Bệnh cường giáp ảnh hưởng đến phụ nữ mang thai như thế nào?
Cường giáp là bệnh lý không ít phụ nữ mang thai gặp phải, gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của thai phụ và thai nhi. Tuy nhiên không ít người xem nhẹ tình trạng này gây ra những hậu quả đáng tiếc.
2.Ảnh hưởng của bệnh cường giáp với thai nhi
==
Tham vấn thông tin, tư vấn và hỗ trợ đặt lịch khám:
✍ Bác sĩ chuyên về Bướu Giáp Hello Doctor
==
1.Bệnh cường giáp là gì?
Cường giáp là tình trạng tuyến giáp tạo ra quá nhiều hoóc môn thyroxine. Cường giáp có thể tăng tốc đáng kể sự trao đổi chất của cơ thể, làm giảm cân đột ngột, nhịp tim nhanh hoặc không đều, ra nhiều mồ hôi và căng thẳng hoặc khó chịu.
Nguyên nhân phổ biến nhất gây cường giáp ở các phụ nữ có thai là bệnh Basedow. Ngoài ra còn nhiều nguyên nhân khác nhưng hiếm gặp hơn như bướu nhân độc tuyến giáp... Bên cạnh đó những người ốm nghén nặng và có nồng độ hCG cao cũng có thể gây cường giáp thoáng qua.
Ảnh hưởng của bệnh cường giáp với thai phụ
Bệnh Basedow có thể xuất hiện hoặc nặng lên (ở người đã có bệnh Basedow cũ) trong 3 tháng đầu thai kỳ. Bên cạnh các nguy cơ cổ điển của cường giáp như bị suy tim, loạn nhịp tim, lồi mắt... nếu không được điều trị kịp thời thì thai phụ mắc bệnh cường giáp có thể bị sảy thai sớm hoặc xảy ra các biến chứng nặng khác như nhiễm độc thai nghén, sản giật.
Điều đáng lưu ý là trong trường hợp bệnh Basedow ở phụ nữ có thai vẫn đang tiến triển nặng thì bệnh nhân có nguy cơ rất cao gặp cơn cường giáp cấp hay còn gọi là cơn bão giáp với tỷ lệ tử vong cao. Trong 3 tháng cuối của thai kỳ, mức độ cường giáp thường giảm nhưng bệnh lại nặng lên sau đẻ. Với những phụ nữ bị bệnh Basedow muốn có thai thì tốt nhất là nên đợi đến khi điều trị khỏi bệnh.
Tuy nhiên nếu trong khi đang điều trị bệnh cường giáp mà họ có thai ngoài ý muốn thì vẫn có thể giữ được thai, điều quan trọng là họ phải đi khám ngay chuyên khoa nội tiết để có hướng xử trí tốt nhất. Những trường hợp muốn bỏ thai khi đang bị cường giáp nặng thì nên điều trị cường giáp cho tới khi tạm ổn định mới được phép bỏ thai để hạn chế các biến chứng, đặc biệt là cơn cường giáp cấp.
_____________________________
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
DỄ DÀNG GẶP BÁC SĨ: GỌI 1900146
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ SỨC KHỎE LẬP TỨC: GỌI 19001246
(Liên lạc qua điện thoại, trước khi đến trực tiếp cơ quan y tế, để tránh lây nhiễm Covid-19)
_____________________________
Thai phụ cần được thăm khám và theo dõi sát sao khi mắc cường giáp
2.Ảnh hưởng của bệnh cường giáp với thai nhi
Sự phát triển của thai nhi ở các bà mẹ bị bệnh cường giáp có thể bị ảnh hưởng do 3 cơ chế sau:
- Cường giáp ở người mẹ không được kiểm soát tốt, nồng độ các hormon tuyến giáp trong máu người mẹ cao dẫn đến hậu quả là nồng độ tuyến giáp trong thai nhi cũng cao, làm tăng nhịp tim thai, thai nhi nhẹ cân so với tuổi, đẻ non, thai chết lưu. Khả năng cường giáp gây dị tật cho thai nhi có thể xảy ra. Đây chính là một trong những nguyên nhân quan trọng giải thích tại sao phải bắt buộc điều trị và kiểm soát được tình trạng cường giáp ở người mẹ.
- Nồng độ globulin miễn dịch kích thích tuyến giáp cao trong máu. Các kháng thể này vượt qua hàng rào nhau thai và kích thích tuyến giáp của thai nhi dẫn đến cường giáp thai nhi, hậu quả cũng làm thai nhi bị nhẹ cân, tim đập nhanh và có nguy cơ bị đẻ non...
- Ở những người mẹ bị Basedow được điều trị thuốc kháng giáp tổng hợp: Các loại thuốc này đều qua được nhau thai với mức độ khác nhau và có thể ức chế hoạt động tuyến giáp, dẫn đến sự hình thành bướu giáp ở thai nhi. PTU là thuốc thường được lựa chọn để điều trị cường giáp ở phụ nữ có thai vì nó qua nhau thai ít hơn các thuốc khác. Theo các khuyến cáo, chỉ sử dụng thuốc kháng giáp trạng tổng hợp ở liều thấp nhất để hạn chế ảnh hưởng đến thai nhi.
Khi thai phụ đã có tiền sử bị cường giáp hoặc phát hiện bệnh khi mang thai thì điều quan trọng nhất là phải nhận được sự chăm sóc về y tế càng sớm càng tốt. Khi mang thai không chú ý điều trị thì bệnh dễ tiến triển nặng có nguy cơ gây ra các cơn cường giáp cấp (hay gọi là bão giáp) gây tử vong cho mẹ là khác cao. Vì vậy thai phụ cần phải khám thai thường xuyên và phải có sự giám sát của cả bác sĩ sản khoa và bác sĩ điều trị ung bướu, nội tiết.
Để điều trị bệnh cường giáp, bạn có thể liên hệ với Hello Doctor chúng tôi theo số điện thoại 0886006167 để đặt khám với bác sĩ.
Bác sĩ khám, điều trị
Tiến sĩ - Bác sĩ Nguyễn Hoàng Bình
Khoa: Hô hấp, Mạch máu, Nội tiết, Ngoại lồng ngực
Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy
Kinh nghiệm: 32 năm
Vị trí: Trưởng khoa Ngoại Lồng Ngực - Mạch máu
Bình luận, đặt câu hỏi