ví dụ như thiền, yoga, hoặc hít thở sâu hay hương liệu.
  • Tránh các chất kích thích. Những chất kích thích, bao gồm caffeine, nicotine, vài loại thuốc cảm và nước tăng lực, có thể làm tim bạn đập nhanh hay không đều.
  • Tránh các loại ma túy bất hợp pháp. Những loại ma túy nhất định, như là cocaine và amphetamines, có thể gây đánh trống ngực.

Bạn thân mến, đánh trống ngực có thể không phải là triệu chứng nguy hiểm, nhưng nếu tình trạng này kéo dài và bạn cảm thấy tình trạng của mình đáng lo ngại thì bạn nên đi khám để được chẩn đoán xác định bệnh và sớm có biện pháp điều trị kịp thời. Bạn có thể liên hệ với các bác sĩ của Hello Doctor chúng tôi để nhận được sự hỗ trợ và giúp đỡ qua số điện thoại 1900 1246.

Cảm ơn bạn đã quan tâm!

Nếu bạn cần hỗ trợ hay có câu hỏi cần gửi tới bác sĩ Hello Doctor vui lòng gửi thông tin tại đây.



Đọc thêm

Triệu chứng nghe tiếng nói trong đầu nguyên nhân và cách điều trị
Ảo thanh là một triệu chứng nghe tiếng nói trong đầu thường gặp ở bệnh nhân tâm thần phân liệt. Thực chất, nó thường gặp đến mức được xem là một trong...
Chứng co giật cơ môi - Nguyên nhân và cách phòng bệnh
Đôi khi, bạn sẽ cảm thấy môi của mình bị co giật một cách không kiểm soát được. Thường nguyên nhân phổ biến gây giật cơ môi ở 10...
Nguyên nhân gây ra triệu chứng đau đầu hai bên thái dương
Chào bác sĩ. Tôi tên là Thu Hương, là nhân viên văn phòng. Thời gian gần đây tôi có tình trạng bị đau đầu hai...
Triệu chứng chán nản kéo dài là dấu hiệu của bệnh gì?
Chào bác sĩ, tôi tên là Ngọc. Tôi thấy một số bệnh như trầm cảm, stress thường có dấu hiệu đó là chán nản. Vậy bác sĩ...
Triệu chứng run tay khó thở
Triệu chứng run rẩy tay chân và khó thở  kết hợp có thể được gây ra bởi rất nhiều nguyên nhân khác nhau, như: rối loạn lo âu, rối...

Đánh giá bài viết Gửi đánh giá

  • Nguyễn Thành Thái

    Căn bệnh này rất khó điều trị nếu để lâu, nên nếu ai phát hiện thấy mình có triệu chứng của bệnh nên đi khám ngay.

    06/11/2017
  • Phi Nga

    Tôi những lúc vận động mạnh sẽ bị đánh trống ngực rất lâu, như vậy là bình thường hay có vấn đề ạ

    06/10/2017
  • Nguyễn Hồng Hoa

    Bài viết chia sẻ những thông tin rất hay, tôi rất thích

    29/09/2017
  • Võ Minh Trung

    Tôi gần đây cũng thường xuyên bị đánh trống ngực. Đi khám thì phát hiện ra mình bị cường giáp. Lời khuyên của tôi cho mọi người đó là khi gặp phải triệu chứng đánh trống ngực thì nên đi khám bác sĩ.

    06/09/2017
  • Lê Hoàng

    Tôi nhiều lúc cũng gặp phải tình trạng tim đập liên hồi, khó thở và mệt mỏi, tình trạng này diễn ra mỗi ngày. Sau khi đọc bài viết này, tôi nghĩ mình nên đi khám bác sĩ . Cảm ơn bài viết chia sẻ của bác sĩ rất nhiều

    25/08/2017

Bình luận, đặt câu hỏi

Các thông tin cá nhân của bạn sẽ không bị công khai

Nội dung